Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

CÁCH TÂN GIÁO LUẬT PHẬT GIÁO

CÁCH TÂN GIÁO LUẬT PHẬT GIÁO

          I/ HỆ PHÁI KHẤT SĨ:
Hệ phái khất sĩ ra đời 1944 tại miền nam VN do tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng. Ngài hoằng hóa đúng 10 năm thì vắng bóng. Trong thời gian ấy ngài vừa giảng thuyết và biên soạn một số sách gồm có 69 bài. Lấy tên là chân lý làm nền tảng tu học và hành đạo cho hệ phái khất sĩ. Từ đó đến nay (1944-2008) là 64 năm hệ phái này không ngừng trưởng thành và phát triển đã đóng góp rất nhiều vào việc hoằng dương chánh pháp. Do đó về Phật giáo VN không thể không đề cập đến hệ phái khất sĩ.
Khi thành lập giáo hội khất sĩ ngài Minh Đăng Quang mới có 22 tuổi với cái tuổi còn non trẻ mà đã khởi xướng và phát động tạo nên hệ phái riêng và thành công rực rỡ, có thể nói đây là một điều kỳ đặc.
Hệ phái khất sĩ dung hòa cả hai truyền thống PG Nam truyền và PG Bắc truyền. Về PG Nam truyền giữ hình thức y bát và khất thực. Về Bắc truyền thì ăn chay hành trì giới luật Bắc tông và kinh luận đại thừa. Về phần giới luật hệ phái khất sĩ một số theo giới luật Bắc tông, còn một số chế tác thêm cho phù hợp với căn cơ thời đại. Về kinh tụng cũng được chế tác theo nghĩa Việt và thơ  vần cho nên dễ đọc và dễ nhớ. Do cách thức hành đạo và thực thi giáo pháp có khác tất yếu phải có những nét riêng. Kinh luật của hệ phái khất sĩ đều được biên soạn ngắn gọn, có ưu điễm  dễ đọc và dễ nhớ.
Việc biên soạn kết hợp hai truyền thống PG Nam truyền và Bắc truyền để thành lập hệ phái là một sáng kiến rất độc đáo của tổ sư Minh Đăng Quang. Khi hệ phái vừa ra đời được Phật tử và dân chúng đón nhận một cách nồng nhiệt, bằng chứng hùng hồn nhất là tốc độ phát triển đến nay vẫn không ngừng lớn mạnh. Tôn chỉ và mục đích hành đạo ban đầu là chuyên tu để chứng ngộ, không chấp nhận hình thức “học Phật mà hành nho”, dần dần chểnh mãng và theo thời, cũng như việc hành đạo và thực thi giới luật đã không còn giữ nếp sống thanh bần giải thoát mà tôn sư đã đề xướng mà tiếp tục bị xói mòn. Ngài Minh Đăng Quang lúc 22 tuổi mà sáng lập một hệ phái kết hợp giữa những ưu điểm của hai truyền thống Phật giáo để tổ chức được một giáo hội vững mạnh, trong đó có tính khế cơ khế thời, khế lý là một hiện tượng rất kỳ đặc đáng trân trọng thay.
Bên hệ phái khất sĩ, lễ thuyết giới, Bố Tác được khởi hành 4 ngày trong tháng vào buổi sáng, ngày rằm và 30, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, tụng giới bổn của mình. Ngày 8 và ngày 23 tụng giới Bồ tát. Trong 4 ngày này người cư sĩ cũng tập hợp về tịnh xá để trưởng tịnh (Bố Tác) Tu Bác Quan Trai, cúng dường vật thực cho chúng tăng, và nghe thuyết pháp. Trong 4 ngày này chư tăng không đi khất thực mà sinh hoạt với Phật tử ở tại tịnh xá. Được gọi là ngày cúng hội (Phật tử hội tụ về tịnh xá tu học và cúng dường Tam Bảo) trong những ngày ấy sadi, thức xoa, sadi ni cũng đọc tụng giới luật của mình đã thọ.
          II/ THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
TS Nhất Hạnh là bậc đại sư có nhiều đóng góp cho việc truyền bá Phật giáo ở VN và các nước phương Tây. Là một thiền sư có tinh thần cách tân Phật giáo rất mạnh, trên lãnh vực giới luật và luật sư xưa của Trung Quốc còn e ngại không có ý kiến “cách tân” thế mà ngài mạnh dạng dựa vào luật cổ truyền biện soạn những phần giới luật thành bộ phận như “bước tới thảnh thơi”, “giới tiếp hiện” qua những tác phẩm này chúng ta thấy chúng hình thành từ trong kinh nghiệm thực tập và hành trì giới luật và dựa vào sinh hoạt thực tiển của tăng đoàn, của xã hội. Về nội dung các giới điều được làm mới dựa vào căn bản của các giới luật cũ, nên mục đích và tinh thần hộ trì giới pháp, thực tập chánh niệm vẫn nhất trí, có khác chăng là thêm vào những giới điều, những tiết mục để đáp ứng nhu cầu, những sinh hoạt hằng ngày mà trong giới bổn cổ truyền chưa phát sinh. Vì vậy, giới bản tân tu mang tính khế lý, khế cơ và khế thời, nên có khả năng đáp ứng những nhu yếu tu học của tăng sĩ ngày nay.
Tác phẩm luật tiểu cổ truyền được tân tu gọi là “bước tới thảnh thơi” nội dung ý nghĩa hoàn toàn giống nhau, chỉ có khác về hình thức, số giới điều cách giải thích, và nhất là văn từ thi kệ rất hiện đại, rất văn chương dễ áp dụng. Đây là ưu điểm nổi bậc của tác phẩm luật nghi tân tu.
THI KỆ THỰC TẬP CHÁNH NIỆM.
Cách đây 330 năm luật sư Độc Thể Trung Quốc (1501-1679) đã biên soạn tác phẩm Tỳ ny nhật dụng thiết yếu làm sách sơ cấp môn học luật cho sadi và sadi ni. Một người mới xuất gia phải học thuộc lòng quyển luật này để thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày. Ngay cả những vị đã thọ đại giới cũng phải thực tập những oai nghi trong sách này. Đây là phương pháp thực hành rất cơ bản để giữ gìn tâm ý thanh tịnh khi tiếp duyên xúc cảnh, luôn tỉnh thức trong 4 oai nghi, cũng như làm việc và nghĩ ngơi. Ngài Nhất Hạnh khi còn làm điệu cũng đã thực tập và đã nhận ra nó quá cũ kỷ so với thời đại ngày nay, cho nên xem 45 bài kệ của Tỳ ni nhật dụng là những bài kệ mẫu 

CÁCH TÂN GIÁO LUẬT PHẬT GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét