NGHĨ TỐT LÀM TỐT TÂM THANH TỊNH
Cốt lõi của đạo Phật là Phật tại tâm, người
ta thường nói Phật ở đâu xa, Phật tại lòng. Theo Phật tâm quyết định tất cả
cuộc sống của chúng ta. Có người chưa đi tu còn là cư sĩ mà đã ngộ đạo, như
Ngài Lục tổ Huệ Năng, đã ngộ đạo từ lúc còn là cư sĩ. Việc tu học không cần căn
cứ trên hình trạng. Người xuất gia thì có ưu việt hơn người tại gia. Người tại
gia cũng có nhiều sự thù thắng của người tại gia. Từ đó mỗi người phát huy đạo
hạnh của mình, thì cả hai đều đạt được kết quả tốt.
Trong Kinh Pháp Hoa phẩm pháp sư Phật dạy Bồ Tát Dược Vương
rằng tất cả Tỳ Kheo, Tỳ Kheo
Ny , cư sĩ nam, cư sĩ nữ, Thiên
Long Bát Bộ v.v...mọi loài ai nghe được kinh Pháp Hoa một câu, một kệ, một niệm
tùy hỷ Phật đều thọ ký Vô Thượng Bồ Đề.
Tu theo Kinh Pháp Hoa không phân biệt tại gia hay xuất gia,
nam, nữ, già hay trẻ...Tất cả đều biết phát huy tánh ưu việt của mình thì người
nào cũng tốt, người trẻ hơn người già có sức khỏe, người già hơn người trẻ ở
kinh nghiệm và đức hạnh, người lớn tuổi đi đến đâu cũng được mọi người kính
trọng và nhường nhịn. Người lớn phải có cách xử sự theo người lớn, là phải biết
thương yêu, biết lo lắng, che chở, đùm bọc, chăm sóc cho kẻ nhỏ, và người nhỏ
phải biết kính trọng người lớn, phải siêng năng tháo vác, chịu khó nhận làm
những việc nặng nhọc thay cho người lớn, có như thế mọi công việc mới êm xuôi
hoàn thành trong sự tốt đẹp và tạo không khí đầm ấm.
Trong các kinh Phật dạy, đặc biệt là hạnh nhẫn khó làm,
nhưng làm được sẽ thành công trong các hạnh. Đã là người tu học thì người ta có
đánh có chửi, nói xấu cũng không được tỏ ra buồn phiền, bực tức, khó chịu hoặc
tìm cách trả thù, gặp việc không đáng giận cũng nổi giận đùng đùng, làm như thế
sẽ mất hết giá trị đời tu của mình và mất hết hòa khí trong môi trường sinh
hoạt, bao nhiêu công đức bị lửa giận đốt sạch.
Phật dạy trong Kinh Địa Tạng, Bồ Tát vào đời hành đạo,
không chứa trong tâm những điều tội lỗi của người khác, chỉ thấy việc tốt của
người khác. Vì nhìn thấy việc xấu tâm ta sẽ bị ô nhiễm và lần lần bị xấu theo.
Trên đường tu, nên nhìn việc tốt, một nghìn điều xấu cũng không thấy, trái lại
một việc tốt thì không quên. Nhìn việc giúp tâm ta sáng ra, và yên tỉnh đó là
hạnh của người tu.
Phật Thích Ca và Phật Di Đà
cùng tu Pháp Hoa từ thời Phật Đại Thông Trí Thắng. Lúc đó, Đức Di Đà và Đức
Thích Ca là một trong mười sáu vương tử của Đức Đại Thông Trí Thắng, Đức Di Đà
thành Phật ở Phương Tây. Như vậy, Đức Thích Ca và Di Đà là anh em huyết thống
với nhau lúc chưa xuất gia và cũng là anh em trên tuệ giác nữa.
Trong bài sám “Cha lành vốn thiệt Di Đà, soi hào quang tịnh
chói lòa thân con” tin chắc Đức Di Đà là cha của mình, và luôn cảm nhận Đức Phật
Di Đà luôn soi sáng thân mình. Thấy mình an lành, nhẹ nhàng vô cùng. Ai có
duyên với Phật Di Đà là một phước báo lớn.
Người nào nghe danh hiệu Phật mà không có cảm mến là tự
biết người đó không có phước báo lớn.
Làm việc được hay không, không quan trọng, quan trọng là
giữ tâm thanh tịnh, để luôn giữ mối quan hệ giữa ta với Phật. Tất cả pháp tu
đều nhắm đến làm cho tâm ta thanh tịnh ba nghiệp trong sạch.
Những gì không tốt ta nên loại bỏ, những gì tốt ta nên huân
tập, có như vậy mới an lạc và giải thoát./.
—¯–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét