GIÁ TRỊ CUỘC ĐỜI
Một kỹ sư cho chúng ta biết rằng: với
một thanh sắt thép nặng 5kg nếu chúng ta có thể đem làm những việc sau đây tùy
theo sự chế tác và ứng dụng mà giá trị thanh sắt có giá cao thấp khác nhau:
-
Nếu đem làm đinh
sẽ bán được 150.000đ chẳng hạng
-
Nếu đem làm kim
may thì bán được 1000.000đ chẳng hạng
-
Nếu đem bán phế
liệu thì chỉ mua được một cây cà rem thôi.
Đức Phật khen ngợi hai hạng người. Một là hạng người
không lỗi lầm, hai là hạng lỗi lầm biết ăn năn sữa đổi. Cũng như chậu nước đục
người ta không thể sử dụng được chỉ có cách đỗ thôi. Nhưng ngược lại với người
trí họ có cách “gạn đục khơi trong” thì chắc chắn chậu nước đục kia sẽ sử dụng
được, trở nên hữu dụng, và không bị vứt bỏ đi một cách oan uổng.
Đối
với hành giả tu tập cũng vậy dựa vào chánh pháp, luôn lấy trí tuệ để quán chiếu
mọi sự mọi vật, đều nằm trong vô thường biến đổi.
Nếu
mỗi người biết quay về với bản thể thanh tịnh của mình, biết chuyển hóa cuộc
đời phàm phu thành thánh thiện, thì
không những có lợi cho bản thân mình mà mọi người cũng được ảnh hưởng sự tốt
đẹp chung. Nếu ngược lại không chuyển hóa mà làm người phàm phu độc ác thì bản
thân mình không có giá trị mà còn làm khổ cho nhiều người khác nữa. Đức Phật
giống như một kỹ sư hướng dẫn cho chúng ta biết chuyển hóa cuộc sống từ khó
khăn trở nên tốt đẹp.
Người tu tập có sự ưu việt là ba ngôi
Tam bảo làm chổ nương tựa, lấy chánh pháp làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Có
tăng bảo làm người chỉ đường, lấy giới luật làm khuôn khổ để khép mình, để định
hình cho cuộc sống.
Nếu mỗi người biết trở về với bản thể
chân thật của chính mình thì thấy được giá trị của cuộc đời. Ngược lại nếu
chúng ta sống bừa bãi phí phạm cũng như đem thanh sắt kia bán cho người mua phế
liệu, thì giá trị không là bao. Cuộc đời
hạnh phúc hay đau khổ là do ta biết chuyển hóa mà thôi. Các duyên bên ngoài là
phụ còn ta là chính làm nên cuộc đời ta./.
—˜]™–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét