Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

KIỂM TRA CÔNG PHU

KIỂM TRA CÔNG PHU

          Phật đã cho chúng ta một sự lợi ích vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này thoát khổ được thành Phật. Nếu chúng ta không chăm chỉ cố gắng tu học thì một đời nay không được vãng sanh. Như vậy phụ lòng đức Di Đà Thế Tôn. Chỉ có việc chăm chỉ tu hành, phải xem đó là việc quan trọng nhất, việc lớn nhất trong đời này, những việc khác có thể buông xuống, nhưng chủ có một việc này là không thể buông.
          Phật nói rất nhiều pháp môn, duy chỉ có pháp môn niệm Phật vãng sanh là một đời chắc chắn được tiếp độ.
                                      &&
          Hãy kiểm xem công phu tu hành của mình ra sao?  Công phu  có đắc lực không? Tu hành có tiến bộ không? Tâm của ta càng ngày có thanh tịnh không? Phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước  càng ngày càng giảm bớt không? Nếu càng ngày có giảm bớt, tâm địa có thanh tịnh thì đây là trạng thái công phu có đắc lực, đây là cảnh giới tốt. Tuyệt đối không phải mỗi ngày tụng nhiêu bộ kinh, niệm bao nhiêu danh hiệu Phật, lạy bao nhiêu lạy Phật, hay từ thiện bố thí v.v.. Những thứ đó không có nhiều công dụng, nếu như tâm vẫn còn nhiều vọng niệm, vẫn còn tham, sân, si, mạn thì không có công dụng trong việc tu hành, không có lợi ích gì cả.
                   Niệm Phật công phu sâu hay cạn, phải kiểm xem tâm của mình có thanh tịnh không? Nếu tâm hôm nay có thanh tịnh hơn hôm trước thì công phu niệm Phật có đắc lực, sự tu hành có lợi ích.
          Tụng kinh, niệm Phật,  tọa thiền không ngoài mục đích là xả bó vọng tưởng, phiền não, đem tất cả phân biệt chấp trước quên hết, khôi phục lại thanh tịnh của tự tánh. Tâm đã thanh tịnh thì tự nhiên trí huệ phát sanh.
          Không thành thật niệm, không chuyên tâm niệm, vừa niệm Phật lại vừa vọng tưởng, niệm Phật như vậy không có lợi ích gì. Phải dùng tâm thanh tịnh, tâm chân thành, tâm đại từ đại bi mà niệm thì cảm ứng sẽ bất khả tư nghì.
          Người thật sự niệm Phật dùng tâm chí thanh tịnh, tâm thanh tịnh niệm Phật, trong kinh nói rằng, trong phạm vị 40 dặm, ác ma ác thần không dám đến gần. Đây là do tâm của hành giả thanh tịnh nên được oai thần của Phật Di Đà và chư Phật Bồ tát gia trì, quỷ thần không thể tiếp cận. Ví như tấm gương không bị bụi bám thì sẽ tiếp thu được ánh sánh và bóng tối sẽ không xuất hiện.
                                      &&
       Việc tu hành muốn giữ tâm thanh tịnh, điều quan trọng nhất là mình không thấy lỗi của người khác, chỉ thấy lỗi của mình, như vậy tâm sẽ được định, tâm có định mới sanh trí tuệ. Nếu nói lỗi lầm của người khác, tâm mình không bao giờ được định, như vậy tự mình đã tổn thất quá nhiều. Niệm Phật mà còn thấy lỗi của người khác, quyết định sẽ không được nhất tâm bất loạn. Tâm đã không định thì phải loạn, mà đã loạn thì khó được vãng sanh đây là sự tổn thất, sự thiệt thòi của một đời tu bỏ không.
                                      &&&
          Nếu tự cho mình là người thanh tịnh (không có lỗi, có giữ giới) người khác không bằng mình, họ là người không thanh tịnh (là người không giữ giới) tương lai mình sẽ mang quả báo sẽ bị đọa. Nếu mình khởi lên phân biệt, vọng tưởng chấp trước này, dù mình có trì giới thanh tịnh, cũng trở thành không thanh tịnh. Lục Tổ nói:”Người thật sự tu hành, là  không thấy lỗi người thế gian”. Khi nào còn thấy lỗi của người khác, biểu hiện ra tâm đó không thanh tịnh, giới cũng không thanh tịnh.
          Chúng ta thấy người này không vừa lòng, người kia đáng ghét, đây là tự mình khởi lên phiền não, bởi cảnh giới bên ngoài kia không có liên quan, người thật sự tu hành phải làm từ chổ này, khi có hiện tượng này, lập tức hồi đầu phản tỉnh xem xét lại mình, lỗi tại mình chứ không phải tại ngoại cảnh. Đoạn ác tu thiện, đây mới thật sự tu hành. Người niệm Phật phải niệm đến không thấy lỗi của người khác, mới là chân thật. Đối với người tu trong xã hội, kẻ thiện người ác đều là thiện hữu tri thức của mình.
           Đối với mình phải thanh tịnh. Đối với ngưới khác phải từ bi, bình đẳng. Làm được như vậy Bồ đề tâm sẽ hiện tiền. Một khi khởi tâm động niệm nghĩ đến ta trước, lợi ích của mình, quyền lợi của ta, thì Bồ đề tâm vĩnh viễn không phát sanh. Trái lại đem ý niệm đó chuyển đổi lại nghĩ đến tất cả chúng sanh đang đau khổ phát tâm cứu độh, sanh tâm ý niệm hoằng dương Phật pháp giúp đỡ chúng sanh, đây thật sự là Bồ đề tâm./.

KIỂM TRA CÔNG PHU Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét