Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

ĐẠI VIÊN MÃN CỦA PHẬT GIÁO

ĐẠI VIÊN MÃN CỦA PHẬT GIÁO

Từ Giới sanh Định, từ Định phát Huệ. Do vậy, trí tuệ Bát Nhã sinh khởi từ thiền định, đó là định từ tự tánh lưu xuất, nên còn gọi là “vầng mây sáng rỡ Đại Tam Muội”. Trong mười vầng mây Đại quang minh, năm vầng mây đầu là biểu tượng cho chân lý nền tảng, năm vầng mây sau biểu tượng cho nguyên tắc và phương pháp. Nguyên lý là nền tảng giáo pháp của Đức Phật.
Trước là vầng mây sáng rỡ Đại Kiết Tường. Cái gì mình mong muốn mà được gọi là Kiết tường, ngược lại là không kiết tường. Đức Phật nói nhiều pháp môn tùy theo căn cơ của chúng sanh mà áp dụng tu tập gọi là vô lượng kiết tường.
Đức Phật không trực tiếp thuyết pháp cho chúng ta, và chúng ta không trực tiếp nghe Đức Phật giảng nói nhưng ai cũng đạt được những lợi ích chân thật đó chính là Đại Viên Mãn Kiết Tường.
Mọi người đều truy cầu của cải tài sản, kiến thức sức khỏe và sống lâu. Đây gọi là phước đức nếu đầy đủ gọi là vầng mây sáng rỡ Đại phước đức.
Muốn đạt được quả vị Phật phải trải qua con đường hành Bồ Tát hạnh độ sanh gọi là công đức, quả vị Phật là quả vị tròn đầy phước đức và công đức cho nên nói vâng mây sáng rỡ đại công đức.
Đại quy y là quy y vào Tự Tánh Đại Viên Mãn, gọi là Tam Bảo của Tự Tánh Đại Viên Mãn. Đây chính là Vâng mây sáng rỡ Đại quy y.
Năm hào quang đầu biểu tượng cho thể của tự tánh năm hào quang sau biểu tượng cho dụng của Tự Tánh.
*****
Địa Tạng có nghĩa là kho báu trong lòng đất, biểu tượng cho tâm chúng ta. Không có đất không có gì sống được. Phật dùng đất để ẩn dụ cho tâm chúng ta, đó là Đại Viên Mãn. Xưa nay vốn đầy đủ trí tuệ, vô lượng Bát Nhã, vô lượng kiết tường, vô lượng phước đức. Do vậy, tất cả những gì đức Phật nói trong kinh đều là vô lượng, đó chính là Đại Viên Mãn.
Kinh Địa Tạng dạy rằng chúng ta bắt đầu tu học Phật pháp bằng cách thực hành hiếu kính cha mẹ và tôn trọng sư trưởng. Nền giáo dục đạo Phật lập trên nền tảng hiếu hạnh.
Tinh thần tôn sư trọng đạo là mục tiêu giáo dục ban đầu của đạo Phật. Tất cả mọi sự thành tựu đều bắt nguồn từ sự hiếu kính.
Làm sao chúng ta có thể hy vọng ở một người nếu người đó không hiếu kính cha mẹ và không biết tôn trọng thầy mình? Người thầy dù sở học và năng lực cao đến đâu cũng không thể trao truyền cho học trò nếu học trò không kính trọng và không muốn nghe. Do vậy, chỉ khi nào chúng ta có tinh thần tôn sư trọng đạo thì mới thành tựu được mục tiêu học Phật.
Nếu không có lòng hiếu kính sẽ không có lòng từ bi. Không có tâm đại từ bi thì ví như xây một ngôi nhà tầng, mà tầng thứ nhất không có thì tầng thứ hai không thể xây được.
Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Quan Âm là thể hiện lòng hiếu kính và tâm từ bi. Bồ Tát Văn Thù biểu tượng cho trí tuệ và Bồ Tát Phổ Hiền biểu tượng cho thực tiễn, có nghĩa là đem hiếu kính, từ bi, trí tuệ ứng dụng vào sinh hoạt hằng ngày. Nếu chúng ta thực hành những nguyên tắc này, khi đối nhân xử thế thì chính chúng ta là Bồ Tát Phổ Hiền. Pháp môn của Bồ Tát Phổ Hiền là pháp môn viên mãn.
Địa Tạng Bồ Tát ta học được hạnh hiếu.
Bồ Tát Quan Âm ta học hạnh từ bi, Bồ Tát Văn Thù ta học hạnh đại trí tuệ, Bồ Tát Phổ Hiền ta học được hạnh nguyện rộng lớn./.

******

ĐẠI VIÊN MÃN CỦA PHẬT GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét