CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI THẤY ĐẠO
Thiến sư Duy Tín nói: “Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông
là núi sông. Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải
là núi sông. Sau 30 năm tôi thấy núi sông là núi sông”.
Cái
thấy trước, là khi người tu chưa ngộ Bát Nhã nên chấp chặt. Cái thấy sau, khi
dã ngộ được Bát Nhã, biết các tướng núi sông là duyên hợp, đồng với huyễn hóa.
Từ đó mà Ngài đạt được cái thấy thứ ba. Tức là cái thấy như như, chân thật khi
trí Bát nhã đã thật sự khai phát trong tự tánh. Nên thấy thông suốt rõ ràng
nhưng không hề khởi tâm phân biệt chấp trước nên không còn bị kẹt nơi cảnh núi
sông, nhẫn đến sáu trần đều không dính mắc, tất cả đều thành Phật đạo.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể nói: “Trước khi tu hạnh Bát nhã, tôi thấy
tôi là tôi người là người. Trong khi tu Bát nhã, tôi thấy tôi không phải là
tôi, người không phải là người. Sau khi ngộ Bát nhã, tôi thấy tôi là tôi, người
là người”.
Tự mình tìm hiểu
kỷ chổ này thì trí tuệ Bát nhã có thể sẽ được khai phát dễ dàng hơn. Cảnh giới
chúng ta có thể được nâng lên và sẽ thấy đúng như lời Phật dạy trong kinh Kim
Cang: “Chúng sanh chẳng phải chúng
sanh, ấy gọi là chúng sanh”. kinh Bảo Đàn nói “Chẳng ngộ tức Phật là chúng sanh, khi một
niệm ngộ, chúng sanh là Phật ”.
Lục tổ sao gọi
là tọa thiền? Trong pháp môn này không chướng ngại, ngoài đối với tất cả cảnh
giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi là tọa, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là
thiền. Sao gọi là thiền định? Ngoài lìa tướng gọi là thiền, trong chẳng loạn
gọi là định.
-----&&&-----
Sau
khi ngộ được tự tánh Ngài Lục tổ thốt lên: “Nào người tự tánh vốn tự thanh
tịnh, nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt, nào ngờ tự tánh vốn đầy đủ, nào ngờ
tự tánh vốn không dao động, nào ngờ tự tánh hay sanh ra muôn pháp ”.
---------—]–---------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét