NHẪN ĐỂ XOAY VẦN
Nhẫn là phương pháp đối nhân xử thế
rất thần diệu, đem lại lợi ích cho tự thân và tha nhân một sự bình an vô bờ
bến.
Khi nhẫn, ta có nhiều cơ hội để ta suy
xét, lựa chọn. Sự phát ngôn chúng ta chín chắn hơn, ít khi có kẻ hở, ít bị sai
lầm. Còn khi không nhẫn, thì ông bà ta thường nói “no mất ngon giận mất khôn”.
Đối phương chọc tức ta để ta giận, rồi ta đưa ra những lời lẽ không tốt, lời lẽ
sai lầm, nhân đó đối phương thừa cơ đánh gãy ta, đối phương xỏ mũi mình...
Nhẫn không phải nhút nhác, không phải
yếu hèn mà là để tìm đường thoát, nhẫn để thay đổi tình thế, nhẫn để xoay vần
sự việc.
Xưa nay các bậc thánh nhân và hiền
triết đều ca ngợi đức tánh nhẫn được ví như vàng ròng như của quý, và nhẫn ca
ngợi là hạnh đứng đầu trong muôn hạnh lành. Nhẫn để yêu thương, nhẫn để tìm
đường thoát thân. Trong kinh pháp cú Phật dạy:
Hận thù diệt hận thù
Đời nay không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu
Người có nhẫn thì không gây rắt rối,
không ác cảm, không oán thù, không gây hậu quả về sau. Phật dạy:
Thắng thêm hận thù
Thua thì sinh lo sợ
Thắng thua đều từ bỏ
An lạc tại nơi đây.
Muốn thực hiện hạnh nhẫn phải có ba
yếu tố: Nhẫn nại, hy sinh và bao dung. Các vị anh hùng dân tộc ta làm nên sự
nghiệp dựng nước giữ nước đều thực hiện hạnh nhẫn mà nên sự nghiệp. Trần Quốc
Tuấn- Hưng Đạo Vương” vì nghĩa lớn bỏ thù riêng” đã ba lần có công phò vua giúp
nước đánh thắng quân Mông Cổ.
Vua Trần Thái Tông lúc 20 tuổi vợ là
Hoàng Hậu Lý Chiêu Hoàng 19 tuổi. Thái sư Trần Thủ độ là người chính trị độc đoán,
nói rằng vua không có con gấp thì Lý Chiêu Hoàng không được làm Hoàng Hậu. Phải
có con gấp để nhà Trần có thể bảo đảm được sự nghiệp nối tiếp ngôi vua. Trần
Thủ Độ đã ép vua Trần Thái Tông phế Chiêu Hoàng xuống chức để gã cho một người
khác, và cưới liền vợ của anh ruột mình là Trần Liễu. Người chị dâu đó là công
chúa Thuận Thiên. Lý do là Thuận Thiên đã có mang thai, nếu cưới thì trong thời
gian ngắn 6,7 tháng sẽ có con nối dõi. Một nhà chính trị không có lương tâm đạo
đức, khiến cho chàng thanh niên 20 tuổi làm vua phải đau khổ tận cùng, không
muốn làm vua nữa, bỏ hoàng cung lên núi Yên Tử xuất gia. Ngày hôm sau, Trần Thủ
Độ và quần thần lên núi buộc vua phải về, vua khóc không chịu về... Vua đem nổi
buồn tâm sự với quốc sư Viên Chứng trụ trì trên núi Yên Tử. Quốc sư Viên Chứng
nói”Bây giờ đã là vua rồi thì không thể làm theo ý riêng của bệ hạ được, vua
phải theo ý dân, dân muốn bệ hạ về làm vua thì bệ hạ phải về để làm vua mà
thôi. Nhưng tôi có vài lời muốn nhắc Hoàng thượng:”Dù làm vua nhưng bệ hạ có
thể tu học được, vậy xin bệ hạ đừng có ngày nào mà không học hỏi và thực tập
đạo lý giải thoát”. Nghe lời an ủi đó vua trở về hoàng cung, không đêm nào phế
bỏ công phu. Ban đêm học đạo giải thoát, ban ngày học đạo Nho để giỏi thêm về
chính trị. Học đạo để có chiều hướng tâm linh đạo đức, để chuyển hóa những nổi
niềm đau khổ của mình. Vua mới 20 tuổi mà đã thành công trên con đường chính
trị. Trong khi đó người anh là Trần Liễu vì đã bị cướp mất vợ và đã triệu tập
binh lính để chống lại triều đình. Nhưng Trần Thái Tông đã khắc phục và chuyển
hóa được người anh của mình đầu hàng và không trị tội. Trần Liễu được ân xá và
cấp đất ruộng sống yên lành một nơi. Trước khi Trần Liễu chết gọi cả ba người
con lại căn dặn là các con phải trải mối thù không thể nào quên của cha. Nhưng
ba người con đã tu học theo Phật pháp nên không nghe theo lời cha dặn mà đã phò
vua giúp nước ba lần đánh thắng quân Nguyên mông đem lại an bình cho đất nước.
Nhờ hạnh nhẫn mà chính trị thời Trần
giữ vững được biên cương, chính trị kinh tế văn hóa đạo đức được ổn định. Mưa
thuận gió hòa nhân dân an lạc, mà còn làm tiền đề cho sự phát triển của các
triều đại sau này nữa. Vua quan
nhẫn được đất nước không chiến tranh loạn lạc. Người giàu nhẫn giữ được cửa nhà. Người nghèo nhẫn được thì
không bị sĩ nhục. Cha con nhẫn được có
sự hiếu kính yêu thương. Bạn bè nhẫn được có sự trung hậu và nghĩa tình. Anh em
nhẫn được gia đình êm ấm trên thuận dưới hòa. Vợ chồng nhẫn được cơm lành canh
ngọt trong ấm ngoài êm.
Có khi
nhẫn để yêu thương
Có khi
nhẫn để tìm đường thoát thân
Có khi
nhẫn để tránh tàn hại nhau
Có khi
nhẫn để tránh tàn hại nhau
Có khi
nhẫn để xoay vần
Thiên
thời địa lợi nhân tâm hiệp hòa
Có khi
nhẫn để vị tha
Có khi
nhẫn để thêm thân bớt thù
Có khi
nhẫn tính giả ngu
Thân
hơn thiệt thiệt đường tu an tường
Có khi
nhẫn bởi vô thường
Không
không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi
nhẫn để lắng tai
Khôn
khôn dại dại nào ai sánh bằng
Có khi
nẫn để khoan dung
Ta vui
người cũng vui cùng
Có khi
nhẫn để tác uy
Có khi
nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi
nhẫn để an toàn
Có khi
nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè
giao thiệp nào ai
Có khi
nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra
cũng khó dễ mà
Chữ tâm
chữ nhẫn xem ra cũng gần.
Chữ nhẫn từ ngàn xưa trong văn hóa
phương Đông vẫn luôn được ca ngợi là phương châm thần diệu trong việc đối nhân
xử thế, là cánh cửa dẫn đến mọi đức hạnh. Người ta thường nói: “Một câu nhịn
chín điều lành” hay là “chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng
sống lâu”. Người Trung Quốc có nhiều câu thơ ca ngợi sự diệu dụng của chữ Nhẫn:
Nhẫn nhất thời phong bình lãng tỉnh
Thoái nhất bộ hải thoát thiên không
Nhịn
được một cái nóng nhất thời thì gió lặng sóng yên,
Lùi
lại một bước nhường người thì biển trời bát ngát.
Hay Nhẫn đắc nhất thời chi khí
Miễn đắc bách nhật chi ưu
Nhịn
được cơn giận một lúc
Tránh
được lo lắng trăm ngày.
Nhẫn là một đức tánh không thể thiếu
trên con đường làm người và càng không thể thiếu trên con đường tu đạo học đạo
để thành con người hoàn hảo dẫn đến thành thánh thành Phật.
Nhẫn không những là phương châm xử thế
mà là một pháp tu học trong các pháp tu học mà Phật gia cũng như Nho gia đều đề
xướng ca ngợi là pháp ưu việt.
Đức Khổng Tử nói: Bá hạnh nhẫn chi vi
tiên. Người đời nhẫn mà nên phận, người tu nhờ nhẫn mà thành công đắc quả. Tử
Thường đi xa từ tạ Khổng Phu Tử và xin dạy một lời cần yếu tu thân. Khổng Tử
dạy: “Bách hạnh nhẫn chi vi tiên”.
Tử Thường hỏi: “Thế nào là nhẫn”?
Khổng Tử nói: “Thiên tử nhẫn nước
không hại. Chư hầu nhẫn nên việc lớn. Quan lại
nhẫn lên chức vị. Vợ chồng nhẫn tình chung thủy. Anh em nhẫn nhà giàu sang.
Bằng hữu nhẫn danh không hư. Tự thân nhẫn không bị họa vào thân.
Tử Thường lại hỏi, nếu không nhẫn thì
làm sao?
Phu Tử trả lời: “Thiên tử không nhẫn
nước tiêu hư. Chư hầu không nhẫn mất thân
mạng. Quan lại không nhẫn bị hình phạt. Vợ chồng không nhẫn tình ý xa nhau. Anh
em không nhẫn chia lìa nhau. Tự thân không nhẫn họa khó trừ.”
Tử Thường nói: “Lành thay khó nhẫn,
không nhẫn không thành người, không phải người không nhẫn được”.
Nhẫn nhẫn nhẫn nhứt thiết ác duyên
tùng thử tận
Nhiêu nhiêu nhiêu thiên tai ngàn họa
nhất tề tiêu
Mặc mặc mặc vô hạn thần tiên tùng thử
đắc
Hưu hưu hưu cái thế công danh bất tự
do
Nhẫn
nhẫn nhẫn tất cả ác duyên từ đây hết
Nhịn
nhịn nhịn trăm tai ngàn họa đều tiêu sạch
Nín
nín nín cửa ngỏ thần tiên từ đây có được
Thôi
thôi thôi cái thế công danh khỏi phải lo.
* * *
Nhẫn là nguồn rộng bao la
Thế hết mê lầm chấp có ta
Trời sáng trong thanh đâu nổi sấm
Nước thanh ngần suốt chẳng đào ba
Thánh nhân điềm tỉnh thường an lạc
Tiểu tử hung hăng lắm thiết tha
Của quý ngàn vàng không chuộc nhẫn
Nhẫn thường tự tại chứng ma ha.
* * *
Sân hận không có mục đích nào khác hơn
là làm khổ và làm tổn thương bản thân mình và người khác. Tên thủ phạm tồi tệ
nhất trong những phiền não là lòng sân hận.
Phật dạy trong kinh Di giáo rằng:
Người tu học theo đạo giải thoát, tâm hồn giống như bầu trời trong xanh không
mây không gió, mà tự có sấm sét nổi lên là chuyện vô lý. Đã phát nguyện nương theo con đường tu học Phật
pháp mà sân hận khởi lên, Phật cho rằng là một chuyện quá đáng không thể dung
thứ được. Người thế gian ham thích dục lạc, không có phương pháp chế ngự tâm
sân hận thì còn tha thứ được. Người vào trong giáo pháp ta đã có nhiều pháp tu
đối trị mà còn khởi lên tâm sân hận thì không thể gọi là người nhập đạo có trí.
* * *
Nhất thiết chư pháp, vô phi Phật pháp,
nhi ngã bất liễu, tùy vô minh lưu, thị tắc ư Bồ đề trung, kiến bất thanh tịnh,
ư giải thoát trung, nhi khởi phiền trược.
“Tất cả pháp đều là Phật pháp -
Mà con không hiểu -Đi theo dòng trôi vô minh
- Ở trong cảnh giác ngộ -Mà thấy không thanh tịnh - Ở trong cảnh giải thoát - Mà khởi lên phiền
não.”
—˜]™–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét