Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

BỐN LOẠI NHẪN

BỐN LOẠI NHẪN
 4 loại nhẫn: sanh nhẫn, pháp nhẫn, vô sanh nhẫn và tịch diệt nhẫn.

          1/ Sanh nhẫn:
          Chúng sanh hoành hành ta (hạnh hạ ta)
          Ta sẵn sàng cam chịu
Không tỏ chút hận thù
Được gọi là sanh nhẫn.

Nhẫn với con người và thú dữ, con người quá hung dữ mình phải nhẫn, con thú quá hung hăng cũng phải nhẫn. Sanh nhẫn là nhẫn với chúng sanh, trong pháp giới gọi là sanh nhẫn.

2/ Pháp nhẫn:
Cảnh nắng mưa gió lạnh
Hoành hành cuộc đời ta
Cam chịu không than phiền
Được gọi là pháp nhẫn.

3/ Vô sanh nhẫn:
Trực nhận được lẽ thật
Không còn chấp mình người
Không còn buồn giận, phiền than
Gọi là vô sanh nhẫn.
Trực nhận được lẽ thật cuộc đời, đời là cõi tạm, thân tâm không thật, cảnh vật là vô thường, sự sống không bền vững, cuộc đời cuối cùng trở hoàn không. Đời là mộng huyễn không thấy có mình có người, nhẫn mà không nhục là vô sanh nhẫn.

4/ Tịch diệt nhẫn:
Tâm không sanh không diệt, tâm chứng ngộ chân lý, thanh thản bình yên, sống đời tự tại. Vượt lên thuận nghịch, khen chê, được mất. Tịch diệt là Niết Bàn ở cõi thế, không có ngã, không có ta, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Tịch diệt nhẫn là trì nhẫn
Sáng suốt mà chịu đựng
Muôn ngàn điều cay đắng
Do chúng sanh gây tạo
Được gọi là trì nhẫn.

Nhẫn nhục Ba La mật
Thân, khẩu, tâm trong sạch
Nhẫn không thấy mình nhẫn
Và cảnh vật để mình nhẫn.
 ( Nhẫn nhục Ba La mật người thường không làm được _ người tu cao mới làm được).

          Đối trị lòng sân hận
          Phật dạy pháp nhẫn nhục
          Một pháp môn vi diệu
          Tận diệt sự hận thù.

          Nhẫn được thì an, nên gọi là an nhẫn
          Nhẫn nhục hay an nhẫn
          Là chịu đựng chịu khó
Gặp khó khăn chướng ngại
Không than oán, não phiền.

Nhẫn mà không nhục do không thấy có cái ta, cái tôi thật, không có cái gì là tôi, của tôi, nên khi nhẫn tâm vẫn bình thường, phiền não không sanh. Quán xét kỹ thân và ý ta thấy rõ.

Không bao lâu thân này
Sẽ nằm dài trên đất
Bị vứt bỏ vô thức
Như khúc cây vô dụng. ( Thân không thật)

Căn trần thức duyên hợp
Ý tưởng liền sanh khởi
Tâm vô thường xuất hiện
          Chẳng phải thật tâm mình. ( Tâm không thật)

          Con tôi, tài sản tôi
Người ngu sanh ưu não
Tự ta, ta không có
Con đâu, tài sản đâu. ( Cảnh không thật)

Mạng sống của chúng ta
Sớm còn tối lại mất
Chỉ trong khoảng sát na
Là đã qua đời khác. ( Mạng không thật).

3 loại nhẫn: thân nhẫn, khẩu nhẫn, ý nhẫn.
Dù nắng mưa gió lạnh, hay bị người đánh đập, hay gặp những việc khó khăn mà thân này vẫn chịu đựng được gọi là thân nhẫn.
          1/ Thân nhẫn:
          Cảnh nắng mưa gió lạnh
Hành hạ bức não thân
Thân cam chịu không phiền
Được gọi là thân nhẫn.

Nếu tâm đầy cố chấp, nó ghét tôi, nó đánh tôi, nó chửi tôi, nó thù tôi, thì hận thù không thể nguôi.

Người kia làm khổ tôi đây
Ai còn nghĩ vậy, oán này chưa tan.
Người kia làm khổ tôi đây
Ai không nghĩ vậy, oán này tiêu tan.

2/ Khẩu nhẫn:
Sự nhục mạ chua cay
Hoặc mắng nhiếc tồi tệ
Cam chịu không chửi lại
Được gọi là khẩu nhẫn.

“ Thân khẩu hại xác phàm”
Đừng để khẩu tạo nghiệp chướng, mà nên tập khẩu nhẫn. Lời nói chỉ là phương tiện để truyền thông, không thật có. Hạnh phúc cũng từ cái miệng, phước đức cũng từ cái miệng, tội lỗi tai họa cũng từ cái miệng, khổ đau hận thù cũng từ cái miệng. Vậy muốn bình yên phải tu cái miệng. Ai nói nặng nói nhẹ thì cảm nhận lời nói không thật, không chấp nên không khổ, chấp nhiều khổ nhiều, chấp nhiều nặng nghiệp. Đụng đâu nói đó, không tu cái miệng thì không có sự bình an.

Ác nghiệp làm ta khổ
Phước nghiệp làm ta vui
Khi ta bỏ thân này
Nghiệp theo sát bên ta.

3/ Ý nhẫn:
Người ta thường nhẫn cái thân, nhẫn cái miệng nhưng ý lại khó nhẫn.

Đối trước mọi nghịch cảnh
Không khởi tâm phản đối
Không căm hờn, oán hận
Được gọi là ý nhẫn.

Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm tà vậy
Gây ác hại chính ta.

Nhẫn một chút, sóng yên gió lặng
Lùi một bước, biển rộng trời cao.

Lúc vinh đừng cao hứng
Khi nhục đừng oán hận
Nhẫn nhục có sức mạnh

Cảm phục được lòng người.

BỐN LOẠI NHẪN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét