CÔNG ĐỨC & PHƯỚC ĐỨC
Công
đức: do công năng tu tập, phá bỏ phiền não tập khí mà có được công đức.
Phước đức: Do làm những việc phước
thiện như bố thí cúng dường mà có. Như
vậy công đức và phước đức khác nhau. Công đức do tu tập mà có, phước đức do làm
các việc thiện mà nên. Hai quả vị khác nhau.
Công đức khó làm còn phước đức dễ tạo. Người ta hay
lầm lẫn giữa phước đức và công đức, cho nên nhiều người bỏ tiền ra cúng dường
bố thí xây chù đúc chuông tạc tượng, xây chù tưởng rằng mình có công đức, nhưng
thực ra chỉ có phước chứ không có công. Phước đức thì dễ mất, vì nó chỉ giới
hạn trong thời gian thì hết, như xây chùa đứng được 80 năm thì chùa hư phước
mình hết, hoặc cúng hay tặng cho một người nào đó một vật gì, khi bất bình sân
giận khởi lên, bao sự ân nghĩa trước kia tiêu mất. Nói chung phước đức không
tiêu được phiền não, không giúp hành giả giải thoát có lúc phải bị bó buộc bởi
công sức mình bỏ ra. Còn Công đức giúp cho trí tuệ mở khai phiền não đoạn trừ,
không chấp vào mọi sự mọi vật, không ai gây khổ cho mình và mình cũng không gây
khổ cho ai.
Người
tu tập giải thoát phải cần có hai thứ phước đức và công đức, như chim có hai
cánh mới bay cao bay xa được. Như xe có hai bánh mới chạy được.
Bố thí: Tiếng Phạn gọi Đà na Trung Hoa
âm là Đàn Na. Còn gọi là Đàn việt. Đàn nghĩa là bố thí, Việt nghĩa là vượt.
Người bố thí sẽ giúp cho người thiếu thốn đói khổ vượt qua được sự đau khổ, mà
chính bản thân người bố thí nhờ phước bố thí mà vượt qua nghiệp chướng nên gọi
là Đàn việt.
Bố thí cho những trẻ mồ côi không cha
không mẹ gọi là cô nhi. Bó thí cho người không nơi nương tựa gọi là cô độc. Bố
thí cho người mất chồng mất con gọi là cô quả. Bố thí cho người nghèo khó gọi
là chẩn bần. Giúp cho người khốn khổ gọi là bần cùng. Công đức bố thí rất lớn.
Đưa ra ít nhưng phước lại nhiều như bài kệ sau đây.
Một hạt gieo nhân, trăm hạt
thâu
Một đồng bố thí vạn đồng thâu
Ngân hàng phước báu ta nên
gởi
Lãi suất về sau mãi được thâu
Có các cách bố thí:
*- Bố thí cho chúng sanh là cúng dường
Phật. Bản hoài của Phật là cứu khổ độ sanh, ai làm cho chúng sanh hết khổ, đó
là một cách cúng dường cho Phật.
*-
Thay chúng sanh khổ là cúng dường Phật. Đem sức của mình, đem trí tuệ của mình
ra làm cho chúng sanh hết khổ, đó cũng là cách cúng dường Phật.
*- Nhiếp thọ chúng sanh là cúng dường
Phật. ( hay nhiếp hóa chúng sanh tín thọ Phật pháp là cúng dường Phật )
*- Cần tu thiện căn là cúng dường
Phật. ( nổ lực tu tập diệt trừ tham, sân, si là cúng dường Phật ).
*- Bất xả Bồ tát hạnh là cúng dường
Phật. Không thối tâm, không bỏ cuộc trên lộ trình tu tập, bất cứ tình huống vui
buồn nào lý tưởng mình đang theo cũng không chùn bước, ấy gọi là cúng dường
Phật./.
—˜]™–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét