Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ: trùm khắp ba căn gồm thâu lợi độn. Là đại pháp của đức Như Lai, để mở ra phương tiện cho tất cả thánh phàm đều được giải thoát sanh tử, lên ngôi bất thối trong hiện đời này. Với pháp mầu nhiệm này không tin không tu thật là đáng thương đáng tiếc.
Pháp môn tịnh độ lấy Tín- Nguyện-Hạnh làm tông chỉ.
Tín là tin cõi Ta bà có vô lượng khổ, tin cõi Cực lạc có vô lượng điều vui. Tin ta là phàm phu đầy nghiệp lực, tự mình không thể tu mà dứt nghiệp chứng chơn, thoát sanh tử ngay trong đời này. Tin Phật A Di Đà có lời thệ nguyện rộng lớn, nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài, cầu về nước Ngài. Khi mạng chung được Ngài tiếp dẫn vãng sanh.
Nguyện là ta nên nguyện mau ra khỏi thế giới này, nguyện sớm sanh về cõi kia.
Hạnh là ta phải chí thành khẩn thiết niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, mỗi thời mỗi khắc đừng tạm quên.
Người niệm Phật nên khuyên thân bằng quyến thuộc và tất cả đồng nhân đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Ta đã tìm được con đường lành giải thoát yên ổn, lại nở nào để cho đấng sanh thành, người quyến thuộc cùng tất cả đồng nhân mất sự lợi ích lớn? Chìm trong biển khổ ư ? Huống chi giữa đời nhiều hoạn nạn, khó tránh sự nguy hiểm nếu có thể thường niệm Phật và Quan Thế Âm tất sẽ được lượng từ bi ủng hộ, gặp dữ hóa lành. Giả sử không tai nạn mà chí tâm trì niệm, cũng sẽ được nghiệp tiêu trí sáng, chướng hết phước tăng. Hơn nữa, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương, tức là thành tựu kẻ phàm phu làm Phật, công đức rất lớn, đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh tất sẽ mãn nguyện.
 Người niệm Phật, khi tụng kinh, trì chú, lễ bái, sám hối, cứu tai nạn, giúp người …tất cả công đức lành ấy đều phải hồi hướng vãng sanh Tây phương, không nên cầu hưởng phước báo cõi trời, cõi người trong hiện tại hoặc tương lai. Nếu có tâm niệm ấy thì mất phần vãng sanh và sẽ chìm đắm trong biển khổ. Nên biết hưởng phước càng nhiều tất gây nghiệp càng lớn, qua đời sau quyết khó khỏi đọa vào ba đường dữ, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chừng ấy muốn trở lại làm thân người để được nghe pháp, gặp pháp môn tịnh độ còn khó hơn lên trời.
Người niệm Phật không nên tham cứu theo lối tu tham cứu của nhà tu thiền. Vì kẻ tu thiền hầu hết không chú trọng về việc tín nguyện vãng sanh. Dù có niệm Phật, họ chỉ chú trọng vào câu “Niệm Phật đó là ai ?” để cầu khai ngộ mà thôi!  Ta chỉ niệm Phật cầu sanh Tây phương, khi được thấy A Di Đà là lo gì không khai ngộ. Tu thiền dùng tự lực, tu tịnh nương tha lực. Tự lực so với tha lực cách nhau một trời một vực. Như sức đi bộ so với máy bay?
Tâm Bồ Đề là tâm giác ngộ, là tâm không mê vào danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục lục trần. Tâm không tham, sân, si, cống cao ngã mạn, nghi ngờ, tà tri, tà kiến v.v…Giác ngộ rằng những điều này chỉ đem lại thống khổ (8 khổ) cho mình. Mỗi giờ mỗi phút phải để ý đến lời nói, cử chỉ và việc làm của mình, đối với người, với vật trong cuộc sống hằng ngày. Soi lại mình đã làm được gì chưa? phải biết dùng câu A Di Đà Phật để ngăn chận việc không tốt trong ý nghĩ của mình trước khi dẫn đến hành động, làm được thì là giác ngộ, làm chưa được thì mau mau sửa đổi đó gọi là tu.
          Phải niệm Phật để ra khỏi sinh tử luân hồi, nguyện sanh cực lạc, đó là phát Bồ đề tâm.
Tâm Bồ đề là tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi.
Tâm chân thành là tâm chân thật, tâm chí thành, không phân biệt, không giả đối, không chấp trước, không vọng tưởng …
Tâm thanh tịnh là tâm không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, như sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà mình không khởi tâm tham, sân, si. Không khởi tâm yêu ghét, giận hờn, không khởi tâm được mất, khen chê vinh nhục, khổ vui thì tâm không động là tâm thanh tịnh.
Tâm bình đẳng là tâm không cống cao ngã mạn, tâm cung kính đối xử với mọi người, mọi loài mọi vật. Dù cho nó có tốt hay xấu đối với mình đi nữa thì mình vẫn dùng tâm như nhau để đối xử không phân biệt.

**********

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét