NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT
Con người nằm vào vị trí trung tâm điểm của
hai đường phàm và thánh, con đường về cõi thánh thì thì ít người đi lên, con
đường vào cõi phàm thì đa số. Thật là:
Thiên đường hữu lộ vô nhơn
đáo
Địa ngục vô môn hữu khách
tầm.
“Thiên
đường có nẽo không người đến
Địa ngục không môn có khách tìm”.
Thật vậy, xem cảnh sinh hoạt con người hằng
ngày chúng ta thấy, trăm người chưa có được một người ăn chay. Một xóm một
làng, may ra có được một ngôi chùa. Một thành thị có khoảng chừng 5-10 chùa.
Nhưng những quán xá, nhà hàng nơi ăn nhậu thì không sao kể hết. Phần đông sự
sống con người đều cung ứng bởi sinh mạng của các loài chúng sanh. Thì tránh
sao không đi vào con đường ác. Cho nên trong cõi dục nầy tu tập là việc rất
khó. Cổ nhân nói rằng:
Dục tu Tiên đạo, tiên tu nhân
đạo
Nhơn đạo bất tu, Tiên đạo
viễn hỷ.
“Muốn
tu Tiên đạo, trước phải tu nhơn đạo
Nhơn đạo không tu, Tiên đạo rất xa vời”.
Con đường đi vào nhơn đạo Phật dạy thọ
trì tam quy và ngũ giới. Là cơ sở là nền tảng để làm người và bước lên bực
thánh rồi để thành Phật sau này. Cho nên những người có tâm hướng về nẽo thiện
lành thì phải quy y. Mà quy y như thế nào chung đúng nghĩa. Nếu khi đã quy y
rồi mà không siêng năng tinh tấn thì cũng như bằng không. Có các trường hợp như
sau:
Sau khi quy y xong, ba tháng không đến
chùa gọi là giãi đãi
Sáu tháng không đến chùa sinh hoạt tu
học gọi là thối chuyển.
Một năm không đến chùa sinh hoạt tu
tập gọi là thối tâm đạo.
Ngoại trừ già cả bịnh hoạn. Nếu ba
trường hợp trên xảy ra thì gọi là người Phật tử sút kém, tu học không tinh tấn
không còn hiệu lực của một hành giả tu tập trên con đường giải thoát. Cổ đức
nói:
“Hoa thơm nhờ nhụy - Người có giá trị nhờ đạo đức”
Cho
nên người Phật tử sau khi quy y phải luôn luôn tinh tấn trau giồi đức hạnh và
học hỏi Phật pháp tu pháp giải thoát bằng cách cải thiện sự sinh hoạt trong đời
sống hằng ngày, gồm các việc như sau:
1- Hết lòng tôn kính Phật, pháp,Tăng. Để tâm hộ trì Tam
bảo, luôn niệm Phật để cho tâm thức được an tịnh.
2- Phải giữ giới mình đã thọ, để khỏi gây tạo ác nghiệp
về sau.
3- Phải tập ăn chay kỳ, hoặc chay trường để nuôi dưỡng
tâm từ bi.
4- Dứt bó những tánh hung dữ, nóng giận, tham lam, tật đố
để trở thành người hiền lương, ngay thẳng chơn chánh.
5- Từ bỏ những thói hư tật xấu, như cờ bạc, rượu chè, ăn
chơi phung phí, phải biết tiết độ, ăn,mặc, nhủ nghỉ. Tập sống đơn giản, không
cầu kỳ lập dị xa hoa.
6- Phải siêng năng tinh tấn, không lười biếng ỷ lại, mà
phải siêng năng, đảm đang, sốt sắng, tinh tấn tu học với ý chí tự cường tự lực,
kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn thử thách.
7- Làm việc phải có tinh thần trách nhiệm, việc làm phải
cẩn thận, nhẹ nhàng, sạch sẽ.
8- Lời nói, hành động, cử chỉ luôn luôn phải ôn hòa nhã
nhặn, khiêm tốn không cống cao ngã mạn khinh người.
9- Đối với mình thì phải khắc kỷ, đối với người thì phải
bao dung độ lượng, nhiệt tâm giúp đỡ, khuyên mọi người hướng về Phật đạo trau
giồi đạo đức, phát huy trí tuệ, dẹp bỏ hủ tục mê tín dị đoan.
10-
Thường luôn
nghiên cứu kinh sách Phật để mở thông trí tuệ, để thực hành đúng theo chánh
pháp.
11-
Mỗi tháng nên đến
chùa ít nhất 2 ngày sám hối, tụng kinh nghe pháp
để tiêu trừ nghiệp chướng, ăn năn lỗi trước tránh chừa lỗi sau.
12-
Học thuộc những
bài kinh trong nghi thức tụng niệm thông thường để hòa chung khi tụng đọc với
đại chúng.
Ngoài ra trong một tuần hay một tháng
dành ra một hoặc hai ngày về chùa thọ Bát Quan Trai để thọ hưởng những phút
giây thanh tịnh trong cảnh thiền môn để cho tâm hồn thanh thảng nhẹ nhàng, làm
duyên cho con đường giải thoát. Nếu tu học và thực hành những điều trên đây là
đã cách mạng được bản thân mình là đã bỏ tà về chánh, cải ác tùng thiện.
Người như vậy được gọi là người thừa hưởng, là người
thừa kế gia sản của Như lai.
&&
Người có thọ giới, học giới, giữ giới
là người được sự che chở được bảo bọc được thừa hưởng cho nên giới có các ý
nghĩa như sau:
Giới như đám đất tốt, muôn hạt giống
lành từ đất sinh ra. Giới như thuyền bè đưa người qua bể khổ, Giới như chuổi
ngọc châu anh lạc trang nghiêm pháp thân. Giới như bộ áo giáp bảo hộ sự tấn
công của lục trần, giặc phiền não.
Do đó người không giới trong kinh ví
như là kẻ ăn trộm, người có giới mà không giữ ví như kẻ mắc nợ. Còn người không
phá giới như người thừa hưởng gia tài của cha mệ để lại. Người giữ giới và trừ
hết phiền não gọi là người làm chủ gia tài. Người không bị phiền não sai sử,
đoạn trừ tham dục là người thừa hưởng.
—˜]™–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét