Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

THẾ NÀO LÀ PHẬT TỬ THUẦN THÀNH ?

THẾ NÀO LÀ PHẬT TỬ THUẦN THÀNH ?

  Nếu chỉ thờ Phật, cúng Phật, lạy Phật, ăn chay thì chưa thể gọi là Phật tử thuần thành, là chính thức Phật tử. Để thành người Phật tử thuần thành và chính thức, thì trước hết phải quy Y Tam Bảo, thứ đến đi chùa hằng tháng ít nhất 4 ngày, ăn chay, niệm Phật, trì chú tụng kinh, nghe pháp, Thọ Bát Quan Trai, bỏ ác làm lành, thay đổi tâm tánh … Muốn thành người hoàn hảo thì phải dung thông cả sự lẫn lý. Nếu chỉ dừng ở 4 phần đầu là sự. Còn lý là tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp là để cho tâm hồn được sáng suốt, tỏ ngộ cái lý sâu xa huyền diệu trong kinh điển. Cúng Phật, thờ Phật là phần hình thức, là sự. Vì thế người tín đồ khó tiến được trên con đường đạo. Điểm căn bản của người Phật tử là phải lý sự song hành mới thành Phật tử thuần thành, mới mong được kết quả hiện tại và tương lai trên con đường giải thoát và giác ngộ./.
Có mấy dạng Phật tử: a / Phật tử thuần thành   b/ Phật tử không thuần thành.   a/ Chính thức phật tử : Có quy y và thọ giới    b/ không chính thức: Đi chùa ăn chay lạy Phật nhưng chưa quy y.
c/ Chính thức nhưng không thuần: Có quy y, ăn chay lạy Phật mà không thường xuyên đi chùa chủ yếu những ngày đại lễ.
            b/ Chính thức và thuần thành: Có Quy y, đi chùa tu học thường xuyên.
            1/ Sơ tâm phật tử  2/ Tương tự Phật tử  3/ Danh tự Phật tử - 4 Ứng pháp phật tử.
        Đạo Phật là đạo Trí tín tức là lấy lý trí và niềm tin mà tu tập chứ không chuyên về sự tín ngưỡng không. Khác với ngoại đạo. Có 6 loại tín ngưỡng mà phật giáo không cùng với quan điểm của họ là: 1/ Tế tự: để được sanh thiên   2/ Khổ hạnh:ép xác để được giải thoát. 3/Chú thuật: Để được tiêu trừ nghiệp chướng. 4/  Đức hạnh: Để được sanh thiên. 5/Du già: tức thiền định. 6/ Ẩn dật: để thành tiên thành thánh.
Nếu là đệ tử của Phật không học không hiểu chỉ chuyên sâu vào các điều kiện như 6 thứ ngoại đạo chủ trương thì chúng ta biến phật giáo thành ngoại đạo rồi.
                             & & &
     Thế nào là Phật tử ? Là đệ tử của Phật, là những người phát nguyện đi theo con đường phật đã đi, nguyện bỏ ác làm lành, tự độ tha. Đệ tử Phật gồm bốn chúng, Tỳ kheo, Tỳ kheo Ny- Ưu Bà Tắc, Ưu bà di. Nói chung là Phật tử, là đoàn thể tu tập theo sự hướng dẫn của Phật khi Phật còn tại thế. Khi Phật đã nhập diệt thì nương theo lời dạy của Phật mà tu tập, với mục tiêu là giải thoát và giác ngộ.
            Đệ tử Phật còn gọi là tăng chúng hay tăng đoàn. Dịch từ tiếng phạn gọi là Sanhga: Trung Hoa dịch là Tăng gìa, là đoàn thể tu tập, là chúng đệ tử của Phật. Từ bốn người trở lên được gọi là Tăng. Tăng già hội đủ sáu yếu tố mới được gọi là tăng: 1/ Thân hòa đồng trụ. 2/ Khẩu hòa vô tránh. 3/ Ý hòa đồng duyệt. 4/ Lợi hòa đồng quân. 5/ Giới hòa đồng tu. 6/ Kiến hòa đồng giải. Một tập thể tu tập hội đủ sáu yếu tố này mới được gọi là Tăng. Thiếu một trong sáu yếu tố này không thành Tăng. Với sáu yếu tố hòa này để thành một đoàn thể thống nhất ý chí tinh thần và hành động cũng như yếu tố tâm lý vật lý đều hợp nhất, tạo thành một khối duy nhất với mục tiêu tiến đến giác ngộ và giải thoát, ngoài ra không vì một mục đích gì khác. Các đoàn thể ở thế tục dù có đủ sáu yếu tố này cũng không vì thế được gọi là Tăng. Vì ở đời người ta đoàn kết với nhau thành một khối, có sức mạnh là để đấu tranh giành một sự quyền lợi về vật chất hay danh nghĩa nào đó, chứ không cùng mục đích như người tu tập theo Phật, dẫn đến con đường giải thoát và giác ngộ. Vậy Ưu bà tắc, Ưu bà di cũng được gọi là Tăng. Tăng có Tăng Xuất thế và tăng nhập thế, Tức là Tăng xuất gia, Tỳ kheo, Tỳ kheo ny, tu hành xa lìa thế tục gọi là Tăng xuất thế. Còn Tăng nhập thế là Ưu bà tắc, Ưu bà di là những người sống trong thế tục, vừa tu học vừa duy trì cuộc sống thế tục góp phần xây dựng xã hội. Ưu bà tắc, Ưu bà di gọi là cận sự nam, cận sự nữ là những người phật tử nam hay nữ gần gũi với ba ngôi Tam bảo với hai ý nghĩa là: Hộ trì phật pháp và tu học phật pháp, nên gọi là cận sự.

  ---------]---------

THẾ NÀO LÀ PHẬT TỬ THUẦN THÀNH ? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét