TINH THẦN PHẬT GIÁO THỂ HIỆN QUA CÁC ĐẶC TÍNH
Nhân bản, bình đẳng, từ bi,
vô ngã.
1/ Nhân bản: Đức Phật vị giáo chủ không phải thần
linh. Không phải thượng đế đầy quyền uy thưởng phạt, mà là một con người thật
sự như bao người.
Quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng
2/ Bình đẳng: không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ
và nước mắt cùng mặn. Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.
3/ Từ bi: từ là ban vui, bi là cứu khổ. Đạo Phật
phát triển bằng chất liệu(từ bi) yêu thương và hoàn toàn không sử dụng bạo lực,
bạo quyền. Không dính dáng đến lưỡi gươm, mũi súng- Xoa tan những oán hờn, hận
thù và hơn nữa giải quyết những căn bản khổ đau của kiếp phù sinh đưa ta đến an
vui trọn vẹn.
Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc - Bi năng bạt nhất
thiết chúng sanh chi khổ. Viết tắc thành Từ năng dữ lạc-Bi năng bạt khổ. Phật
dạy hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận
thù, đó là định luật của ngàn thu.
4/ Vô ngã: nhận xét về thế giới sự vật hiện tượng. Phật
giáo khẳng định rằng mọi sự vật trên đời đều không có tính trạng cố định, tất
cả đều luôn luôn biến đổi, chuyển động không ngừng hay nói cách khác vạn pháp
luôn luôn trôi chảy.
Tất cả sự vật đều trải qua bốn giai đoạn - Sanh - Trụ - Dị
- Diệt, hoặc thành, trụ, hoại, không. Như vậy, theo Phật giáo tất cả các sự vật
hiện tượng trên thế giới này đều hoàn toàn không có chủ tể nhất định, luôn luôn
chuyển động và vì vậy tất cả đều vô nghĩa. Nghĩa là không thật có một tướng
trạng nhất định, bất di bất dịch. Đây gọi là vô ngã tính.
Chính ảo mộng về một cái tôi và những cái của
tôi, đã đưa đến thảm trạng chiến tranh, hận thù, cấu xé lẫn nhau. Phật
giáo đã soi sáng chân tướng của vạn pháp bằng ánh sáng của chân lý vô ngã. Sự
soi sáng ấy không nhằm mục đích thỏa mãn tri thức của nhân loại mà nó mang ý
nghĩa trình bày một sự thật về tướng trạng của con người và thế giới, nhằm mục
đích xây dựng cho nhân loại một nhận thức đúng đắn hướng đến một nếp sống cao
đẹp đầy tình người./.
—¯–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét