Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

SỰ HỒI SINH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

SỰ HỒI SINH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Phật huyền ký rằng, giáo pháp của ngài sẽ trải qua 500 chánh pháp- 500 tượng pháp-1000 mạt pháp.
Sau khi Phật nhập diệt 500 năm, đa số các Tỳ Kheo còn giữ được hạnh khất thực theo tinh thần Phật dạy. Nhưng sang 500 năm thứ hai Phật giáo đại thừa phát triển rất mạnh trong đó có nổi danh các vị Bồ Tát Mã Minh - Long Thọ - Vô Trước - Thế Thân...và cũng từ đó Phật Giáo bắt đầu mở rộng về hướng Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, với nền văn hóa truyền thống của các dân tộc, tạo thành sự phát triển rực rỡ của Phật giáo đại thừa. Trong khi đó, Phật giáo tại Ấn Độ lại nảy sinh ra tình trạng tranh chấp giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo, sau cùng dẫn đến sự chỉ trích giữa Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa. Điều sai lầm này của giới Phật giáo Ấn Độ cho thấy ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật đã bị lu mờ và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quần chúng Ấn Độ mất tín tâm, khiến họ quay về gốc của họ là Bà La Môn giáo, đặt nền tảng trên sự cầu nguyện. Kể từ đó, Phật giáo Ấn Độ suy yếu dần, cho đến khi đạo quân Hồi Giáo tràn vào xâm chiếm Ấn Độ và tàn phá các thành tích Phật giáo và sát hại Tăng sĩ Phật giáo.
Đến thế kỷ 13 đã xảy ra sự việc đúng với lời Đức Phật dạy trong kinh điển rằng sau khi Phật nhập diệt, có những nơi mà tên Tam Bảo còn không được nghe đến, biết đến. Thật vậy, ở Ấn Độ, người dân Ấn hoàn toàn không biết gì về Phật giáo, trong lúc đó Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Khi Ấn Độ được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của người Anh, Thủ Tướng Nehru là một trong những người có công lớn đã quan tâm đặc biệt đến Phật giáo, vì ngài thấy rằng nguồn cội Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, từ đó giáo pháp của Phật đã lan tỏa nhiều quốc gia mà đến nơi nào Phật giáo cũng phát triển rực rỡ, tạo thành nét đẹp đặc thù của văn hóa nơi đó, cũng như xây dựng được nếp sống hiểu biết, an vui, hạnh phúc cho đại quần chúng, vậy mà đến Ấn lại không hề biết đến Phật giáo quả thật là đáng thương.
Vì vậy, năm 1956, cố Thủ Tướng Nehru đã tổ chức hội nghị thế giới tại New Delhi quy tụ các nước theo Phật giáo để kỷ niệm 2500 năm Đức Phật nhập diệt. Với sự kiện trọng đại này, tinh thần Phật giáo được phổ biến và phục hồi do sự đề xướng của Thủ Tướng Nehru. Và đây, lần đầu tiên người dân Ấn Độ mới biết Phật giáo, mới biết Đức Phật ra đời ở đất nước họ từ 2500 năm qua, mới biết sự hiện hữu của một Đấng Toàn Giác mà cả nhân loại phải kính ngưỡng. Và đây cũng lần đầu tiên có một lễ quy y tập thể, tổ chức tại Bồ Đề đạo tràng cho nữa triệu người Ấn thuộc thành phần cùng đinh, được phước duyên sống theo lời dạy của Đức Phật.
Ý tưởng phục sinh Phật giáo Ấn Độ cũng từ đó phát triển mạnh mẽ và rộng lớn, đã thúc đẩy chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập Đại học Phật giáp ở Nalanda.
Kế đến chính phủ Ấn Độ quyết định cấp đất cho các quốc gia theo Phật giáo đến xây dựng các ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo của từng quốc gia tại Bồ Đề đạo tràng. Đại diện Phật giáo Việt Nam Phật Quốc tự do Hòa Thượng Huyền Diệu xây dựng cơ sở đầu tiên tại nơi này. Sau đó các nước Phật giáo cũng tuần tự xây dựng các ngôi chùa chung quanh Bồ Đề đạo tràng.
Năm 1983, Quốc Vương BiRendra và chính phủ Quốc Vương Nepal chấp thuận cấp đất tại vườn Lâm Tỳ Ni để xây dựng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự, và được khởi đầu xây dựng từ năm 1987, xây dựng tại Bồ Đề đạo tràng, nằm trong thị trấn Gaga thuộc ban Bihar phía Đông Bắc Ấn Độ.
Từ đó khách hành hương khắp nơi trên thế giới mới tìm về Bồ Đề Đạo Tràng và người Ấn mới nhận thấy đây là một cơ hội tốt cho họ tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm linh về đất Ấn.
Thánh địa Mecca Hồi giáo Vatican, Thiên Chúa giáo Benares của Ấn Độ giáo-Jerusalem của Do Thái giáo- Lâm Tỳ Ni- Phật giáo.
Ngày nay số lượng khách hành hương đến chiêm bái Bồ Đề đạo tràng và các thánh tích Phật giáo Ấn Độ ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, người dân Ấn quy y theo đạo Phật tuy có gia tăng nhưng cũng chỉ là một con số quá khiêm tốn  so với một tỷ dân Ấn Độ.
Với tinh thần phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ sẽ tạo được nhiều điều thuận lợi cho người dân Ấn tìm được lời dạy quý báu của Đức Phật để áp dụng trong cuộc sống của chính họ, giúp họ thăng hoa được đời sống tâm linh và phát triển đời sống vật chất.
Qua sự kiện Phật giáo Ấn Độ, người Phật tử khắp nơi rút ra một kinh nghiệm cho Phật giáo tại xứ sở mình. Chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm quá đắt của Phật giáo Ấn Độ xưa kia, chúng ta thấy rằng không bao giờ cho phép chúng ta rời khỏi tinh thần giải thoát mà Đức Phật đã khuyên dạy, vì mọi sự tu học mà rời khỏi nếp sống và tinh thấn giải thoát là cơ hội cho sự châm ngòi của sự tranh chấp, dẫn đến Phật giáo đi đến con đường tiêu vong. Nó sẽ không phải là con đường sáng suốt và từ bi trí tuệ mà Đức Phật đã vạch ra cho tất cả hàng đệ tử nối bước theo dấu chân Ngài./.

TT–&TT

SỰ HỒI SINH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét