Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

TỤNG KINH

TỤNG KINH

        Có người hỏi một vị Hòa Thượng “Tụng kinh có thể đắc đạo không?”. Trả lời “không”. Lại hỏi: “vậy làm thế nào để đắc đạo?”. Trả lời “Tụng kinh”. Nghe như một “công án thiền”. Hai câu trả lời có vẻ mâu thuẩn nhau, nhưng sự thực thì ý nghĩa của hai chữ “tụng kinh” trong cả hai trường hợp đều cũng đúng như thế. Phật tử tụng kinh để cầu mong đắc đạo thì không thể nào thành được nhưng nếu muốn đạt được hai chữ “đắc đạo” trong một thời gian nào đó thì phải chuyên tu - Chuyên tu thì phải có tụng kinh. Tụng kinh không những để hiểu những điều Phật dạy mà đối với người tu hành còn là một thứ giới luật đưa họ vào một khuôn khổ kỷ luật của sự tu tập. Tuy nhiên, tụng kinh không phải dễ. Nếu không phải một người đi tu chưa thấu hiểu Phật pháp thì chuyện đọc kinh phải nói là rất dễ...chán. Thử nghe một đoạn kinh A Di Đà hay là Bát Nhã...ta thường gặp những câu lặp đi lặp lại nhiều lần khiến chúng ta không hiểu và chán ngán. Tuy nhiên sự lặp đi lặp lại này là cả một dụng ý. Một âm thanh cứ mãi vang  vọng trong tai, dần dần người tụng thuộc lòng và thấm nhuần lúc nào không hay. Lại nữa tụng kinh không phải là đọc kinh- đọc kinh không khác gì đọc sách. Tụng kinh thì phải có âm điệu trầm bổng, lên xuống như âm nhạc, có chuông mõ phụ họa càng dễ thâm nhập vào tâm, không những cho người tụng mà cho cả người nghe.
          Không phải bài kinh nào cũng đều phiên dịch ra tiếng việt, mà cả tiếng Hán, tiếng Pali, đọc bản kinh phiên âm tiếng Hán, tiếng Pali ta không thể hiểu được lời kinh, như những bài chú chẳng hạn như chú Đại Bi, phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần mới thuộc được và rất nhiều người thuộc lòng chú Đại Bi- Đọc chú Đại Bi không ai hiểu được ý nghĩa của kinh chú, nhưng chỉ biết tin tưởng sự gia hộ của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, qua hình ảnh của một vị Phật Bà mặt đẹp như ngọc mà hầu hết người Việt Nam đều thờ phụng.
       Tuy nhiên, dù không phải là người tu hành, nhưng khi chí tâm tụng kinh liên tục, dần dần chúng ta sẽ tự nhiên loại bỏ được những tạp niệm trong lòng một cách dễ dàng. Không những tụng kinh mà nghe kinh nhiều, chúng ta cũng cảm thấy thanh thản, thân tâm an lạc một cách tự nhiên.
       Riêng đối với những người tu hành, như một thức ăn hằng ngày không thể thiếu được. Tụng kinh là một hình thức tu tập nhắc nhở người tu học lúc nào cũng hướng về Phật.
       Có một người, họ tâm sự, hồi còn trẻ họ không có khái niệm về chùa chiền và kinh kệ- Đối với bậc tu hành họ vẫn có thành kiến về hình thức. Có một hôm, một vị Hòa Thượng đến nhà để an vị Phật cho gia đình. Họ hỏi: Bạch thầy, người ta thường nói Phật tại tâm, cần gì đến một cái bàn thờ Phật trong nhà? Vị Hòa Thượng ôn tồn giải thích: thầy ví dụ nếu các con vui đùa trong nhà cha mẹ đi vắng, các con sẽ rất tự do, không e dè. Nhưng nếu có cha mẹ ở nhà, biết là cha mẹ đang nghĩ ngơi trong phòng, chắc chắn các con sẽ cẩn thận, không vui đùa quá trớn, ồn ào sợ làm phiền cha mẹ đang nghĩ ngơi phải không? Bàn thờ Phật trong nhà cũng vậy, chỉ là một hình thức để nhắc nhở chúng ta là Phật tử phải luôn luôn tự nhủ nên làm những điều Phật dạy, để được thân tâm an lạc. Bàn Phật để nhắc nhở để nhớ, nhớ mình là Phật tử, luôn nhớ như vậy. Chừng đó cũng giúp cho ta giảm bớt những cái phiền toái trong cuộc đời. Người tại gia lo cơm áo gạo tiền, không như người xuất gia có thầy có bạn luôn nhắc nhở, còn ở tại gia bàn thờ là nơi nhắc nhở ta làm trọn bổn phận người Phật tử và hình ảnh Phật là tấm gương sáng cho ta soi lại đời mình từ lời nói hành động và ý nghĩ đều nêu theo gương Ngài bỏ ác làm lành để có đời sống an lạc cho cả thân và tâm.
        Tâm trí con người có nhiều tạp niệm, họ không có phương pháp hóa giải những tạp niệm ấy - Người tu học nương vào lời Phật dạy, câu kinh tiếng kệ để ngăn chặn tạp niệm và hóa giải tạp niệm nên họ có đời sống an lạc.
        Con người khổ và quá khổ là do chấp chứa nhiều tạp niệm, phương pháp hóa giải đem lại sự bình an và giải thoát, tụng kinh là một trong những phương pháp giúp con người bớt khổ và hết khổ nếu ai có lòng tin và thực hành vào phương pháp này./.
                                                Dựa theo “Tụng kinh” của Hoàng Tá Thích
                                                                             VHPG Số 141 15-11-2011

       Nhà giáo ưu tú không cần phong tặng- những nhà giáo này có ba điểm chung: Họ tìm phương pháp thúc đẩy việc học tập của sinh viên, luôn tìm phương pháp mới mẻ để tạo hứng thú cho sinh viên. Họ không bao giờ đổ lỗi cho sinh viên về những khó khăn và trở ngại mà họ gặp phải. Họ luôn duy trì sự trao đổi với đồng nghiệp về việc giáo dục thế nào là hiệu quả nhất và không bao giờ tự mãn hay hài lòng với những gì đã đạt được.

TỤNG KINH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét