Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Ý NGHĨA CẦU NGUYỆN

Ý NGHĨA CẦU NGUYỆN

          Cầu nguyện là một việc làm không những cho những người có tôn giáo mà còn cả cho những người không có tín ngưỡng tôn giáo đều có sự cầu nguyện.
          Cầu nguyện là một chất liệu của cuộc sống, cầu nguyện tạo cho ta một niềm tin để sống, cầu nguyện tạo cho ta một hy vọng để cho ta vươn tới. Trong tôn giáo việc cầu nguyện đóng một vai trò chính để nối kết giữa tín đồ với đấng giáo chủ của tôn giáo mình tin. Khi ta cầu nguyện là ta mong ước Đức Phật hay Bồ Tát gia hộ cho ta thỏa mãn một ước mong nào đó. Đó là việc làm rất rõ ràng.
          Vì sao ta phải cầu nguyện? Ở đây ta có thể chia việc cầu nguyện làm ba cấp độ: a/ Cấp độ tâm linh (tôn giáo) b/ Cấp độ tâm lý c/ Cấp độ thực tiển.
          1-Cấp độ tâm linh: Khi có những sự kiện xảy ra trong cuộc đời mà ta không hiểu nổi, ta cho đó là một sự siêu nhiên, con người không giải thích được, ta cho là thần là thánh. Ta tin tưởng và ngưỡng mộ việc siêu nhiên đó. Ta tin tưởng và thờ một vị thần nào đó là ta quy kết vị thần đó có một cái quyền năng siêu phàm, do đó ta kính nể hoặc sợ hãi mà ta tôn thờ.
          2- Cấp độ tâm lý: Vì sự mong ước hay hy vọng những điều mình trông mong trở thành hiện thực, nên ta đến trước  Phật Bồ tát  hay thần linh mà cầu nguyện. Nếu ta thờ Phật thì cầu nguyện với Phật, nếu ta thờ Bồ tát thì đối trước tượng Bồ tát mà cầu nguyện, nếu tin vào vị thần linh nào thì đối trước tượng vị thần linh đó cầu nguyện. Mọi người ai ai cũng có những cái mong muốn, cái ước nguyện nào đó, mong rằng nó sẽ đến với mình nên mọi người ai cũng đều cầu nguyện.  Người buôn bán thì ước muốn: “mua may bán đắt, tiền bạc đầy nhà”. Người làm quan thì mong lên chức, người học trò thì mong thi đậu v.v...Trong cuộc sống hằng ngày ai ai cũng có cái ước muốn bình thường trong cuộc sống, cho nên không ai không cầu nguyện.
          3- Cấp độ sai lầm: Trong cuộc sống sinh hoạt con người ai cũng đã từng vấp phải những sai lầm. Khi đã biết sự sai lầm của mình rồi, tâm lý muốn được sửa đổi,muốn được tha thứ và thông cảm. Trong phạm trù nầy nó mang tính cách sám hối. Có nhiều người mẹ sai lầm trên vấn đề tình cảm, nên phải mang thai rồi phải chối bỏ cái thai đó. Khi đã chối bỏ rồi họ lại lo lắng sợ hãi, đến trước Phật Bồ tát thú thật xin sám hối che chở và thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Đồng thời cầu nguyện cho kẽ sơ sinh ấy được siêu sanh để cho lòng mình được thanh thảng.
      Những tín ngưỡng và tôn giáo khác sự cầu nguyện của họ khác với đạo Phật. Họ dùng nhiều hình thức khác nhau, như mâm cao cổ đầy mời gọi là lòng thành, hay giết các loài súc sanh tế lễ  như heo, gà, trâu bò dê v.v…để cầu nguyện, có tập tục giết người để tế thần linh trong việc cầu nguyện. Còn tín đồ đạo Phật thì chỉ vận dụng tấm lòng thành chứ không câu nệ mâm cao cổ đầy hay lễ vật gì nhiều.
          Thế nào là cầu và nguyện?
          Cầu là mong ước hy vọng đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.
          Nguyện là đem mục tiêu ấy áp dụng vào trong cuộc sống. Cầu là đưa ra ý tưởng mục tiêu. Nguyện là hiện thực hóa cái ước mong của mình trong cuộc sống. Ví dụ có người nguyện mình trúng số, nếu trúng đem số tiền ấy đi làm từ thiện, như giúp kẻ nghèo khó, cúng chùa v.v…
Giá trị về lãnh vực tôn giáo. Đối với sự cầu nguyện về lãnh vực tâm linh tôn giáo, thì người đó phải có lòng tin tuyệt đối về đấng giáo chủ của mình tin, thì sự cầu nguyện mới có tác dụng, bèn không thì sự cầu nguyện ấy không đem lại tác dụng gì. Có câu nói: “linh tại ngã, bất linh tại ngã” là chỗ này. Khi ta có niềm tin vào Phật và Bồ tát thì Phật Bồ tát linh với mình mà không linh với người khác. Như người uống nước, nóng lạnh người đó tự biết chứ người khác không cảm nhận được sự nóng lạnh kia được. Sự cầu nguyện có cầu tất có ứng, mà sự cầu nguyện phải có sự chân thành trung thực chứ giả dối thì cũng không thành. Ví như một đứa bé đang ngủ giật mình thức dậy không có mẹ bèn khóc, một người đàn bà khác không phải mẹ nó liền chạy lại vỗ về nói mẹ đây con mẹ đây, đứa bé nghe vậy không nín mà lại khóc thêm. Vì sự giao cảm của người đàn bà này không cùng với sự giao cảm cảm em bé. Khi nghe kêu cũng xưng là tiếng mẹ đây con nhưng nó không nín mà còn sợ thêm, lo lắng thêm khi không có mẹ.
          Sự cầu nguyện có linh ứng phải có lòng từ, lòng bi, lòng hỷ và lòng xả mới có linh ứng và linh cảm. Ai có sự phò hộ thì người ấy mới cảm nhận được sự linh ứng.
          Giá trị về lãnh vực tâm lý: Khi ta có một nổi buồn, nổi thất vọng ta đến trước Phật Bồ tát cầu nguyện, chúng ta cảm thấy đỡ buồn, nhẹ nhàng thỏa mái hơn. Những gì làm cho tâm lý ta buồn bực xảy ra, tâm lý căng thẳng, ta đối trước Phật Bồ tát cầu nguyện ta cảm thấy dường như Phật Bồ tát nghe ta hiểu ta, thông cảm ta, chia xẻ nổi lo luồn cùng ta. Sau sự cầu nguyện như vậy, ta cảm thấy nhẹ nhỏm, tự tin hơn hy vọng khởi lên, nổi buồn nổi lo của ta cũng được giảm bớt, ta sẽ nở một nụ cười tươi vui hơn
          Gía trị thực tiển: a/ khi ta cầu nguyện ta không nhớ nghĩ gánh nặng cuộc đời, không nghỉ đến vấn đề cơm áo gạo tiền, mà chúng ta sống trong giây phút thanh thảng nhẹ nhàng không vướn bận một chút lo phiền.
          b/ Lúc cầu nguyện trước Phật Bồ tát, ta không còn tâm niệm giận hờn, thương ghét hơn thua bỉ thử, tất cả những thứ ấy lắng đọng xuống. Cuộc đời con người phần đông khổ vì thương ghét hơn thua được mất mà ra. Trong lúc cầu nguyện những thứ này đều lắng đọng xuống chỉ còn cái tâm thanh tịnh.
          c/ Khi ta cầu nguyện ta quên hết những lỗi lầm ta đã tạo, ta không bị lôi kéo những việc đã qua  và  những việc chưa tới. Chúng ta có những giây phút thức tỉnh ở hiện tại. Khi nhớ việc quá khứ là ta đã đánh mất giây phút hiện tại.
          Trong ba nghiệp, ý nghiệp là rất quan trọng. “Trong các pháp tâm làm chủ, tâm dẫn đầu tạo đủ mọi duyên...” tâm tạo ra các việc vui buồn. Giây phút an tịnh khi cầu nguyện là hướng tâm đến chổ giải thoát an vui, hướng đến thiện nghiệp. Khi ta khởi tâm cầu nguyện những ác tâm, nhiễm tâm lắng xuống chỉ còn tâm niệm an tịnh, khi cầu nguyện những tâm niệm bất thiện được lắng đọng, mà chỉ khởi tâm tốt lành. Ta cầu nguyện không những cho ta mà cho mọi người nữa, tâm ấy là tâm vị tha chứ không phải tâm ích kỷ. Vì thế  khi đến chùa:
          Chân bước nhẹ lên thềm hoa cửa Phật
          Lòng từ bi nao nức bỗng dâng trào,
          Nhìn khói hương nghi ngút tận bàn cao
          Thầm khấn nguyện chúng sanh đời bớt khổ.
        Khi cầu nguyện thì phải “lòng từ bi nao nức bổng dâng tràn”, chứ không phải “lòng sân si nao nức bổng dâng trào”, thì không có lợi ích cho mình và cho mọi người. Khi lòng từ khởi lên thì sân giận không có mặt, khi lòng bi khởi lên thì sự hung ác dữ dằn không xuất hiện. Lòng từ có năng lực chuyển hóa lòng sân. Lòng bi có năng lực chuyển hóa lòng hung ác dữ dằn.Khi khởi tâm từ thì cái tâm ích kỷ vị kỷ nó lắng xuống tâm vị tha khởi lên. Tâm khổ đau là do tâm ích kỷ mà ra, tâm từ có khả năng đoạn trừ tâm ích kỷ, tâm chấp thủ, nuôi dưỡng tâm vị tha.
          Khi ta có niềm vui mà được chia sẻ thì niềm vui đó được nhân lên, được lớn thêm và rộng ra. Khi có nổi buồn được thố lộ thì sự buồn ấy được chia sẻ và vơi đi.  Đó là ý nghĩa của sự cầu nguyện.
          Kinh Ước nguyện Phật dạy: Nầy các đệ tử, nếu có ai mong ước rằng: Cha mẹ, con cái anh chị em, thân bằng quyến thuộc, bạn bè yêu mến mình, trân trọng mình thì người ấy phải sống trọn vẹn nguyên lý đạo đức, người ấy phải làm tròn nghĩa vụ của mình. Con phải sống cho ra con, vợ hay chồng phải sống cho ra vợ chồng, cha mẹ anh em phải sống cho ra bổn phận của mỗi người.  Khi con ngoan ngoãn đạo đức thì chắc chắn cha mẹ sẽ yêu mến con. Khi người chồng sống chung thủy, làm tròn trách niệm với vợ, thì người vợ cũng rất trân trọng yêu quý người chồng. Ngược lại người vợ làm tròn bổn phận và trách nhiệm của người vợ thì người chồng cũng yêu quý và trân trọng. cho đến bổn phận làm cha, làm mẹ làm anh v.v mỗi người đều tròn trách nhiệm và bổn phận của nhau thì ai cũng có sự thương yêu và kính trọng., không cần phải đòi hỏi hay kêu gọi người ta phải thương mình.
          Đức Phật nói rằng: “Ước gì người ta có đầy đủ vật thực, y phục, thuốc men, nhà cửa. Thì người ấy phải nỗ lực tinh cần làm việc theo đúng pháp và đúng luật xã hội. Mong rằng ta nhiếp phục được lạc và bất lạc, không phải lạc và bất lạc nhiếp phục ta, nghĩa là người ấy phải luôn làm chủ những nhu cầu của bản thân, người ấy phải luôn luôn biết đủ những gì mình đang có. Không nuông chìu theo dục vọng của tự thân, không trở thành nô lệ cho các dục vọng cuộc đời, người ấy phải chiến thắng lạc và bất lạc. Phải biết nhẫn nại những thịnh suy cuộc đời. Thời nay phần đông đồng tiền làm chủ con người, chứ con người không làm chủ được đồng tiền. Đồng tiền nó khiến người ta phải làm cho có nó. Khi có nó người ta vui khi được, mà cũng rất khổ khi nó mất, đó là về tiền. Còn danh cũng vậy, rất vui khi được khen và cũng rất buồn khổ khi bị chê trách. Khen và chê ta cũng phải biết làm chủ.
          Đức Phật khuyên: “Khi nghe ai khen hay chê  ta điều gì, ta hãy khoan vội mừng cũng khoan vội buồn, mà hãy quán xét cẩn trọng lời khen chê đó, mình có hay không, đúng hay sai. Có những lời khen chê giúp ta hoàn thiện hơn. Phải làm chủ khen chê, vui buồn. Khi Phật còn tại thế, có người Bà La Môn đến chửi Phật, Phật làm thinh, Phật lại hỏi người chửi: Có khi nào ngươi đem tặng quà cho ai không? Người kia trả lời có. Vậy có lúc nào người ta không lấy không? Người Bà La Môn kia đáp có. Vậy họ không lấy ông làm sao? Tôi đem về. Đức Phật trả lời, cũng vậy, nhà ngươi đem tặng những lời thóa mạ ta, ta không nhận ngươi đem về. Người Bà  la Môn nghe vậy thấy xấu hổ và làm thinh không chửi nữa.
          Nhiều người bị nô lệ bởi những cảm xúc vui buồn của mình, để đến lúc phải chịu thân tàn ma dại. Ví như những người tìm các cảm xúc trong sự vui chơi như bia rượu, cờ bạc, xì ke ma túy, đua xe v.v… phải khiến cho thân và tâm đau khổ do tai họa của sự tìm cầu cảm xúc ma ra.
          Người nào có ước nguyện rằng ta nhiếp phục được sự hãi và khiếp đảm, chứ không phải sợ hãi và khiếp đãm nhiếp phục ta, mong rằng ta làm chủ sợ hãi và khiếp đãm và làm chủ ta, mong rằng ta luôn sống nhiếp phục và làm chủ sợ hãi. Thì người ấy phải có nếp sống nghiêm túc, sống phòng hộ các căn, sống với các nguyên tắc đạo đức. Phải bảo vệ thuần phong mỹ tục của gia đình, xã hội của đất nước. Vì sao, vì khiếp đãm và sợ hãi chỉ sinh khởi trong những tâm hồn của người nào mà có cuộc sống lầm lỗi, lối sống bất chính vi phạm nguyên tắc đạo đức, thuần phong mỹ tục của gia đình xã hội của tập thể. Phật dạy: “Này ác đệ tử, người nào có ước nguyện ngay bây giờ phải bằng nổ lực tu hành của mình, bằng sự chuyển hóa của mình, người ấy phải sống đúng với nguyên tắc đạo đức, phải biết quy y Tam Bảo và lãnh thọ giới cấm thì đời sống an lạc và hạnh phúc mới có được.
          Nếu muốn cha mẹ thương mến thì phải sống xứng đáng một người con.
          Nếu muốn có tài sản thì nổ lực tinh tấn làm việc một cách chính đáng.
          Nếu muốn làm chủ sự vui buồn, lạc bất lạc thì phải sống thiểu dục tri túc, biết nhẫn nại. Nếu muốn không sợ hãi và khiếp đãm, làm chủ được mình thì phải sống đúng tiêu chuẩn đạo đức và làm chủ sáu căn sáu trần.

          Và muốn sanh về thế giới Cực lạc thì phải nhiếp tâm niệm Phật cho được nhất tâm bất loạn và nguyện cầu vãng sanh Tây phương./.

Ý NGHĨA CẦU NGUYỆN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét