Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG LÀM HẰNG KHOÁ


Sám hối là thừa nhận bản thân mình có bệnh biết tìm thuốc, cầu chửa trị, chịu uống thuốc. Nếu “ dấu bệnh tránh thuốc” , bệnh càng thêm nặng, đi đến chổ không thể cứu chửa được.
1/ Chủng loại và phương pháp sám hối :  Mỗi lần trong thời gian niệm Phật, chúng ta đều xướng tụng bài kệ sám hối, vừa lễ vừa xướng: “ Xưa kia con đã tạo bao nghiệp ác, đều do vô thuỷ tham sân si, từ thân miệng ý phát sinh ra, nay đối trước Phật cầu xin sám hối”. Mỗi ngày chúng ta lễ Phật ít nhất 300 lễ trở lên. Mục đích là để sám trừ những nghiệp ác từ vô thuỷ đến nay, tiêu trừ chướng ngại vô tận, để cho việc tu hành được thuận lợi.
          Các pháp sám hối trong các kinh luật Đại thừa Tiểu thừa đều có và cùng coi trọng. Bởi vì tác dụng của sám hối cũng giống như người ta mỗi ngày đều phải súc miệng, rửa mặt, tắm rửa, đi tiêu đi tiểu vậy. Đối với Đại thừa nếu chưa đạt đến Sơ địa thì sáu căn không thể thanh tịnh được. Đối với Tiểu thừa nếu chưa đạt đến địa vị Sơ quả thì không thể trì giới thanh tịnh. Trên nguyên tắc tu đến địa vị sáu căn thanh tịnh, thì tâm mới không tạo các tội ác. Cho nên đại chúng học Phật còn ở địa vị phàm phu cần phải mỗi ngày sám hối, mới có thể mỗi ngày một thêm mới, mỗi ngày một thêm tiến bộ.
          Sám hối vốn thuộc thời khoá phải tu của phạm vi giới luật, người đệ tử Phật là do thọ Tam quy ngũ giới, cho đến cụ túc giới và Bồ tát giới mà thành tựu. Đã thọ giới mà không phạm giới dường như là việc khó có thể, song nếu phạm, tuỳ theo chổ nặng nhẹ mà như pháp sám hối thì sẽ được thanh tịnh trở lại.
Công năng của sám hối có hai loại 1/ Trải qua một lần sám hối, là một lần tự mình kiểm thảo và làm tăng sức cho bản thân. 2/ Trải qua một lần sám hối là đối với hành vi của mình biểu thị toàn bộ trách nhiệm. Bởi vì tội chia làm hai loại :  a/ Người chưa thọ giới tạo nghiệp ác, nếu là tính tội thì dù chưa thọ qua giới luật của Phật, phạm tội vẫn phải chịu quả báo. b/Người đã thọ giới mà tạo nghiệp ác, ngoài tính tội ra còn tăng thêm một loại giới tội nữa. Giới tội nặng không thể sám hối, nhẹ thì trải qua sám hối liền được thanh tịnh trở lại.
Phương thức sám hối có hai loại : 1/ Sự sám hối, còn gọi là tác pháp sám hối. Phạm giới tội, lớn thì phải có Tăng đoàn tập họp làm pháp yết ma sám hối. Trung bình thì đối với một người mà sám hối. Giới tội phải dùng sự sám hối 2/ Lý sám hối , còn gọi là thật tướng sám hoặc vô tướng sám. Là dùng thật chứng tính không vô ngã, thân chứng bản tính của tất cả  các pháp đều không, do tâm tạo tác, dù là giới tội hay tính tội, một khi ngộ nhập thật tướng vô tướng, chân tính vô tính, liền tức thời tiêu diệt. Loại lý sám này tợ hồ như trái ngược với nhân quả thế gian, kỳ thật không phải vậy, ý nói diệt tội là chỉ cho trong tâm không còn lo sợ ác báo nữa, bởi vì người này đã đem thiện ác khổ vui đối xử bình đẳng, không phải lẫn tránh, trốn nợ mà là đối với nghiệp ác đã tạo sẳn sàng gánh lấy trách nhiệm. Người chưa ngộ thật tướng sẽ bị động khi chịu khổ báo, cho nên có tâm lo sợ. Người đã chứng vô tướng, thừa theo nguyện lực chủ động đi sâu vào chúng sanh, rộng kết thiện duyên, ra tay cứu tế, tuy cũng thọ khổ nạn, nhưng tâm đã được tự do cho nên cũng không lấy khổ nạn làm khổ nạn. Do dó gọi là tiêu diệt tội nghiệp.
Sám hối, chữ Ấn Độ gọi là Sám ma (Ksama) chữ Hán là hối quá, âm nghĩa hợp dịch mà tạo thành từ mới. Nó còn có nghĩa là hối tội, diệt tội, trở lại thanh tịnh.
Sám hối có vô lượng công đức, như các kinh nói : “ Nếu người có thể như pháp sám hối, những phiền não thảy đều tiêu trừ, sám hối có thể thiêu đốt củi phiền não, sám hối có thể sanh cõi trời, sám hối có thể được cái vui tứ thiền, sám hối có thể kéo dài tuổi thọ, sám hối có thể nhập cung thường lạc, sám hối có thể ra khỏi ngục tam giới, sám hối có thể khai hoa Bồ đề, sám hối có thể đến nơi bảo sở. Do đó nên biết, pháp môn sám hối cũng là tổng trì của Phật pháp, nếu hay tu trì đắc lực thì đó chính là pháp môn tối thượng.”.
2- Chuyển biến nghiệp chướng thành phước báo: Nghiệp chướng có hai hàm nghĩa: 1/ Do từ nơi công việc của nghề nghiệp nào đó khiến cho không được rảnh rổi để tu học Phật pháp, cũng không muốn tu học Phật pháp 2/ Do tạo các loại nghiệp ác bất thiện,cho đến kéo theo các loại chướng ngại thuộc tiên thiên tính và hậu thiên tính, không có cách gì tu học Phật pháp chánh tín, chánh hạnh, chánh tri, chánh kiến được. Do đó nếu phân tích tỉ mỉ thêm thì có nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, nếu phân tích thêm nữa thì gọi là tám vạn bốn ngàn cửa chướng. Bao quát các ma chướng từ hoàn cảnh thân tâm cho đến quỷ thần yêu tinh. Nghiệp chướng phần lớn chẳng phải từ ngoài đến mà là do tâm tạo ra, tự tâm hiện ra, tự làm tự chịu. Cũng có cả nhân tố ngoại ma. Sám hối cũng có thể tiêu trừ được.
Nghiệp chướng báo chướng và phiền não chướng, ba loại này có thể quy kết thành một hạng mục, đó chính là nhân quả. Tạo nhân nhất định phải chịu quả báo. Bất cứ một loại chướng ngại nào đều khởi nguồn từ “ gieo nhân nào, gặt quả nấy ”.
       Quả báo của nghiệp chướng có lúc khiến cho người ta nhận lầm là phước báo. Như thấy người sống giàu sang sung sướng, đứng ở góc độ Phật pháp mà xét không phải là phước báo, bởi vì hưởng phước không phải là có phước. Tích phước, bồi phước mới thật là có phước.
Có một số người cả đời đều rất khổ, như vậy có phải là một loại quả báo khổ không ? Đối với những người ấy, sinh hoạt mỗi ngày rất bận rộn khổ cực mà không ngại, vì họ đang trả nợ, trả được càng nhiều thì chủ nợ càng ít, thì lại càng hoan hỷ. Như vậy sự cảm thọ ấy của mỗi người như thế nào ? Có thể dùng quan niệm Phật pháp để đo lường không ? Nếu có thể ứng dụng quan niệm Phật pháp thì phước báo thế gian chẳng phải là khởi đầu của khổ báo sao ? Bởi vì phước báo hưởng hết, tiếp đến là khổ báo kéo theo. Nếu hiện tại chúng ta biết nắm lấy cơ hội, không thấy là khổ sở, không so bì nhục nhã, mà lại hay giúp đỡ người khác giải quyết mọi khổ nạn, càng không vì tiếng tăm lợi dưỡng của bản thân, luôn luôn nổ lực cầu tiến bộ, đem hết khả năng của mình cống hiến trợ giúp cho người, trên thực tế đó chính là cầu phước, bồi phước.
Bình thường, những thứ sinh hoạt trong cuộc sống cả bản thân mình nên tiết kiệm không xa hoa lảng phí, để lấy những tài vật đó trợ giúp cho người. Loại hành vi này xem ra tợ hồ như tự làm khổ mình, thậm chí còn bị chê là có phước mà không biết hưởng. Nếu chúng ta sợ người khác chê bai như thế thì không có cách gì tu phước được, chỉ là người nghèo cùng ngu xuẩn thôi. Ngược lại, hay thực hành như trên thường xuyên thì gọi là người phú quý có trí tuệ.
Tu hành không đắc lực, là vì thiện căn không thâm hậu, đó chính là chướng ngại. Trong tâm có phiền não là nghiệp chướng, muốn tu hành mà lại không có thời gian, lúc nào cũng có người có việc làm trở ngại bạn, đó cũng là chướng ngại. Những thứ chướng ngại này đều do nghiệp nhân đã tạo đời quá khứ, cho nên đời nay mới sinh ra như vậy, dù là trên sinh hoạt tâm lý, thân thể, hoàn cảnh nhân sự đều có thể trở ngại. Hoặc có một số người cho rằng bản thân mình là không có vấn đề gì, có chăng là do hoàn cảnh, ví như muốn tham gia vào những đạo tràng tu học, trong một ngày, một tuần, nhưng công việc không cho phép họ thực hiện được, hoặc người trong nhà đột nhiên có sự cố v.v..
Tất cả những trở ngại ấy đều do nghiệp chướng từ đời quá khứ lưu lại.Nếu bạn có thể kiên định tu trì thì nghiệp chướng có thể lướt qua, và trong lúc tu  trì nghiệp chướng xảy ra cũng chính là phước báo.
Có nhiều lúc niệm Phật trong tâm rất bồn chồn, không cách gì an tâm được, càng không an tâm lại càng chán nản niệm Phật. Tự thân họ cũng không hiểu vì sao ? Tuy họ không nghỉ gì nhưng ý nghỉ cứ tự động xuất hiện liên tục. Loại ý nghỉ này cũng là nghiệp chướng từ đời quá khứ mang theo. Nếu bạn có thể chuyên tâm niệm Phật, mỗi ý đều chuyển hướng niệm Phật thì ý nghỉ của họ không còn là nghiệp chướng nữa, mà là phước báo. Vì lúc niệm Phật chỉ thấy nghiệp chướng trùng trùng mà không thấy được phước báo hiện tiền, làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng đây ? chỉ có cách là chí tâm sám hối.
3- Nguyện tiêu ba chướng các phiền não: Ba chướng là :
    a/ Nghiệp chướng : Nghiệp chướng theo nghĩa hẹp là chỉ cho nghề nghiệp, có một số nghề nghiệp khiến cho người ta không có biện pháp soi rọi lại mình để tu hành Phật pháp, ví như nhiều đời làm nghề nuôi heo, nuôi bò, đánh cá, cờ bạc v.v.. một thời gian ngắn không thể thay đổi được, cũng có một số người cả một năm 365 ngày đều phải làm việc, lại có người làm việc ban đêm ban ngày nghỉ ngủ, đối với việc tu hành Phật pháp đều cấu thành chướng ngại về mặt nghề nghiệp.
   b/ Báo chướng : Là chỉ cho thân thể và hoàn cảnh. Thân thể của chúng ta nó không thể thực hiện theo nguyện vọng của mình, nó muốn làm gì thì làm. Như bạn muốn mạnh khoẻ hoài cũng không được, muốn trẻ mãi không già cũng không được. Bạn muốn nghe kinh thính pháp tu học, kết cuộc thân thể, hoặc hoàn cảnh khiến cho bạn không cách gì như nguyện tu hành Phật pháp được, đó chính là báo chướng. Nếu sinh làm thân thể động vật như trâu, bò, heo, gà, chó, ngựa v.v. thì không thể biết đến việc học Phật, nếu thiện căn thâm hậu, muốn tu cũng không thể tiếp thọ được trong đạo tràng Phật pháp. Dù là động vật phóng sinh ở trong tự viện, cũng không có cách gì tham gia vào trong đạo tràng tu học Phật và lễ Phật được, đó chính là báo chướng. Lại như người mù thì không thấy được tượng Phật trang nghiêm, không thấy được chữ kinh để đọc, kẻ điếc không nghe được pháp âm vi diệu, người câm không thể dùng miệng  để hoằng dương Phật pháp, những trở ngại như vậy gọi là báo chướng.
   c/ Phiền não chướng: Là chỉ cho tâm không theo mình, lúc nào ở trong tâm cũng sinh ra các thứ phiền não vu vơ như : tham, sân, đố kỵ, kiêu mạn, hoài nghi, lo sợ v.v.. mong cầu cái này lại chán ghét cái kia, hy vọng lại thất vọng v.v.. Những vấn đề này thường ở trong tâm nổi lên không ngừng, khiến cho mình rối loạn không thôi, chẳng những niệm Phật khó chuyên tâm, mà lúc ăn uống cũng loạn tưởng. Do vì phiền não quá nặng nên không thể tu học Phật pháp, thật là chướng ngại.
Phật pháp thâm sâu vi diệu, lợi ích vô cùng, không ai là không ca ngợi tán thán, nhưng trái lại người biết đến thì quá ít, người hiểu lầm lại nhiều, người lợi dụng Phật pháp để kinh doanh  trục lợi lại cũng không ít. Tất cả đều nhân tài hoằng pháp quá ít, cũng do chúng sanh có ba chướng này quá nhiều, cho nên Phật pháp cần phải bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp. Có nhiều người vẫn biết Phật pháp là tốt mà lại không có duyên tu học thì cũng không thể đem lại cho họ một sự lợi ích thiết thực nào, cho đến người có duyên tiếp xúc với Phật pháp nhưng lại gặp nhiều chướng ngại, cần phải khuyên họ dùng pháp môn sám hối để tiêu trừ ba chướng.

Các vị thiện tri thức đang lúc học Phật, niệm Phật tu hành Phật pháp, nếu thời thời chổ chổ đều có lòng sám hối thì chướng ngại tự nhiên giảm dần, trái lại nếu không biết hổ thẹn và sám hối thì chướng ngại cứ chồng chất. Ý nghĩa của sám hối là thừa nhận bản thân mình có bệnh, biết thân mình có bệnh chướng thì phải tìm thầy chửa trị, uống thuốc có như vậy thì các loại bệnh chướng tự nhiên dần dần tiêu trừ, nếu không biết hổ thẹn và sám hối  thì bệnh càng thêm nặng, diển tiến trở thành không thể cứu chửa được, cho nên sám hối nghiệp chướng là hằng khoá phải tu mỗi ngày của người tín đồ Phật giáo.

SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG LÀM HẰNG KHOÁ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét