Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

TINH THẦN VÔ NGÃ BÌNH ĐẲNG TRONG ĐẠO PHẬT

TINH THẦN VÔ NGÃ BÌNH ĐẲNG TRONG ĐẠO PHẬT

Vua Trần Nhân Tông được tôn danh là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã rũ bỏ quyền lực lợi danh để xuất gia vào cái tuổi tràn đầy sự sống. Và nhất là ngài đang ở đỉnh cao của vinh hoa phú quý.
Thiền Sư Vạn Hạnh bảo vua Lê Đại Hành chỉ việc án binh bất động trong 21 ngày là giặc phải lui, và khuyên vua dời đô về Thăng Long để địa thế được vững bền.
Vua Trần Nhân Tông qua sự kiện trong buổi tiệc mừng chiến thắng cho một vị thượng tướng. Nhân lúc gió thổi tắt đèn, ông này đã có cử chỉ sàm sỡ với bà phi của vua và bị giật đứt một quai nón. Vua biết vậy, chẳng những không kết tội, mà còn bảo rằng nếu các quan thật sự vui với trẫm thì quai nón phải đứt. Mọi người nghe vậy, lại giật đứt quai nón nên chẳng còn biết ông quan nào là người đã làm bậy.
Khi đã thắng giặc Nguyên xong, tịch thu được một tráp có  sớ xin đầu hàng của các quan. Vua Trần Nhân Tông không cho truy cứu mà bảo đem đốt, vua đã thể hiện tinh thần bình đẳng vô ngã. Đem lại sự hòa khí bình an cho đất nước.
Ở những cường quốc văn minh khoa học, kinh tế dư thừa. Những nước giàu mạnh về vật chất ấy những cảnh khổ đau không phải ít. Số người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần không phải ít, thậm chí bị khủng hoảng đến mức độ phải kết liễu mạng sống của họ theo nhiều cách khác nhau. Họ chết không phải vì thiếu thốn, vì miếng ăn, vì nghèo đói, vì thất học mà họ chết trên đống tài sản kết sù, chết vì rơi  sự bế tắc tinh thần, vì sự hổn loạn tâm lý.
Vì sự đảo lộn đạo đức con người không còn biết sống thế nào cho có ý nghĩa, không thấy được con đường sáng của tinh thần ở một ngày mai tốt đẹp v.v...Những hậu quả nghiêm trọng của sự sa sút tâm linh ở các nước phát triển mạnh về vật chất, hụt hẫn về tinh thần. Nếu họ biết đến đạo Phật, biết áp dụng lời Phật dạy vào trong đời sống sẽ giúp cho họ tốt đẹp hơn, và có lối thoát khỏi sự bế tắc này.
Phật tử Việt Nam đã được thấm nhuần tinh ba của giáo pháp, nên đã tiếp nhận được sự an lành thật sự trong đời sống tri túc. Từ cuộc sống an vui, người Phật tử nhìn ra mọi người chung quanh, phải quan tâm giúp đỡ họ, và cảm thông với họ, đem sự hiểu biết và kinh nghiệm tu học san sẽ cùng họ giúp cho mọi người nếp sống an lành như mình.
Người Phật tử ngoài việc chính yếu là quan tâm đến việc phát triển tâm linh cho mình và người còn phải biết phát huy phát triển vật chất cho mọi người được sung túc.
Phật tử thể hiện tinh thần lời Phật dạy “vì lợi ích cho số đông, vì sự an lạc cho số đông”./.

* * ***

TINH THẦN VÔ NGÃ BÌNH ĐẲNG TRONG ĐẠO PHẬT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét