HƯỞNG PHƯỚC BẤT HƯỞNG TẬN
Ăn quả ngon
phải tôn lấy hột
Gieo
lại mà mai mốt còn ăn
Nhược
bằng hưởng trái hột quăn
Ngày
mai thèm khác xin ăn nhà người
Một hôm Phật đi ngang làng chài lưới,
gặp một người ngư phủ đang mất đứa con trai duy nhất của mình 15 tuổi. Ông ngồi
than khóc trách trời quở đất cướp mất đứa con ông. Đức Phật thấy vậy Ngài mỉm
cười, khi về tinh xá đệ tử thắc mắt hỏi Phật tại sao Ngài không thương tâm cho
ông lão ngư phủ kia mà ngài lại cười trong hoàn cảnh này. Đức Phật trả lời rằng
ta cười người kia với ba lý do. Vì người kia sống ngịch lý trong đời do đó mà
ta cười. Lý do thứ nhất là hằng ngày ngư phủ kia giết hại biết bao nhiêu là cá
là tôm cá, con lớn con nhỏ, trên biển trên sông, đồng cạn đồng sâu ông ta không
chừa. Nhưng bây giờ vô thường mới cướp ông một đứa con của mình mà ông than
trời trách đất. Ở đời mình giết người ta không sao, mình hại người ta không
phiền hà gì. Nhưng người ta xúc phạm mình, thì mình chịu không nổi. Khi ta tạo
ác đến với người khác thì không sao, còn khi quả báo đến với mình thì mình chịu
không nổi.
Lý do thứ hai là, kiếp trước ngư phủ kia có phước làm
vua nhưng không biết làm phước, không phát huy phước đức của mình mà chỉ biết
tận hưởng phước của mình rồi đọa làm ngư phủ tạo nghiệp sát sanh.
Lý do thứ ba là, những con tôm con cá kia ngư phủ bắt
vốn là những vị tu tập, nhưng chấp vào cảnh giới tu tập của mình sau đọa làm
thân tôm cá.
Ba điều: 1/Nghiệp sát sanh –2/ Không tạo
phước- 3/cố chấp sự tu tập
& &
&
Lại một buổi
sáng mai, có một vị thiên tử gặp Phật và hỏi Phật rằng: Ngài có hoan hỷ không? Phật trả lời: Ta có được cái gì mà hoan hỷ.
Thiên tử lại hỏi: Vậy Ngài có sầu muộn không? Đức Phật lại trả lời Ta có mất
cái gì mà sầu muộn. Được và mất là sự
nhận thức, sự cảm nhận của con mắt phàm tình thế gian. Phật thì mọi sự mọi vật
dưới cái nhìn của người đời thì khác hẳn. Người ta vui hay buồn theo sự được
mất, rồi sinh ra tâm lý khổ vui, ngược lại Phật thì không như thế. Phật nói câu kệ:
Ái dục sanh sầu muộn
Ái dục sanh khổ đau.
Vua Ba Tư Nặc nghe câu này không tin
lời Phật nói, ông cho rằng:
Ái dục sinh hoan hỷ
Ái dục sinh hạnh phúc.
Mạc
Lợi Phu nhân cho người gặp Phật về ý của vua Ba Tư Nặc. Sau khi Phật giải thích
câu kệ trên, người cận thần về tâu lại lời dạy của Phật. Bà Mạc Lợi Phu nhân
mới hỏi vua: Tâu đại vương: Trên đời này đại vương yêu thương ai nhất. Vua trả
lời yêu thương nhất là hoàng hậu Mạc Lợi. Hoàng hậu lại hỏi: Giả sử Mạc Lợi này
chết đi, hoặc không thương nhà vua nữa mà đi thương một cận thần nào khác thì
đại vương nghĩ sao. Vua trả lời, nếu hoàng hậu chết thì vua rất đau khổ, nếu
hoàng hậu không thương trẫm mà đi thương người khác thì trẫm chém đầu người
thương hoàng hậu, và cho hoàng hậu vào lao tù. Lúc này Mạc Lợi trình bày ý của
bài kệ Phật nói là ái dục sinh đau khổ và sầu muộn. Vua Ba Tư Nặc thức tỉnh và
hướng về nơi Phật ở mà quỳ lạy đảnh lễ ngài./.
& & &
Ai ơi cố gắng làm lành
Kiếp này không lãnh để dành
kiếp sau.
Ở hiền thì lại gặp lành
Nếu ai ở ác tan tành ra tro.
&
& &
Lời nói không phải là dao
Sao cắt lòng người đau nhói
Lời nói không phải là khói
Sao khiến mắt người lại cay
Lời nói không phải là mây
Lại đưa người ta sa đọa mãi
Sao ta không chịu dừng lại
Nói với nhau những lời nhẹ
nhàng.
& &
Phật dạy có 4 hạng người:
1/ Hạng người tự làm khổ mình (người
tu ép xác)
2/ Hạng người chuyên làm khổ người
khác (hạng đồ tể …)
3/ Hạng vừa làm khổ mình làm khổ
người.
4/ Hạng không làm mình khổ không gây
khổ người khác.
—˜]™–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét