DỄ MÀ KHÓ
Ô Sào thiền sư là một cao tăng Trung Hoa
vào đời Đường. Khi sanh sư, bà mẹ không ưng ý lắm nên đem bỏ con vào một chiếc
ổ quạ trên cội cây đại thọ trước hiên chùa rồi lẫn mất. Sư ở chùa từ đó, và
người ta gọi sư là thầy Ô Sào (Ô là quạ, Sào tổ), tức ông thấy xuất xứ từ một
chiếc ổ quạ. Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong bóng mát
của tòng lâm cổ kính. Sư thường hành thiền trên quê hương của mình, tức là nơi
chán ba có đặt chiếc tổ quạ ngày xưa mà theo năm tháng, cội cây đã to và rộng
đủ để sư đặt một chiếc tọa cụ trên ấy. Cho đến khi ngộ đạo và hành đạo, thiền
sư vẫn không rời “quê mẹ”.
Một hôm, quan Thị lang Bạch Cư Dị, một
thi hào lừng danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa, trông thấy nhà sư đang
ngồi vắt vẻo trên cành cây. Vốn không ưa hạng người “lánh nợ đời” như thế, ông
cau mày hỏi:
-
Bộ hết chổ ngồi hay sao mà thầy lựa chổ hiểm nghèo như thế để ngồi ?
Thiền
sư bình thản đáp: - Chổ tôi ngồi xem ra còn vững vàng hơn chổ quan lớn đang
ngồi nhiều.
Quan
Thị lang nhìn lại chiếc kiệu của mình, ngạc nhiên hỏi: - Chổ tôi đang ngồi có
gì nguy hại đâu ?
- Thưa, chỗ đại quan là dưới vua, trên
các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng
vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của
vua và sự tật đố tị hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên
hạ làm sao bì với sự cứng chắc của cội cây này được. Có phải thế không. Thưa
đại quan?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói chỉ im lặng cúi đầu, giây lâu vị
đại quan lão thành mới cất tiếng hỏi:
Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp
chăng ?
Thiền sư đáp: Câu hỏi này rất dễ không
có gì khó. Đại quan hãy nghe và suy nghĩ tôi sẽ trả lời, đó là: “Các điều ác chớ làm, các điều thiện vâng
giữ, tự thanh lọc ý mình, đó là lời Phật dạy”. Bạch Cư Dị nghe xong liền bảo: Những điều
thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mĩm cười: Thưa đại quan, con nít lên ba nói được,
nhưng ông già 60, 70 chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị im lặng cúi đầu bái phục.
Ông bắt đầu học đạo với dưới sự dẫn dắt của Thiên sư Ô Sào từ đó./.
*****
Thời trai trẻ xông xáo nơi cửa quan, về già
lại lân la nơi cửa thiền là cách hành xử của không ít kẻ sĩ thời xưa. Bạch Cư Dị
cũng thế, là một thi hào, kẻ sĩ lừng danh thời Đường, lúc về già quy Phật học
Thiền, hiệu là Hương Sơn cư sĩ.
Là một thiên tài thi ca, học cao hiểu rộng, yêu nước thương
dân nên khi làm quan, Bạch Cư Dị hết mình với sự nghiệp kinh bang tế thế, trị
quốc an dân. Cũng vì thế nên khi thấy Thiền sư Ô Sào hàng ngày vắt vẻo trên tổ
quạ, không làm gì có ích cho đời đã kịch liệt phê phán.
Bằng phong cách phi phàm và tuệ giác siêu việt của người đã
rũ sạch bụi trần, Ô Sào đã khai thị cho Bạch Cư Dị thấy được lẽ thật của cuộc
đời, những chân lý thật giản đơn mà con người mãi quay cuồng với lợi danh không
thể nhận ra. Quan trọng hơn, đạo cốt ở thực hành, thực tu và thực chứng chứ
không phải nói suông. Như vậy mà Bạch Cư Dị từ chỗ phản bác thành quy phục Ô
Sào. Mới hay, bậc thượng nhân hành đạo
cứu đời cần phải có nhân cách và trí tuệ hơn người ./.
—¯–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét