Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA MÙA AN CƯ

XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA MÙA AN CƯ
          Từ ngày đầu thành lập Giáo đoàn, Đức Phật chưa đặt vấn đề cấm túc an cư. Giáo đoàn chỉ lần lượt du hành qua các trú xứ địa phương trên lãnh thổ Ấn độ để hoằng pháp. Đến mùa mưa năm thứ 9 ở Ấn độ xãy ra trận lụt lớn khiến cho các hành giả trong giáo đoàn mất bát mất y, thân thể sanh ra nhiều tật bệnh, có vị phải mất mạng do lũ gây ra, thêm vào đó là dư luận của quần chúng và phật tử về việc đi lại không đúng của chư tăng. Vì lúc ấy Đức Phật cho phép giáo đoàn đi truyền giáo rộng lớn nên không có giới hạn mùa màng đi lại. Nhất là mùa mưa sợ đi lại sẽ gây tổn hại đến cây cỏ và côn trùng, y áo vật mang theo đều bị ướt nặng nề, trông thật gian khổ và phiền toái. Do đó, các cư sĩ nhìn thấy cảnh tượng ấy bất mãn.
          Nhân sự bất mãn và chê trách của quần chúng. Đức Thế Tôn nhận thấy sự khó khăn cho việc hành đạo trong mùa mưa, cũng như tránh dư luận dèm pha của ngoại đạo và quần chúng, nhằm tạo niềm tin và lòng tôn kính cho người cư sĩ với giáo đoàn, Đức Phật hội họp giáo đoàn và đặt ra pháp an cư. Và mùa an cư truyền thống ra đời từ đó.
          Mùa an cư là dịp những người con Phật có cơ hội gặp nhau sống hòa hợp bên nhau, học hỏi, để tiến tu, để chia sẻ kinh nghiệm bên nhau. Chỉ có mùa hạ là mùa duy nhất, cùng nhau tụ họp lại một chỗ “ Thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tiến tu tam vô học lậu”. Cũng là giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng của giáo đoàn. Giới đức chính là nền tảng cơ bản của phật pháp, là dòng sinh lực của Tăng già. Sự hòa hợp và thanh tịnh là bản chất cơ bản của Tăng già. Vì thế thẩm định Tăng già có hoàn chỉnh hay không dựa trên tinh thần hòa hợp và thanh tịnh mà đánh giá. Muốn trao dồi đạo nghiệp thì phải “ Thúc liễm thân tâm” thực hiện đời sống “ Tam thường bất túc” mà mỗi thành viên đều phải thực hiện.
          Giá trị đời sống “ Thiểu dục tri túc” Phật dạy cho Tăng đoàn, vẫn mãi còn là giá trị cho mỗi thành viên đi trên con đường giác ngộ giải thoát. Lợi ích của đời sống thiểu dục tri túc trước tiên là giúp cho hành giả giảm bớt phiền não, thân tâm tự tại. Thứ đến không thoái đọa trong con đường trầm luân mà đoạt được giải thoát giác ngộ ở đời sau.

          Thật vậy, ba tháng an cư là những ngày tháng quý báu để cho hành giả có cơ hội quay lại với chính mình, có cơ hội trao đổi kinh nghiệm tu tập, từ nơi các bậc đồng tu. Nếu tất cả hành giả thực hiện đúng quy tắc của an cư thì được mười phương Chư Phật hoan hỷ, đời sống tu tập của hành giả mới thật có ý nghĩa. Chân thật, lợi mình lợi người.

XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA MÙA AN CƯ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét