Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Bài 5: Giới thứ nhất: KHÔNG GIẾT HẠI

Bài 5:  Giới thứ nhất:  KHÔNG GIẾT HẠI

          1. Giá trị mạng sống của chúng sanh.
          2. Vì sao giáo lý của Phật lại cấm sát sanh?
    - Vì tôn trọng sự sống
    - Vì Phật tánh vốn bình đẳng
    - Nuôi dưỡng lòng từ bi
    - Vì tránh nhân quả báo ứng oán thù
          3. Lợi ích của sự không sát hại
             a) Lợi ích cá nhân
             b) Lợi ích xã hội
          4. Người Phật tử  tại gia phải giữ giới sát sanh như thế nào?
 Bài giảng:
1. Giá trị mạng sống của chúng sanh.
             Tất cả mọi loài đều ham sống sợ chết, cho nên mạng sống của mọi loài đều có giá trị vô cùng quan trọng. Nhất là mạng sống của con người, xâm phạm đến sanh mạng của mọi loài dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có tội cả. Cho nên, không sát hại là giới mà Đức Phật đã xếp hàng đầu trong 5 giới cấm để khuyên nhủ người Phật tử cố tránh.    
2. Vì sao giáo lý Phật cấm sát sanh?
             a) Vì tôn trọng sự công bằng:
             Đức Phật dạy: "Sự sống của mọi loài đều bình đẳng". Do đó để tôn trọng sự công bằng giữa muôn loài sinh vật cùng chung một sự ham sống sợ chết.
             b) Vì Phật tánh vốn bình đẳng
             Tất cả mọi loài tuy thân hình khác nhau nhưng vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh không phân biệt giữa người và vật. Vậy sát hại là không tôn trọng Phật tánh bình đẳng.
             c) Nuôi dưỡng lòng từ bi.
             Phật dạy rằng người Phật tử phải nuôi dưỡng lòng từ bi và phát triển lòng từ bi đó. Bất cứ trong trường hợp nào, xâm phạm đến sanh mạng của chúng sanh là bóp nghẹt lòng từ bi, cái mầm tình thương quý báu trong tâm hồn ta.
             d) Vì tránh nhân qủa báo ứng oán thù
             Một lời nói, một hành động dù tốt hay xấu đều đi theo đó một sự thưởng phạt rồi. Người ta thường nói "gieo gió gặt bão" nghĩa là làm mọi điều ác nhỏ, có thể gặt một điều ác tai hại lớn hơn bội phần. Khi ta giết hại người hay vật ta đều gây mối oán thù nơi kẻ bị hại, kẻ thân thích đồng bào đồng loại của họ. Do đó mầm sống oán thù sẽ phát sanh. Chúng ta gieo nhân sát hại chúng sanh thì gặt hái quả báu đau khổ vì luật nhân quả không tha thứ một ai.
          3. Sự lợi ích của việc không sát hại
            a. Lợi ích cá nhân: Nếu ta không sát hại chúng sanh thì tâm hồn ta lúc nào cũng được yên vui. Tính tình ta hiền hoà thuần hậu và nhờ vậy thân tâm luôn được an lạc.
            b. Về xã hội: Nếu giới luật này được tất cả nhân loại đều giữ đúng thì mầm mống chiến tranh không phát sanh, xã hội sống trong cảnh thái bình thịnh vượng
          4. Người Phật tử tại gia giữ giới không sát sanh như thế nào? Người Phật tử tại gia không thể giữ giới sát sanh này nghiêm ngặt được vì hoàn cảnh sinh hoạt của người Phật tử tại gia khác với đời sống của các vị xuất gia. Tuy nhiên, ta phải cố tránh sự sát hại nhất là giết hại vì ác ý, cũng như phải kiêng kỵ mọi sự huân tập trong hoàn cảnh sát hại.
    Bài học:                 
KHÔNG GIẾT HẠI
          Phật khuyên ta không giết hại kẻ đồng loại cũng như các loài sinh vật khác vì những lý do sau đây:
          1. Tôn trọng sự công bằng, sự bình đẳng về Phật tánh. Giữa mọi loài sinh vật cùng chung một lòng ham sống sợ chết.
          2. Nuôi dưỡng và làm phát triển lòng từ bi.
          3. Tránh tai hoạ của nhân quả, báo ứng oán thù. Giữ được giới luật không sát hại thì chẳng những cá nhân của mỗi người thân tâm luôn luôn được an lạc và xã hội được sống trong cảnh Thái bình thịnh vượng.
          Người Phật tử tại gia không thể giữ trọn vẹn giới luật sát sanh, vì hoàn cảnh sinh hoạt khác với đời sống các vị xuất gia tu hành. Tuy nhiên ta phải cố tránh sự sát hại nhất là sát hại vì ác ý cũng như phải kiêng kỵ mọi sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại.


]

Bài 5: Giới thứ nhất: KHÔNG GIẾT HẠI Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét: