Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

PHÁP THÂN

PHÁP THÂN

Nếu vật chất càng lên cao, tinh thần càng xuống thấp và thể lực cũng kém theo.
Buồn giận, lo sợ làm cho mạng sống không được bền lâu. Vì buồn phiền, lo sợ là chất độc tác hại tinh thần làm cho con người đau khổ, bất an, đưa đến nhiều bệnh tật.
                                                          * * ***
Sức lực và trí tuệ là hai thứ quý giá nhất của con người. Sức lực dùng không đúng chỗ, nên bị tổn hao, tình thương hướng không đúng chỗ nên bị suy sụp. Biết sử dụng thể lực và tinh thần theo Phật dạy thì trí huệ và thọ mạng con người dài hơn. Tu theo Tịnh độ là nhìn vào đời sống của Phật A Di Đà, có thọ mạng lâu dài và trí tuệ rộng lớn.
                                                          * * ***
1/ Sinh làm người rất khó, sinh loài khác rất dễ, như cá một lần sinh cá con rất nhiều. Con người có yếu tố thù thắng hơn loài khác là phát huy được bộ não, trong khi loài khác chỉ sống theo bản năng.
2/ Gặp Phật pháp rất khó.
3/ Được tu tập được đem cuộc đời mình dâng hiến cho chúng sanh, hướng tâm cầu giải thoát là khó.
4/ Gặp thầy hay bạn tốt rất khó.
Chúng ta tu tập theo hệ Phật pháp Đại Thừa. Chúng ta cần phải hiểu nghĩa Đại Thừa theo đúng nghĩa và sâu sắc. Đại Thừa ví như chiếc xe lớn chở được nhiều người, như vậy pháp môn tu của chúng ta phải thể hiện tính xã hội. Dung nhiếp số đông quần chúng. Vì thế những người có tư tưởng hẹp, chỉ nghĩ đến chùa mình, thầy mình, bổn đạo mình thì không phải Đại Thừa.
Bác Hồ từng đánh giá đạo Phật qua tám chữ “Từ bi, bình đẳng, vô ngã, vị tha”. Các cán bộ kế thừa cũng nhận xét như  thế về Phật giáo đó là quan niệm của người dân từ nghìn xưa cho đến nay. Chúng ta cần trân trọng và phát huy tinh thần này.
Người tu trước phải có lòng từ bi thương tất cả chúng sanh. Nếu không thể hiện tinh thần từ bi thì không phải đệ tử Phật.
                                                * * ***
Pháp thân Phật phát huy đến đâu thì chuyển đổi nơi đó trở thành thanh tịnh đẹp đẽ. Pháp thân không phải là một thân xa lạ nào ở ngoài chúng ta. Đó là tâm thanh tịnh của một hữu tình chúng sanh có công năng chuyển đổi trở thành thanh tịnh.
                                                *** * *
Khi Đức Phật chưa thành Phật gọi là Thái Tử Tất Đạt Đa. Khi Ngài ở Bồ Đề đạo tràng thiền định phá được quân ma thành Vô Thượng Chánh Giác. Từ đây mới là Phật, tâm Ngài hết sạch phiền não, trần lao mới hiện ra tướng giải thoát, tướng tùy tâm sanh là vậy. Mang tâm chúng sanh thì hiện tướng phàm tục, khi tâm thanh tịnh là Như Lai.
 Nếu nhìn một người tu nào mà ta phát tâm Bồ Đề, ta nhìn được pháp thân của người ấy. Nếu mà nhìn một người nào mà tâm ta khởi phiền não không phát triển Bồ Đề thì gọi là nghiệp thân.
Người nào tu hành chứng được một phần pháp thân gọi là hiền Tăng, hiền nhân, chứng toàn bộ pháp thân gọi là Thánh Tăng. Hiền Thánh Tăng có năng lực hóa độ chúng sanh, tác động đến chúng sanh phát tâm Bồ Đề. Vì tâm của các Ngài thanh tịnh và thân các Ngài đã thể hiện pháp thân.
Pháp thân có năm phần: giới pháp thân, định pháp thân, huệ pháp thân, giải thoát pháp thân và giải thoát tri kiến pháp thân. Thực chất tu hành là phải chứng được pháp thân. Nhưng chứng pháp thân nào trước, đó là giới đức pháp thân. Khi đã có đức hạnh thì đã có năng lực tự độ tự tha.
Tu theo đạo Phật không có giáo quyền, giáo xứ và giáo chế giáo sản. Không ai có quyền áp đặt người khác phải tin hay phải theo. Nhờ sự nhận biết hợp tình hợp lý mọi người cùng nhau hợp lực để thực hiện Phật sự. Là đệ tử Phật, không dùng giáo quyền để áp đặt người khác, tu thế nào cho có đức hạnh, chính đức hạnh tỏa sáng mà dẫn đường cho người ta đến với con đường đạo. Có tôn trọng giới cấm, hạn chế những việc xấu thì đức hạnh mới phát sanh, hạnh lành mới phát triển. Mục đích của người tu là hạn chế việc ác, phát triển hạnh lành, ta vừa tu cho mình, vừa giúp đỡ người khác gọi là tu theo Đại Thừa. Nhưng muốn giúp người phải nổ lực mới thành công, mà trước hết bản thân mình phải tốt. Tiểu Thừa hay Đại Thừa căn cứ trên tâm niệm và việc làm chứ không phải màu áo, chức vị cao thấp, học vị v.v…
Khi đã thành tựu giới hạnh rồi người khác nhìn ta họ quý mến, nghĩa là họ quý mến giới hạnh của ta, mến pháp thân của ta. Như vậy là đã tạo thành pháp thân, hay một phần công đức.
Khi gặp việc bất thường xảy ra, người nào giữ được bình tĩnh, hay nóng giận trổi dậy thì lúc đó mới kiểm chứng sự tu tập đã đến đâu.
Phiền não biểu hiện ra trên sắc mặt, ánh mắt, lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động của từng người. Không thể che dấu được ai. Những biểu hiện này xãy ra ta sẽ kiểm nghiệm và nguyện sẽ khắc phục.
Người tu phải cố gắng nguyện đoạn phiền não...bên ngoài, nếu không đoạn được dễ mất hết công đức của đời tu của mình và người.
Chúng ta đã có căn lành lớn mới gặp được Phật pháp tu hành. Vậy cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy. Nhẫn nhục là sự thành công-Trên cuộc đời có ba thứ sức mạnh - Sức mạnh của tiếng khóc - Sức mạnh sắc đẹp của người phụ nữ - Sức mạnh của sự nhẫn người tu hành.
Tu hành mà sân hận thì Phật không thừa nhận mình là đệ tử, không đủ tư cách làm đệ tử Phật thì mất mát lớn vô vùng - có nhẫn nhục thì có nhiều lợi lạc, ai gây gổ với mình, mình không sinh sự, được mọi người quý mến. Muốn thành tựu sự nhẫn thì thực hành pháp lục niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí và niệm Thiên./.

******

PHÁP THÂN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét