PHI TÍCH CAO TĂNG
(Vị
tăng có kỳ tích phi thường, đặc biệt khác với các vị tăng thông thường khác nơi
trường đời thế tục danh lợi)
Tâm nguyện và ý chí của vị tăng này suốt đời
canh cánh chỉ có một việc được tóm lược trong bài bài thơ của ngài lưu lại như
sau:
Đời
ta chí gởi chốn liên trì,
Trần
thế vinh hư sá kể chi
Bốn
tám năm dài chuyên lễ niệm
Mừng
nay được thấy đức A Di.
Thích Thiền Tâm.
Sau đây tóm lược đôi nét trong tiểu sử
của ngài Hòa thượng Thích Thiền Tâm. Một vị chân tu thạc đức, có công xiển
dương pháp môn tịnh độ và mật tông ở nước Việt Nam . Là người có công đóng góp vào
công việc hoằng dương chánh pháp bằng thân giáo khẩu giáo, bằng sự tu chứng.
Với ý chí cùng trí tuệ ngài đã dịch thuật và sáng tác giảng giải nhiều tác phẩm
Phật học có giá trị lưu lại cho hậu tấn. Ngài đã đóng góp vào nền giáo dục Phật
giáo cũng như nước nhà một số kinh sách thơ văn có giá trị trên mặt văn hóa nói
chung trên mặt khuyến tu nói riêng không nhỏ. Tuy vậy như trong thơ Kiều có câu
“Hồng nhan đa truân”. Đời ngài cũng vậy, đa tài lắm nổi gian truân trong cuộc
sống tu hành. Ngài nói “Trâu cột ghét trâu ăn” qua những bài thơ:
Thùy nhơn hậu bối vô nhơn
thuyết,
Na cá nhơn tiền bất thuyết
nhơn…
Tạm dịch:
Chớ nói ta không người chỉ
trích
Âm thầm chi thiếu kẻ gièm pha
Trước mặt cúi đầu thưa dạ,
bẩm,
Sau lưng kêu chửi mẹ cùng
cha! ….
Hoặc là:
Thôi thà đừng biết cho xong
chuyện
Biết bao nhiêu lại đau lòng
bấy nhiêu
Và:
Chuyện đời thà khuất không
nghe biết
Đóng cửa cài then chẳng muốn
trông…
Hay
Rắn rết gớm ai lòng kia độc!
Rồng mây phó mặc chuyện huyên
thiên
Thay vì giận tức hay phân bua phải
trái thì:
Việc đời thà khuất đôi con
mắt
Lòng đạo xin tròn một tấm
gương.
Trong hoàn cảnh và trường hợp như thế
ngài dạy bảo rằng, nên thương xót cho những ai mê lầm gây tội lỗi mà mình bất
lực không thể can ngăn, khuyên bảo cứu vãn được, chỉ còn biết tự mình, bền giữ
đạo tâm, như gương tròn sáng. Ngài lại khuyên phải siêng tu. Siêng tu đây không
phải chỉ tụng kinh niệm Phật, để khoe số cho nhiều, mà tụng niệm với tâm thanh
tịnh an lành, với lòng chí thành trong sáng, mới được tội diệt phước sanh.
Lại chẳng phải chỉ có tụng niệm suông,
mà phải giữ tâm niệm, lời nói và hành động, theo điều giới thiện. Như thế mới
xứng hợp là người tu Phật. Và tu như thế mới có ngày được lên bờ giải thoát.
Trong các ý khuyên tu ngài tóm lại có
ba điều là:
1/ Phải nghĩ đến sự già, đau, chết, vô
thường...
2/ Phải biết thương mến đạo, biết nâng
đỡ nhau, phải nghĩ đến sự tồn vong đạo
pháp.
3/ Và phải biết siêng năng lo tu tập.
Ngài
là vị chơn tu có tu có chứng biết trước ngày giờ năm tháng mình sẽ vãng sanh,
qua bài thơ lưu lại như sau:
Sáu tám năm qua, sắp đến ngày
Trời Tây con trẻ mộng hồn bay
Trong mơ kính lễ cha già hỏi:
Tin tức chừng nào mới đáo
lai?
Hay
Tam thử, Mão thời quy
Lai, khứ thiểu nhơn tri,
Lục bát trần duyên mãn
Thân xuất đáo Tây kỳ.
Tức là:
Ba Chuột, giờ Mẹo về
Việc đến đi người thường ít
ai biết
Sáu tám duyên đời hết
Bỏ thân trở về Tây.
Như vậy ngài đã biết được ngày giờ “QUY
KỲ”của mình là Giờ Mẹo (6g 15 phút sáng) Ngày giáp Tý (21) tháng Tý (tháng 11 AL)
Kiến Nhâm Tý, năm Nhâm Thân (1992 dl) Thọ 68 tuổi đời, 48 tuổi đạo).
Và ngài cũng cảm nhận bao nổi đắng cay
nhọc nhằn trong việc tu tập và hành đạo của ngài qua bài thơ:
Sáu tám nhọc nhằn kể xiết
chi.
Thăng trầm nhiều nổi chi
không đi
Mài dũa cho thành ra ngọc quý
Mới hay châu nọ thiệt “Ma Ni”
Một niệm công thuần hai bốn
chẳn
Cõi tạm khứ hồi mấy kẻ tri!
Khi đến, mèo kêu, ba chuột
chạy
Trần duyên vĩnh dứt, đoạn sầu
bi.
Vô Nhất Tăng-
Thích Thiền Tâm
(Tự cảm – 21-10- âl Nhâm
Thân)
Bài tự cảm sau cùng:
Sáu tám năm qua việc đáng kinh
Thăng trầm vùi dập, lắm tai
tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù sinh tạm múa
hình.
Hai bốn năm ròng chuyên NHỨT
NIỆM
DI ĐÀ sáu chữ phóng quang
minh.
Hôm qua tin tức trời TÂY báo,
Giờ Mẹo mai đây tạ thế tình.
Liên Du- Thích Thiền Tâm (20-11- al –
13-12-1992)
Sáu mươi tám năm qua sống trên cõi thế này, đời ngài
đã lãnh chịu không biết bao nhiêu tai nạn và thăng trầm vùi dập… cả một kiếp
đời trôi qua như thế, nghĩ lại giống như một giấc mơ dài mà thôi. Cái kiếp phù
sinh như bào như ảnh cùng với xác thân tứ đại này đây, chẳng qua cũng giống như
một cái hình nộm múa máy chân tay, đứt hết dây rồi, té nhào xuống thành một
đống vô dụng. 24 năm ẩn tu, ngài chỉ ròng chuyên trì niệm A Di Đà Phật, nay
công thành quả mãn. Đức A Di Đà Thế Tôn đã có đến báo tin rằng: Giờ Mẹo ngày mốt 6g15 phút ngày 21 al năm
Nhâm Thân là ngài sẽ vĩnh biệt cõi Ta Bà và trực chỉ về nơi An Dưỡng.
Qua nội dung các bài thơ lưu lại ta
thấy ngài thực tu thực chứng. Là người nói được làm được, thân khẩu ý hợp nhất
là gương sáng cho những người tu theo sau này.
Sự tu tập và hoằng pháp của ngài về
pháp môn tịnh độ đã ảnh hưởng sâu rộng trong nước cũng như ngoài nước trong hai
giới tu sĩ và cư sĩ từ xưa đến nay nhưng về phần tiểu sử của ngài không mấy ai
biết. Vì thế nơi đây chúng ta cũng cần biết qua đôi nét của đời ngài để lấy đó
làm tấm gương soi sáng cho mình và lấy đó làm dẫn lộ cho nhiều người tu tập
theo. Sau đây khái quát một đôi nét về thân thế và sự nghiệp tu tập của ngài.
Hòa
Thượng tên đời là Nguyễn Nhựt Thăng (vì mẫu thân sinh ngài lúc gần mặt trời
mọc). Pháp hiệu là Vô Nhất Thích Thiền
Tâm. Bút hiệu Liên Du. Còn có hiệu là Trí Hiền, Ngài sanh quán tại làng Bình
Xuân, Quận Hòa Đồng, tỉnh Gò Công, nay là tỉnh Tiền giang thuộc miền Đông Nam
Bộ.
Thân
phụ ngài là cụ ông Nguyễn Văn Hương là bậc túc nho có học vấn là một nông dân
chân chất thật thà. Thân mẫu là cụ bà Giác Ân Trần Thị Dung một người nội trợ
hiền đức đảm đang. Ngài là con thứ 10 trong 13 người con trong gia đình (4 trai
9 gái).
Theo lời thân mẫu ngài kể lại, trong
một đêm nọ, bà đang ngủ mơ màng, chợt thấy ngoài sân có ánh sáng chói rực,
trong vía bà tưởng là có lẽ Tây thả trái sáng gần nhà, bà e rằng trái sáng rơi
xuống sẽ làm cho nhà bị cháy nên bà lật đật chạy ra ngoài xem chừng, thì không
thấy có lính tráng hay chuyện gì khác hết. Trong khi bà còn đang ngạc nhiên ngó
qua lại để tìm kiếm thì bổng nghe có tiếng gọi rằng:
Người nữ kia đến đây ta bảo:
Giọng nói rất oai nghiêm vang ra từ
phía trên đầu làm cho bà giựt mình, ngước mắt lên thì thấy giữa không trung có
một bà lão đang từ từ giáng hạ xuống đất, chính cái ánh sáng mà bà tưởng là do
trái châu của Tây bắn lúc nảy là từ nơi thân mình của bà lão này phát ra.
Bà cụ tưởng đây là tiên hay Phật gì
giáng hạ nên lật đật quỳ xuống lạy dài. Bà lão khen tốt bảo đứng dậy đoạn kêu
bà tới gần và trao cho một hài nhi khoảng chừng 3,4 tháng mà nói rằng: “Ngươi
hãy nhận lấy và nuôi dưỡng đứa bé này cho ta.”.
Cụ
bà ngần ngại không muốn lãnh, vì cụ bà trãi qua nhiều lần sinh nở dưỡng nuôi,
sự đau đớn và cực khổ đã làm cho cụ bà ngán ngẫm nên chần chừ, do dự sự quyết
định.
Bà lão trợn mắt, ra oai mà bảo: Đây là
La Hầu La quý tử chẳng phải người thường, bởi ta thấy ngươi là một người hiền
đức nên mới trao cho, sao dám từ chối? Hãy nhận lấy mà nuôi, sau này sẽ được
nhờ nó độ thoát cho về với Phật.
Phần thấy bà trợn mắt, ra oai lớn
giọng, phần nghe nói quý tử nên cụ bà cũng ham, đưa tay bồng lấy đứa bé, thấy
nó trắng trẻo dễ thương nên bà cũng vừa ý đẹp lòng. Vừa bồng hài nhi vào lòng
xong thì bà lão thăng bổng lên cao đi mất, ánh sáng cũng theo bà lão mà tắt
luôn.
Bà giật mình thức dậy thì ra là một
giấc chiêm bao, trong lòng lấy làm lạ lắm, sáng ra cụ mới kể cho chồng nghe
giấc mộng hồi khuya.
Cụ ông bảo, chắc có lẽ trời Phật sẽ
cho mình sanh con quý tử không chừng. Kể từ đó cụ bà mang thai và đặc biệt từ
đó về sau, cụ bà không chịu được mùi cá thịt, nên ăn chay trường luôn, và cơ
thể bà vẫn mạnh khỏe hơn so với lúc trước kia hay đau ốm rề rề.
Ở gần đó trong làng có một ngôi chùa
nhỏ, không có sư trụ trì chỉ có một ông từ già trông nôm thắp hương tụng kinh,
ông cũng bận gia đình nên ít khi mở cửa chùa trừ khi các ngày 30,01, 14 và 15
mới đến chùa tụng niệm mà thôi, vì thế nên chùa thường là cảnh nhang tàn khói
lạnh.
Cụ bà thấy vậy nên mỗi ngày dành ít
thời giờ đến chùa quét dọn đốt nhang, dộng chuông. Việc này từ trước đến nay cụ
bà chưa bao giờ biết hay phát tâm làm cả, thế mà từ khi có mang đứa con này,
đối với các việc chùa chiền, công quả cụ lại hăng hái và siêng năng hơn bao giờ
hết, âu cũng là thiện căn nhiều đời lưu lại. Ngày mà cụ sanh ngài ra vào khoảng
rạng đông, bổng dưng có một cơn mưa nhỏ, hài nhi chào đời nhẹ nhàng không làm
cho cụ bà đau đớn như những đứa con trước.
Cụ ông chiếu theo ngày giờ năm tháng và
vài ba triệu chứng khi sinh ra, tra cứu trong sách toán mệnh học chữ nho ông
bảo với cụ bà rằng:
Đứa
con ngày nguyên nó là căn tiên cốt Phật đầu thai chớ không phải là đứa con
thường như mấy đứa trước kia đâu.
Cụ ông đặt tên ngài là Nguyễn Nhựt
Thăng khác với các người con kia là Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Nhã…đó là ý
của ông muốn sau này đứa con trai này mỗi ngày mỗi thăng tiến. Trong số 13 anh
chị em Ngài là người thông minh học giỏi và đặc biệt được cha mẹ chăm sóc và ưu
ái hơn các đứa con kia.
Mãi đến năm ngài 7 tuổi năm 1932, nhân
mục kích một sự tử vong của một người thanh niên chòm xóm, thông thấu cảnh khóc
than sầu khổ của gia đình ngài có vẻ suy tư bồn chồn lo lắng. Một hôm ngài hỏi
cụ ông: Có phải ai rồi cũng phải chết không cha?.
Cụ ông lấy làm lạ khi thấy con mình
mới 7 tuổi mà biết hỏi chuyện người lớn như vậy, nhưng thân phụ ngài vẫn đáp:
Phải, mọi người rồi ai cũng phải chết.
Hoặc chết trẻ chết già, sớm hoặc muộn mà thôi. Như thằng Sáu mà các con thấy
đám ma đó, nó chết mới có 16 tuổi đầu?
Ngài hỏi tiếp: Như vậy có cách nào làm
cho khỏi chết hay không?
Thân phụ đáp: không có cách nào hết,
đời vô thường mà, như con với cha đây rồi cũng phải chết như những người đi
trước mà thôi. Khi nghe thân phụ trả lời như thế ngài làm thinh nhưng trên
gương mặt ngài toát lên một nổi lo buồn, suy nghĩ. Đâu có ai biết trong lòng
cậu bé này mới lên 7 tuổi đang lo nghĩ điều chi?
Từ đó trở đi, gia đình thấy Ngài trầm
lặng và có vẻ suy tư nhiều hơn dạo trước. Đối với các sinh hoạt thường ngày
trong gia đình và giữa các anh chị em với nhau, ngài cũng ít còn hăng hái tham
dự vào như những thường nhật đã qua.
Vào một ngày khác ngài cũng đem câu
hỏi trên mà hỏi nơi thân mẫu của mình: Cụ bà đáp rằng: Xưa nay đâu có người nào
khỏi chết bao giờ?
Ngài hỏi: Vậy thì làm sao được khỏi
chết?
Cũng như cụ ông, cụ bà rất lấy làm lạ
lùng trước câu hỏi có vẻ người lớn của con mình. Tuy nhiên bà cũng vẫn đáp
rằng: Má đâu có biết được, nếu như mầy muốn khỏi chết thì mầy nên NIỆM TRỜI,
NIỆM PHẬT thì may khỏi chết mà thôi. (Đây là cụ bà trả lời chiếu lệ, lấy có để
qua vấn đề mà thôi, chứ cụ đâu có ngờ rằng câu trả lời của cụ trở thành bất tử
trong tương lai, và hiện tại đã gieo vào nơi tâm thức của con mình một sự phấn
khởi, hy vọng cùng với một niềm tin vững chắc hơn về phương cách giải quyết
việc sanh tử trong suốt cả cuộc đời nó).
Ngài nghe thân mẫu nói như thế thì vui
mừng lắm, bởi vì từ bây giờ trở đi, Ngài đã biết làm cách nào để khỏi bị chết
rồi. Cho nên bắt đầu từ dạo đó, mỗi ngày đi đâu làm gì, cho đến lúc đi đứng nằm
ngồi, ấu nhi 7 tuổi này có một đức TIN kiên quyết lúc nào cũng lâm râm trì niệm
câu:
NIỆM TRỜI – NIỆM PHẬT, cho con khỏi
chết.
Cậu bé niệm mãi như thế với lòng tin
tuyệt đối là mình sẽ không bao giờ bị chết như những người khác. Và cứ như thế
thời gian tôi qua, cho đến hai năm sau lúc đó ngài đã được 9 tuổi, thì có một
điều phi thường lạ lùng xuất hiện.
Trong một đêm khuya vắng nọ, lúc đó
mọi người trong nhà đều yên giấc, chỉ có một mình cậu bé Nhựt Thăng còn đang
thao thức, nằm trên bộ ván gõ kê gần bên hông nhà trên, miệng lâm râm đọc câu:
NIỆM TRỜI – NIỆM PHẬT, cho con khỏi
chết”.
Trước khi thiếp vào giấc ngủ êm đềm
của một đêm dài. Bổng nhiên cậu bé thấy ngoài sân, qua khung cửa sổ phát ra ánh
sáng chói lòa, rực rỡ như ban ngày.
Lấy làm lạ, Nhưt Thăng vội lồm cồm
ngồi dậy và đi đến bên cửa sổ đứng nhìn ra tìm duyên cớ, thì cậu thấy bên
ngoài, giữa không trung từ phía trên trời, có bốn người cao lớn, dung mạo hơi
khác người thường, chung quanh mình có ánh sáng phát ra như trái châu lửa.
Bốn người này khiêng bốn góc của một
cái kiệu xưa rất đẹp đang từ từ giáng hạ xuống phía trước sân nhà. Ánh sáng
chói lòa, rực rỡ mà cậu thấy ban nãy chính là ánh sáng từ nơi thân của bốn
người này phát ra vậy.
Trong khi cậu đang ngạc nhiên, sửng sốt
và ngây người ra nhìn thấy bốn vị này để cái kiệu ngoài sân, bay xuyên qua cửa
sổ đáp xuống bên cậu làm cho cậu giựt mình, thối lui ra sau, trong lòng có ý lo
sợ, thì một vị nói:
- Nhỏ kia, chớ có sợ. Chúng ta là
người trên trời, hôm nay vì ngươi mà xuống đây. Bởi vì đã hai năm qua rồi, ngày
nào ngươi cũng niệm TRỜI cầu cho khỏi chết, nên cảm động đến bề trên sai chúng
ta xuống đây rước ngươi về trời để cho người được trường sanh bất lão. Vậy xin
hãy yên tâm và theo chúng ta lên kiệu mà đi cho kịp thời giờ.
Ngài nghe nói vậy thì trong lòng mừng lắm,
liền bước chân theo bốn vị “thiên nhơn”kia ra sân.
Lúc bốn vị ấy đưa tay ra định tiếp
Ngài lên kiệu, bỗng nhiên Ngài sực nhớ lại mình chưa chào giã biệt cha mẹ và
anh năm, nên ngài mới nói cùng với bốn vị “thiên nhơn” kia rằng:
-
Khoan đã, hãy chờ một chút vì tôi còn phải vào nhà từ biệt phụ mẫu cùng với
huynh trưởng rồi mới đi theo quý vị lên trời được.
Nói
xong ngài quay người lại định bước vào nhà từ giã cha mẹ, bổng nhiên nghe bên
tai có mấy tiếng chuông “boong boong” ngân lên rất thanh kèm theo mấy câu NIỆM
PHẬT – NIỆM PHẬT, âm hưởng của giọng niệm Phật này cực kỳ thanh tao và êm diệu
làm cho trong tâm ngài cảm thấy tự nhiên dâng lên một sự ấm áp và khỏe khoắn lạ
thường.
Vì
bình nhật Ngài thường trì một câu niệm, mà trong đó có 2 chữ NIỆM PHẬT đã nhập
tâm rồi, nên bây giờ nghe tiếng niệm Phật tuyệt vời kia khiến cho lòng ngài
bổng dưng cảm động, vội vàng cất tiếng niệm Phật hòa theo và quay đầu ngó khắp
nơi tìm kiếm. Thì Ngài thấy từ nơi hướng mặt trời lặn, phía trên không trung có
một vị đại tăng vóc người cao lớn, mình mặc áo vàng, tay cầm chuỗi hột, dung
mạo và thần thái cực kỳ thanh nhã, đang nhìn ngài mỉm cười và từ từ giáng hạ
xuống đất, chung quanh mình của vị đại sư này, có một thứ ánh sáng màu vàng tỏa
ra vô cùng tươi đẹp.
Lúc ấy ngài bỗng cảm thấy thân tâm
mình được cực kỳ an lạc, một sự an lạc phi thường, tuyệt diệu không sao kể
xiết. Thoạt tiên, khi mới nhìn thấy vị đại sư đó, ngài đã có cảm tưởng là hình
như mình đã được gặp một vài lần ở đâu rồi và ngài sực nhớ ra liền là mấy lúc
trước đây khi theo chân mẫu đến chùa lạy Phật, thì ông Phật trên bàn thờ mà
mình cùng với mẹ quỳ lạy đó chính là vị đại sư này chớ không phải ai khác.
Ngài mừng lắm, liền bỏ bốn vị “thiên
nhơn” kia, chạy đến bên “Phật Hòa Thượng” mà quỳ lạy và ôm lấy chân Ngài.
Phật Hòa Thượng lấy tay vuốt đầu ngài
và cất giọng thanh tao nói rằng:
-
Này con, nay con nên niệm PHẬT, đừng nên niệm TRỜI nữa vì NIỆM PHẬT mới sống
hoài, chứ niệm TRỜI thì còn có ngày phải chết.
Ngài
nghe Phật Hòa Thượng bảo vậy, liền cất to giọng xướng câu NIỆM PHẬT- NIỆM PHẬT
- NIỆM PHẬT.
Phật
Hòa Thượng lấy tay bồng ngài lên, nhìn vào mặt ngài và tươi cười nói:
-
Con rất ngoan ngoãn, biết nghe theo lời dạy của ta. Đoạn ngài đặt xuống, kế đó
hòa thượng lấy trong mình của ngài ra một con dấu (Ấn) màu vàng chói rực, vuông
góc bốn cạnh, in lên trán ngài một ẤN rồi nói:
-
Nay ta đóng cái “PHẬT ẤN” này lên trán con để làm chứng và thâu nhận con vào
làm đệ tử ruột của ta. Với cái dấu ấn này đây, ngay sau khi con về nhà ta sẽ
không có một ai dám ngăn cản cả.
Vậy
con hãy nhớ câu NIỆM PHẬT, NIỆM PHẬT- NIỆM PHẬT đừng quên, ta chờ con đó.
Nói
xong Phật Hòa Thượng dùng tay xoa đầu ngài niệm một lần nữa, kế đến nghe một
tiếng chuông rất thanh ngân lên và Ngài từ từ thăng lên không hướng về phía
trười Tây bay mất.
Ngài
cúi mọp đầu xuống đất, quỳ lạy tiễn đưa.
Trong
khi ngài đang bàng hoàng nuối tiếc, đứng ngần người ra nhìn theo hướng bay của
Phật Hòa Thượng, chợt nghe có tiếng nói xì xào vang lên ở phía sau mình nên vội
vã quay người ngó lại, thì thấy bốn vị “thiên nhơn” kia đứng đang xa, đang dụm
đầu vào nhau bàn tán, một lát sau cả bốn người chạy đến và ngó vào mặt ngài một
cách chăm chú.
Có một vị “thiên nhơn”nói rằng:
- Nay trên trán của đồng tử này đã có dấu “PHẬT ẤN” đóng
vào rồi thì nó là con của PHẬT, chúng ta làm sao dám mang nó đi. Vậy phải trở
về trình lại.
Đoạn bốn “thiên nhơn” ấy quay mình trở lại khiên kiệu
trống không, bay bổng lên cao đi mất.
Nhựt
Thăng đồng tử đứng ngơ ngát một hồi rồi đi trở vào nhà, kế đó giựt mình tỉnh
giấc, trong lòng lấy làm lạ lắm. Sau này kể lại cho người anh thứ năm nghe câu
chuyện này.
Kể
từ khi ngài chiêm bao thấy các sự việc như thế và được đóng “Phật Ấn” vào trán
rồi thì mấy ngày hôm sau ngay chính giữa trán của ngài nổi lên một “cục thịt u”
lớn như đồng xu ai nấy cũng đều trông thấy (mấy tháng sau mới lặn mất).
Phụ
mẫu của ngài và cùng với các huynh đệ trong gia đình và các người quen biết
chung quanh thấy lạ nên hỏi duyên cớ, Ngài chỉ nói rằng vì sơ ý dụng vào cột
nhà nên bị u đầu mà thôi.
Từ
đó trở đi, tự nhiên Ngài phát trí tuệ một cách lạ lùng mới có 9, 10 tuổi mà
ngài có thể đọc và hiểu chữ Nho một cách rõ ràng như một người đã từng học Hán
văn mười mấy năm dài... Các bộ sách Nho văn của thân phụ như là: Tứ thư, ngũ
kinh v.v…ngài đều thông thuộc hết, chẳng những thế mà ngài còn hiểu được tường
tận nghĩa lý như một nhà Nho chánh hiệu không khác.
Những
khi rảnh rổi ngài thường đem sách ra Nho ra đọc và giảng giải cho thân mẫu ngài
nghe một chách mạch lạc và có phương pháp khiến cho phụ mẫu ngài cũng sửng sờ
kinh ngạc. Vì thế trong số các con của gia đình thì ngài là người được phụ mẫu
thương, quý nhiều nhất.
Một
hôm ngài hỏi anh năm của ngài: Anh còn nhớ giấc chiêm bao mà tôi kể anh nghe
lúc trước không? Anh ngài nói, tôi nhớ rõ lắm, chú kể tôi nghe tôi còn ghi vào
quyển vở nữa để sau làm kỷ niệm. Ngài cười và nói tôi có bài thơ trao cho anh
để anh giữ cho trọn bộ. Trong lúc anh năm ngài còn đang ngạc nhiên không hiểu
thơ gì sao mà em nhỏ của mình lại biết làm thơ? Thì Ngài trao cho anh tờ giấy
tập, trong đó ghi một bài thơ:
Niệm PHẬT niệm TRỜI công đức huân
Mẫu từ lời dạy trẻ liền tuân
Mưa nắng hai mùa chuyên gắng niệm
Tứ thánh, kiệu vàng giáng hạ “khuân”
Thương kẻ bị lầm, chơn PHẬT hiện
Ấn vàng in trán khiến “Đình KHUÂN”
Từ nay thôi niệm Trời con nhé.
Niệm Phật sống hoài bất biến xuân.
Bài
thơ này không phải của riêng ngài mà là bài thơ khuyên chung cho các hàng thiện
nam tín nữ đời sau này nên phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực lạc chứ không phải
bài thơ theo lối thông thường.
Từ
đó về sau người anh quan sát thấy rằng chú Thăng nó có vẻ gì hơi khác trước, đi
đứng và nói chuyện giống như một “ông sư con chưa cạo tóc” không bằng. Làm cho
người anh không dám coi thường chú em nữa.
Mà
quả thật vậy, một đồng nhi mới 9,10 tuổi mà đã có thể sáng tác được một bài thơ
Đường đầy ý nghĩa như thế thì gọi là “Ông sư con” và không dám coi thường.
Riêng
về phần ngài, mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng sự thông minh và hiểu biết của ngài
không phải nhỏ. Mỗi lần ngồi trên ghế uống trà, nghe ngài đọc sách và giảng
giải nghĩa lý cho cụ bà nghe, cụ ông cũng lắc đầu khâm phục.
Cụ
ông thường nói với cụ bà rằng: Trong một đám con của mình thằng Thăng nó cũng
tựa như là long phụng.
Còn
cụ bà thì nhắc: Tôi nhớ trước kia trong chiêm bao, khi trao nó cho tôi bà tiên
có nói rằng: Đây là La Hầu La quý tử Vậy La Hầu La là ai vậy?
Cụ
ông giải thích: La Hầu la là con của Phật lúc còn làm Thái tử ở vương cung. Sau
này khi Thái tử xuất gia và tu hành thành Phật rồi thì ngài về độ cho La Hầu La
theo ngài đi tu luôn.
Cụ
bà nghe như vậy thì trong lòng lấy làm lo lắm, bởi vì bà sợ rằng một ngày nào
đó, đứa con yêu quý của bà sẽ bỏ nhà đi tu.
Bà
đem ý này bày tỏ cùng chồng. Cụ ông an ủi: Nó có phần của nó, bà đừng lo nghĩ
nhiều thêm bệnh.
Về
tư cách cá nhân của ngài, tuy là con thơ ấu, nhưng tánh siêng năng, hiếu học,
giỏi dắn và thông minh của ngài khiến cho mọi người trong xóm đều trầm trồ khen
ngợi và thường đem ra làm gương để la rầy, dạy dỗ con cháu mình.
&&
Ngài là vị chơn tu có tu có chứng biết
trước ngày giờ năm tháng mình sẽ vãng sanh, qua bài thơ lưu lại như sau:
Sáu tám năm qua, sắp đến ngày
Trời Tây con trẻ mộng hồn bay
Trong mơ kính lễ cha già hỏi:
Tin tức chừng nào mới đáo
lai?
Hay
Tam thử, Mão thời quy
Lai, khứ thiểu nhơn tri,
Lục bát trần duyên mãn
Thân xuất đáo Tây kỳ.
Tức là:
Ba chuột, giờ Mẹo về
Việc đến đi người thường ít
ai biết
Sau tám duyên đời hết
Bỏ thân trở về Tây.
Như vậy ngài đã biết được ngày giờ “QUY
KỲ”của mình là Giờ Mẹo (6g 15 phút sáng) Ngày giáp Tý (21) tháng Tý (tháng 11
al) Kiến Nhâm Tý, năm Nhâm Thân (1992 dl) Thọ 68 tuổi đời, 48 tuổi đạo).
Và ngài cũng cảm nhận bao nổi đắng cay
nhọc nhằn trong việc tu tập và hành đạo của ngài qua bài thơ:
Sáu tám nhọc nhằn kể xiết
chi.
Thăng trầm nhiều nổi chi
không đi
Mài dũa cho thành ra ngọc quý
Mới hay châu nọ thiệt”Ma Ni”
Một niệm công thuần hai bốn
chẳn
Cõi tạm khứ hồi mấy kẻ tri!
Khi đến, mèo kêu, ba chuột
chạy
Trần duyên vĩnh dứt, đoạn sầu
bi.
Vô Nhất Tăng-
Thích Thiền Tâm
(Tự cảm – 21-10- âl Nhâm
Thân)
Bài tự cảm sau cùng:
Sáu tám năm qua việc đáng
kinh
Thăng trầm vùi dập, lắm tai
tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù sinh tạm múa
hình.
Hai bốn năm ròng chuyên NHỨT
NIỆM
DI ĐÀ sáu chữ phóng quang
minh.
Hôm qua tin tức trời TÂY báo,
Giờ Mẹo mai đây tạ thế tình.
Liên Du- Thích
Thiền Tâm
(20-11- al –
13-12-1992)
Sáu mươi tám năm qua sống trên
cõi thế này, đời ngài đã lãnh chịu không biết bao nhiêu tai nạn và thăng trầm
vùi dập… cả một kiếp đời trôi qua như thế, nghĩ lại giống như một giấc mơ dài
mà thôi. Cái kiếp phù sinh như bào như ảnh cùng với xác thân tứ đại này đây,
chẳng qua cũng giống như một cái hình nộm múa máy chân tay, đứt hết dây rồi, té
nhào xuống thành một đống vô dụng. 24 năm ẩn tu, ngài chỉ ròng chuyên trì niệm
A Di Đà Phật, nay công thành quả mãn. Đức A Di Đà Thế Tôn đã có đến báo tin
rằng: Giờ Mẹo ngày mốt 6 g 15 phút ngày
21 al năm Nhâm thân là ngài sẽ vĩnh biệt cõi Ta Bà và trực chỉ về nơi An Dưỡng.
&&
Niệm PHẬT niệm TRỜI công đức huân
Mẫu từ lời dạy trẻ liền tuân
Mưa nắng hai mùa chuyên gắng niệm
Tứ thánh, kiệu vàng giáng hạ”khuân”
Thương kẻ bị lầm. chơn PHẬT hiện
Ấn vàng in trán khiến”Đình KHUÂN”
Từ nay thôi niệm Trời con nhé.
Niệm Phật sống hoài bất biến xuân.
—˜]™–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét