Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

HIẾU

HIẾU

Lão thế hệ đã qua. Tử thế hệ tương lai: hàm ý thế hệ đã qua và thế hệ tương lai là một thực thể, là một chứ không phải hai. trong cách sống ở Tây phương có khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Khoảng cách giữa hai thế hệ là hai thực thể chứ không phải một. Khoảng cách này đi ngược lại đạo hiếu. Có lòng hiếu kính với cha mẹ sẽ xóa khoảng cách này.
Quá khứ có chỗ trả về của nó, tương lai có riêng vị trí của nó. Quá khứ không có chỗ khởi đầu tương lai không có chổ kết thúc, vô thủy vô chung nên vốn là nhất thể. Lòng hiếu đạo vượt hẳn thời gian và bao trùm cả không gian. Nói cách khác chữ hiếu bao trùm cả hư không, khắp cả pháp giới. Vậy thì ai là người thực hành viên mãn được đạo hiếu này? Chỉ có được đức Phật như Lai mới có thể làm được. Nếu không chứng quả Phật, thì chúng ta không thể nào thực hành đạo hiếu đạt đến mức Đại Viên Mãn.
Hiếu chỉ cho lý tánh. Dưỡng chỉ cho đức hạnh không những chăm sóc cha mẹ mà còn hết tồn dưỡng tâm tánh của cha mẹ. Còn lo hiếu dưỡng cha mẹ ta càng phát triển tâm từ bi như trong giới kinh dạy: “Hết thảy đàn ông là cha mình, hết thảy phụ nữ là mẹ mình”. Là để phát huy tâm hiếu rộng lớn đến khắp mọi người trong tận hư không pháp giới. Đó được gọi là hiếu đạo.
Kinh điển Phật giáo đại thừa kiến lập trên nền tảng hiếu đạo, vì đạo Phật được truyền thọ từ giữa thầy và đệ tử, nên lấy đạo hiếu làm nền tảng. Nếu không có hiếu đạo thì không có tinh thần tôn sư trọng đạo. Hiếu và kính phải đi cùng với nhau. Chúng ta thực hiện tâm hiếu kính trọn vẹn thì chúng ta mới có thể khôi phục được kho báu vô giá trong tự tánh của ta.
Hiếu kính cha mẹ là công đức của tự tánh. Chỉ có công đức của tự tánh mới khai phá được tự tánh. Đây là điều căn bản nhất trong ba loại tịnh nghiệp. Người Trung Quốc rất kính trọng tổ tiên dù đã qua đời hằng trăm ngàn năm. Nay họ vẫn tưởng niệm tổ tiên trong những ngày giỗ. Sao vậy? vì tổ tiên đối với họ là thực thể. Không có khoảng cách giữa họ và tổ tiên. Thành tâm tưởng nhớ đến tổ tiên là hoàn toàn tương ưng với tự tánh. Nếu chúng ta thành tâm tưởng nhớ và kính trọng tổ tiên, chắc chắn là chúng ta sẽ hiếu kính với cha mẹ rồi, chắc chắn chúng ta sẽ tôn kính các bậc Sư trưởng, đây là tác dụng to lớn của tánh đức.
Nếu như có người không tôn kính các bậc Sư trưởng, không nghe lời dạy của thầy, đó không phải là người học trò tốt. Làm cho cha mẹ buồn lòng đó là người bất hiếu. Lại nữa chúng ta không hòa thuận với anh chị em trong gia đình khiến cho cha mẹ không vui, đó cũng gọi là người bất hiếu. Khi ra xã hội làm việc với người khác, nhất định phải có trách nhiệm và tuân theo pháp luật nội quy. Đừng để cho cha mẹ mang tiếng bận lòng. Làm được như vậy gọi là thực hành đúng đạo hiếu, đích thực là viên mãn tột cùng của tánh đức. Đức Phật dạy chúng ta học đạo khởi đầu từ điểm này. Đức Phật bổn sư của chúng ta đã ba ngàn năm nay, nếu chúng ta tôn kính bậc thầy ở quá khứ từ lâu xa như thế, thì chúng ta phải tôn kính bậc thầy hiện nay của mình.
Khi chúng ta đảnh lễ trước tượng Phật, không có nghĩa là chúng ta cầu một vị thần linh giúp đỡ, mà chúng ta tôn kính ảnh tượng như là một biểu tượng của vị bổn sư, do vậy nên chúng ta thể hiện lòng biết ơn đến ngài. Đó là lý do Phật tử đảnh lễ tượng Phật cũng như lạy trước bàn tổ tiên. Trong việc này có một ý nghĩa giáo dục rất lớn và sâu xa, là khi chúng ta lễ lạy bàn thờ tổ tiên, chiêm bái hình tượng Phật và Bồ Tát, chúng ta càng nhớ bổn phận của mình là hiếu thuận với cha mẹ và tôn kính các bậc Sư trưởng./.

¯

HIẾU Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét