Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP

Hỏi: Làm lành lánh dữ là những điều bất luận tôn giáo nào, học thuyết nào cũng dạy cũng khuyên, đâu có riêng gì Phật giáo, vậy có nhất thiết phải thọ trì giới của Phật chế không?
Đáp: Vâng, đúng thế, tất cả tôn giáo nói chung và những học thuyết nói riêng ai ai cũng đề xướng làm lành lánh dữ là chủ yếu. Nhưng nói là một việc, còn thực hành đúng như lời nói được hay không, lại là một việc khác. Đó là chưa nói đến sự làm lành lánh dữ ấy có hợp lí hay không? Vì nếu người để xướng lên một lí thuyết, mà chưa phải là một đấng giác ngộ. Chân lý thì lí thuyết ấy khó mà hoàn toàn được.
***
Hỏi: Làm sao để biết hết lí thuyết đúng và thực hành đúng như lí thuyết của một tôn giáo hay của một học thuyết đó.
Đáp: Cứ xem lịch sử đời sống của vị tổ sáng lập tôn giáo ấy và lịch sử truyền bá của tôn giáo ấy thì biết.
***
Hỏi: Có nhiều người ăn chay thờ Phật mà không quy y, không đi chùa như vậy có được không? Có gọi là Phật tử không? Có hại gì không?
Đáp: Có rất nhiều sự tệ hại, sự thiệt thòi. Người ấy đã có duyên lành tốt là biết tin Phật, thờ Phật, ăn chay mà không quy y, không đi chùa. Thì không thể gọi là người Phật tử. Được gọi là người Phật tử phải phát nguyện quy y. Sau cái lễ quy y đó mới chính thức gọi là Phật tử. Không quy y trước tiên là không được cơ hội thân cận với tăng để hướng dẫn để chỉ bày Phương Pháp tu hành theo con đường chính. Thứ đến là không tiếp cận được Pháp để tìm hiểu và phân biệt Chánh tà chân ngụy. Sau đó là không gây được thiện duyên với Phật để mong Phật cứu độ. Trong kinh dạy: Không quy y Phật thì sẽ đọa địa ngục. Không quy y Pháp thì sẽ đọa ngạ quỷ. Không quy tăng thì sẽ đọa súc sanh. Cho nên người đã thật tâm quy y sẽ có lợi ích là không sa đạo vào ba đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Làm được thân người thì khó được mà để mất. Còn sa đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh thì rất dể, mà thoát ra ba đường ấy thì rất khó. Cho nên đã được làm thân người là cơ hội lớn nhất hy hữu, nếu không tin Tam Bảo sẽ sa đọa vào đường  ác ấy. Thật là nguy hại.
                                         ***
Hỏi: Người muốn quy y Tam Bảo thì phải làm như thế nào?
  Đáp: Trước hết tìm một ngôi chùa nào mình thấy hợp lí với sự sinh hoạt của mình. Đến tập tụng kinh, lễ  Phật, ăn chay, khoảng thời gian ba đến sáu tháng. Rồi tìm một vị thầy có giới đức trang nghiêm, có kiến thức Phật học. Để mình học hỏi sau này. Xin vị thầy ấy quy y. Vị thầy hứa khả chọn cho mình một thời gian, vị thầy thay mặt chúng tăng hướng dẫn mình đối trước bàn Phật, bạch Phật, làm lễ truyền thọ ba quy y và năm giới. Trong lúc truyền ba quy y và năm giới người quy y phải lắng lòng để tâm thanh tịnh nhất tâm hướng về ba ngôi Tam Bảo thiết tha, phát nguyện giữ ba pháp quy y trọn đời, dù gặp hoàn cảnh có khó khăn cũng không thối tâm bỏ đạo. Như thế là quy y mới thành . Như thế lễ quy y mới thành tựu. Sau lễ quy y ta chính thức là một Phật tử và có một cái tên pháp gọi là pháp danh - Ngoài tên cha mẹ đặt.
˜]
Hỏi: Sao đàn ông gọi là Ưu Bà Tắc và đàn bà gọi là Ưu Bà di, sau khi phát nguyện quy y?
Đáp: Ưu Bà Tắc và Ưu Bà di là tiếng Phạn Trung Hoa dịch là cận
sự nam và cận sự nữ, hoặc dịch là thiện nam hay tín nữ. Là những người đàn ông hay đàn bà đã phát nguyện bỏ ác làm lành gần gũi ba ngôi Tam Bảo, phụng sự Tam Bảo và được Tam bảo luôn luôn hộ trì.
Thiện nam và thiện nữ gần gũi ba ngôi Tam Bảo có hai nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo và học hỏi Chánh pháp. Được như thế mới trọn nghĩa quy y. Tự lợi và lợi tha. Tự giác và giác tha.
                                          ***
Hỏi: Ngoài ra sự thọ trì Tam Quy ra người Phật tử cần làm gì khác nữa không?
Đáp: Ngoài sự thọ trì Tam Quy ra , tiếp đến ta thọ năm giới. Vì trên con đường hướng đến mục tiêu Tam Bảo. Tam quy giống như hai con mắt, còn ngũ giới như hai đôi chân. Mắt ngước nhìn mục tiêu nhưng đồng thời chân phải cất bước mới mong đạt được mục tiêu. Ngũ giới là bước đầu của sự dẫn đến địa vị thánh hiền.
Thọ trì Tam Quy là giúp ta thay đổi nhận thức sai lầm để hướng đến sự nhận thức chân thật hoàn mĩ. Thọ trì năm giới là chấp nhận thay đổi hành động. Hành động trái với đạo lí nay quy y thuận theo nguyên lí đạo đức. Tóm lại ba quy y là giúp ta thay đổi tư tưởng tâm lí. Năm giới thay đổi hành động. Tâm lí thay đổi, hành động thay đổi. Chúng ta bước sang một cuộc sống mới. Quy y Tam Bảo tức là cải tà quy chánh nguyện sống cuộc đời thanh tịnh an lạc giải thoát cho tự thân và tha nhân. Một khi tư tưởng và hành động thay chiều đổi hướng thì cuộc sống cũng từ đó mà thay đổi. Bởi vậy quy y là nấc thang đầu tiên mà là mục tiêu cuối cùng của lộ trình giải thoát của mỗi hành giả.
                                      ***
Hỏi: Trong tam quy có một sự chế tài nào sau khi thọ tam quy không ?
Đáp: Sau khi thọ tam quy: Có ba sự chế tài. Khi đã quy y Phật rồi không quy y trời thần quỷ vật. Vì những vị ấy chưa ra khỏi con đường sanh tử, còn trong vòng luân hồi, khổ đau. Khi quy Pháp rồi ta không quy y với ngoại đạo tà giáo. Vì lí thuyết ngoại đạo tà giáo không phải là những phương pháp giúp cho chúng ta hết khổ và ra khỏi luân hồi sanh tử được. khi đã quy y tăng rồi không được quy y với thầy tà bạn ác. Vì thầy tà bạn ác không hướng dẫn ta đi con đường chân chính mà hướng dẫn ta đi con đường mê muội dẫn đến khổ đau.
                                                   ***
Hỏi: Năm giới gồm những giới gì?
Đáp: 1: Không sát sanh
             2: Không trộm cắp
             3: Không tà dâm
             4: Không nói dối
             5: Không uống rượu
                                                ***
Hỏi: Thế nào là không sát sanh?
Đáp: không sát sanh là không giết chết mạng sống của chúng sanh. Chúng sanh lớn như con người, con trâu, con chó, con bò, con heo..v..v. Nhỏ như con kiến con sâu đều có sự sống ta phải tôn trọng. Vì tất cả đều có giác tính như nhau, đều ham sống sợ chết, trái lại còn phải luôn luôn tôn trọng và cứu sống muôn loài. Ngay những cây cối vô tình nhưng cũng có sự sống ta cũng phải tôn trọng không đón phá bừa bãi. Tội ác lớn không gì bằng giết hại. Phước đức lớn không gì bằng cứu mạng sống chúng sanh.
Giết hại có ba hình thức:
1: Là tự mình giết
2: Khuyên người giết
3: Là tùy hủy tùy thuận cùng người giết
Cả ba trường hợp được liệt vào tội sát sanh
                                              ***
Hỏi: Thế nào là trộm cắp?
Đáp: trộm cắp là hình thức lấy của cải tiền bạc người khác không cho mà lấy, dưới nhiều hình thức khác nhau
Lắn lấy, cướp giựt lấy, lừa gạt để lấy, dùng quyền lức để lấy, trốn thuế dối đò..v..v.
Mọi hình thức đem quyền lợi về mình đều gọi là trộm cắp. Hoặc trực tiếp hay gián tiếp, với ba hình thức tự mình làm, thấy người làm mà vui theo được xem là nghiệp trộm cắp. Thì không những đã không trộm cắp mà ngược lại phải thực hiện hạnh bố thí nữa, họa lớn nhất không gì hơn tham lam. Phúc bao không gì hơn bố thí.
                                                   ***
Hỏi: Thế nào là không tà dâm?
Đáp: Dâm là hạnh bất chính làm tổn hại hạnh phúc gia đình mình và gia đình kẻ khác, làm mất thuần phong mĩ tục, làm cho trật tự an ninh xã hội nhiễu nhương rối loạn.
Dâm có hai hình thức: Chánh dâm và tà dâm
Chánh dâm là yêu thương vợ hay chồng mình khi đã chính thức kết hôn. Ngoài ra,vợ hay chồng mà yêu thương không đúng chổ, không thích hợp ngày giờ cũng gọi là tà dâm.
Còn tà dâm là yêu thương không phải là vợ mình hay chồng mình trong hôn thú thì gọi là tà dâm.
Tà là đối với chánh. Người Phật tử khi đã quy y cố gắng giữ gìn giới tà dâm. Không những đem lại hạnh phúc gia đình mình và người khác. Mà là nhân tố cơ bản để tiến đến con đường thoát sanh liễu tử. Trong kinh nói: “ sanh tử dục vi đệ nhất”. Tức là chúng sanh bị luân hồi sanh tử đều từ dục dẫn đầu. Thật vậy, sở dỉ ta có thân này là do dục của hai người nam người nữ ( Tức cha và mẹ ) cùng với ý nghiệp của ta lúc ban đầu mà có ra thân này vậy. Người Phật tử phải đoan chính trinh lương với tất cả mọi người. 
                                            ***
Hỏi: Thế nào là không nói dối
Đáp: Nói dối có bốn phương diện
             1: Nói lời độc ác
             2: Nói lời thêu dệt
             3: Nói lời hai lưỡi
             4: Nói lời không chân thật
Nói lời độc ác là những lời chưỡi mắng, nguyền rủa, thề thốt..v.v.
Nói lời thêu dệt là những lời hoa mĩ đẹp lòng người. Nhưng thật sự bên trong không phải vậy lời nói như vãi hòa ít xít cho nhiều, nhiều nói lại ít, nhỏ nói to..v.v.
Nói lời hai lưỡi tức nói lưỡi hai chiều tới người này nói phải, qua người kia nói trái. Ở người này nói tốt qua người kia nói xấu, đâm chích lẫn nhau, nhiều lúc dẫn đến thù nhau đánh nhau, giết nhau. Nhân gian gọi là đâm bị thóc thọc bị gạo hay là đầu xóc nhọn hai đầu.
Người đã thọ trì năm giới rồi thì phải tập nói lời chân thật, ngay thẳng, hiền hòa lợi mình lợi người.
                                           ***
Hỏi: Tại sao phải cấm uống rượu?
Đáp: Rượu hay bia là thứ làm loạn tinh thần, làm lu mờ trí tuệ. Trong hiện tại rượu là nguyên nhân sinh ra các bệnh tật, tai nạn, gây gổ, bất hòa, đầu mối của những cơn đấu đá nhau, dẫn đến đã thương và tử vong. Ngoài rượu còn có các thứ nguy hại còn mạnh hơn rượu. Là cờ bạc, thuốc phiện, a phiến. Rượu - Thuốc phiện là nguyên nhân dẫn đến phá các giới trên như giết người, cướp của, tà dâm, nói dối. Tuy phá một giới đồng phá các giới khác.
Rượu và các chất gây say nghiện, hiện tại có những điều nguy hại đến trí tuệ, tính mạng, tài sản của mình và của gia đình người khác. Còn làm mất an ninh trật tự xã hội nữa.  Còn trong tương lai sẽ đọa vào ba con đường dữ địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Trong kinh ví dụ Rượu là chất độc, độc hơn thuốc độc. Vì thuốc độc chỉ chết thân người chứ không làm mờ tâm trí, không gây khổ cho người khác. Mục đích của người tu theo Phật là tu tập trí tuệ, phát huy trí tuệ. Nhưng  ngược lại không làm cho trí tuệ phát sanh mà lại làm cho trí tuệ lu mờ thì không xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Là Phật tử tại gia hay xuất gia đều phải nghiêm giử  giới này mới mong có đời sống an lạc hiện tại và tương lai giải thoát luân hồi.
                                                 ***
Hỏi: Công dụng và lợi ích của năm giới Phật chế như thế nào?
Đáp: Người mà giữ đúng, giữ đủ năm giới thì tạo nên một con người có tư cách, có nhân phẩm, được mọi người kính yêu, đươc mọi người trọng dụng. Trong gia đình là cha hiền, con thảo. Ra ngoài xã hội là một công dân tốt. Nếu mọi người đều giữ năm giới này thì xã hội công bằng yên ổn, thế giới hòa bình an lạc.
                                                ***
Hỏi: Nếu năm giới mà không giữ hết thì làm sao? Có cách gì để tu tập không?
 Đáp: Khi thọ tam quy  và năm giới, phần thọ tam quy thì không cho lựa chọn phải thọ đủ ba quy y.
Ba quy y giống như kiền ba chân không thể thiếu được. Nhưng năm giới thì có thể cho phép lựa chọn, tùy hoàn cảnh và sức lực của mình mà thọ trì. Từ một giới hai, ba, bốn giới trong năm giới. Thọ trì một giới gọi là nhất phần ưu bà tắc hay ưu bà di, hai giới gọi là thiểu phần, ba giới gọi là bán phần, bốn giới gọi là đa phần, năm giới gọi là mãn phần hay toàn phần ưu bà tắc hay ưu bà di.
Nếu chưa đủ sức giữ hết năm giới thì chọn từ hai, ba, bốn mà mình nghiệm có thể giữ được, để phát nguyện thọ trì. Về sau quen dần sẽ phát nguyện thọ thêm cho đủ năm giới.
                                                   ***
Hỏi: Giả sử nếu không giữ được giới nào thì sao?
Đáp: Trong năm giới chả lẻ không giữ được từ một đến hai giới, mà đã là phật tử đã quy y rồi, mà vẫn còn giữ nhiều tính độc ác xấu xa hay sao?
                                         ***
Hỏi: Khi đã Phát nguyện thọ trì giới Phật chế rồi, nhưng bất đắc dĩ hoặc vô tình phạm phải, phá giới thì làm thế nào?
 Đáp: Khi đã phát nguyện thọ giới rồi mà phạm giới phá giới thì phải đối trước ngôi tam Bảo nguyện sám hối, nguyện không tái phạm nữa.  Trong lòng phải thực sự thấy xấu hổ và thành thật ăn năn hối lỗi thì tội lỗi mới tiêu trừ và giới thể mới trở lại thanh tịnh như khi chưa phạm.
                                               ***
Hỏi: Có người giữ đủ năm giới mà không quy y tam bảo thì có được không?
Đáp: Giới có hai loại giới thế gian và giới xuất thế gian. Luật pháp của quốc gia và giới của các tôn giáo khác gọi là giới thế gian. Còn giới luật của Phật chế  gọi là giới xuất thế gian.
Giữ giới thế gian mà không quy y Tam bảo thì hiện tại và tương lai thọ hưởng quả báo giàu sang trong cõi trời và cõi người, nhưng không được Tam Bảo hướng dẫn thì không khéo phúc báu giàu sang càn cao thì sự sa đọa càng sâu.
Quy y Tam bảo là chánh kiến thọ trì năm giới đặt nền tản trên năm giới. Năm giới lấy Tam Bảo làm  thể. Nên năm giới này gọi là chánh giới. Kinh dạy chánh kiến quan trọng hơn chánh giới. cho nên giữ năm giới mà không quy y Tam Bảo thì không có lợi ích thuyết thực. Giống như có hai chân hai tay mà không có con mắt chỉ đường , nếu có đi được thì phải lạc đường. Cho nên nhiều người tưởng rằng tôi sống không làm ác là đủ rồi, không cần phải quy y làm gì.
Giới Phật chế là để mọi người đi ra con đường chấm dứt sự khổ lâu dài miên viễn chứ không như tạm thời bớt khổ như giới luật và luật pháp thế gian.
                                        ***
Hỏi: Khi đã quy y rồi thọ năm giới rồi ta có cần khuyên bảo người khác làm như mình không?
Đáp: Mục đích của đạo Phật nói chung và bản thân người đệ tử Phật nói riêng đều cùng một chí hướng đó là: Tự lợi, lợi tha, tự giác và giác tha. Khi ta đã quy y rồi, thấy được sự lợi ích cao quý của quy y thì mỗi người nên khuyên cha mẹ, anh em, họ hàng, bà con..v..v. Nên quy y, Khuyên người quy y là ,một công đức rất lớn. Khuyên một người quy y là bớt cho xã hội một người làm ác.  Thêm một người thiện. Công đức khuyên người tin Phật rất lớn. Kinh dạy trong tất cả sự cúng dường, cúng dường chánh pháp là hơn hết. Mà cúng dường chánh pháp tức là tự mình sống đúng với chánh pháp và khuyên người sống đúng theo chánh pháp.
                                     ***
Hỏi: Như đã nói chánh tín tức là tin nhân quả. Vậy nhân quả là gì?  Và nhân quả có liên quan gì đến giới không?
 Đáp: Vâng. Nhân quả rất liên quan đến giới. Nhân và quả liên kết nhau như bóng với hình. Nhân là nguyên nhân. Quả là sự thành tựu, sự kết quả. Nhân như mầm cây trong hột. Quả là kết quả như trái cây đang chín trên cây. Trái do mầm sinh và mầm giống cây nào thì sanh ra trái cây đó, không lẫn lộn được. Mầm cây ngọt sanh ra trái ngọt, Mầm cây đắng sanh ra trái đắng..v.v. Luật nhân quả nào không do một hay nhiều nguyên nhân sinh ra, Mà đã có nguyên nhân. Tất nhiên phải có kết quả. Luật nhân quả chi phối toàn thể cuộc sống và bao trùm khắp vũ trụ. Không có cái gì thoát ra ngoài luật nhân quả được. Ngay giáo pháp của Phật cũng chỉ thuyết minh lý nhân quả mà thôi.
Nhân quả liên quan đến giới luật. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành. Nhân ác sẽ đưa đên quả ác. Ví như không sát sanh trái lại phóng sanh đó là nguyên nhân của quả sống lâu sống khỏe không bệnh tật. Không trộm cắp trái lại còn bố thí cúng dường, đó là nguyên nhân của quả báo giàu sang, phú quý bền vững, không bị kẻ trộm kẻ cắp. Không tà dâm đó là nguyên nhân của quả sum vầy, đầm ấm trong gia đình. Không nói dối là nguyên nhân của quả báo được nhiều người tin yêu kính trọng, Không bị lừa gạt. Không uống rượu đó là nguyên nhân của thông minh trí tuệ. Đây chỉ nói sơ lược một ít kết quả thông thường thôi. Chứ không nói hết sự mầu nhiệm vô cùng rộng lớn của luật nhân quả ảnh hưởng đến ba thời gian quá khứ, hiện tại và mai sau nữa.
                                      ***
Hỏi: Tại sao có người siêng năng làm ăn thật thà, không trộm cắp, không dối trá, nhưng suốt đời vẫn thấy chật vật thiếu thốn khốn khổ?
Đáp: Đó là kết quả của nguyên nhân trong kiếp quá khứ lưu lại đời nay. Luật nhân quả rất phức tạp. Với trí tuệ con người không thể hiểu hết được.
Luật nhân quả không giản dị như mọi người thường quan niệm. Có nhân quả đồng thời và có nhân quả khác thời, có nhân quả chuyển biến.v..v. Nhân quả đồng thời như tay ta đánh vào mặt trống tiếng vang liền phát ra., tai ta liền nghe tiếng. Nhân quả khác thời ( tức dị thời ). Ví như hôm nay, gieo hạt lúa ba tháng sau mới gặt, mới có cơm ăn. Hoặc như có một việc làm hoặc thiện hay ác. Mấy mươi năm sau, một trăm năm sau mới thấy kết quả. Nhân quả chuyển biến là như giống cây tốt, lại đem trồng lại chổ đất xấu, thiếu phân bón thì quả sẽ biến ra xấu.
Với các loại nhân quả đồng thời, dị thời và biến thời. Người ta không hiểu hết nên họ không tin và nghi ngờ nhân quả là không công bằng. Họ nói ông trời ở ác, kẻ ăn không hết người làm không ra là vậy.
                                      ***
Hỏi: Luật nhân quả do ai đặt ra?
Đáp: đó là một định luật tự nhiên như các định luật khoa học, không ai đặt ra cả. Phật đã giác ngộ và ngài đã phát minh ra được định luật ấy, soi đường dẫn lối cho chúng ta. Ví như định luật của Newton, Atimet..v.v. Đó là định luật thì tạo nhân tốt sẽ hưởng quả tốt, tạo nhân xấu hưởng quả xấu. Không phải trời thần hay quỷ vật nào cưỡng lại hoặc xen vào thường phạt hết.
                                             ***                                              
Hỏi: Tại sao ta phải thờ Phật và lạy Phật để làm gì? Chắc Phật cũng không muốn ta thờ ngài và lạy ngài, mà hễ sao ai tin Phật và lạy Phật có lợi ích gì không.
Đáp: Vâng. Phật không bảo thờ ngài và lạy ngài. Nhưng mà thờ Phật và lạy Phật là để tỏ lòng biết ơn Phật. Hằng ngày chiêm ngưỡng hình ảnh Phật để noi gương từ bi hỷ xả của Phật. Nhờ đó tâm ta liền tập dần dần các đức sáng ấy làm cho ta mỗi ngày gần Phật hơn. Ngoài ra lạy Phật còn là một cách tu luyện để thanh tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý. Khi lạy Phật thân đứng ngay ngắn để chiêm ngưỡng Phật, tức thanh tịnh thân, miệng niệm danh hiệu Phật, không nói lời xằng bậy, tức khẩu nghiệp thanh tịnh. Ý nghĩ đến bốn đức từ bi hỷ xả và vô lượng công đức của Phật là thanh tịnh ý. Trong tâm không có một ý nghĩ nào tạp loạn xen vào, tức ý nghiệp thanh tịnh. Vì tội lỗi do ba nghiệp sanh ra. Nay ba nghiệp được thanh tịnh, tức tội diệt Phước sanh.
                                         ***
Hỏi: Tại sao ta phải niệm danh hiệu Phật, niệm có lợi ích gì?
Đáp: Niệm Phật là nhớ nghĩ đến Phật. khi đã nghĩ nhớ đến Phật thì không nghĩ nhớ đến những việc khác giúp cho ý nghiệp được thanh tịnh. Pháp môn niệm Phật hay pháp môn Tịnh độ là một pháp môn rất dể hành trì lại có kết quả cao, rất mầu nhiệm và huyền diệu. Là Pháp khó tin mà dể hành trì, không ai là không thực hành được, không luận gìa trẻ, gái trai, tăng hay tục, trí hay ngu, khỏe mạnh hay bệnh tật đều tu được. không luận rãnh rỗi nhàn hạ, mà trong bận rộn công việc cũng tu được, đơn giản và gọn nhẹ nhất, tâm thành ý chuyên niệm, Lục Tự Di Đà trong bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi đều quan trọng niệm Phật phải thành tâm chỉ một việc cầu sanh tây phương chứ không nguyện gì khác. Mặc dù niệm Phật cầu mong các việc khác như mua may bán đắt, cầu cho hết bệnh tật cũng được, nhưng chưa phải mục đích chính của pháp môn. Lợi ích cũng có nhưng không bằng cao quý và tối thắng hơn niệm Phật cầu vãng sanh tây Phương Cực lạc.
                                                      ***
Hỏi: Tại sao niệm Phật lại cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc mà không cầu gì khác?
Đáp: Vãng sanh có hai mức độ:
             1: Hiện tiền vãng sanh
             2: Lâm chung vãng sanh
Ở đây từ vãng sanh không phải chết mới vãng sanh. Mà là trạng thái chuyển đổi tâm thức, trạng thái thay đổi hoàn cảnh, trạng thái chuyển hóa nghiệp. Chứ không phải cầu vãng sanh là cầu chết. Nói đến từ chết ai cũng lo sợ nên lúc niệm Phật không dám phát nguyện cầu vãng sanh.
Hiện tiền vãng sanh là lúc thân thể ta còn mạnh khỏe, tâm trí ta còn minh mẫn, mà hoàn cảnh cuộc sống tâm lý ta bị đau khổ buồn phiền, lo lắng, thiếu thốn. Nhưng khi thực hiện pháp môn niệm Phật trải qua thời gian ta thấy tâm lí ổn định tươi vui, cuộc sống vật chất trở nên đầy đủ, mọi lo lắng về vật chất, tinh thần trở nên ổn định. Đây gọi là trạng thái hiện tiền vãng sanh.
Còn lâm chung vãng sanh là lúc sắp xả bỏ xác thân tứ đại, hành giả biết trước ngày giờ lâm chung. Thân không bệnh tật, tâm không xao xuyến lo sợ, an nhiên xả bỏ thân. Đây gọi là lâm chung vãng sanh.
Tại sao phải cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc. Vì ở Tây phương Cực lạc dễ tu mau chứng. Mọi phương diện tinh thần vật chất đầy đủ không phải lo lắng tìm cầu như cõi Ta bà ta đang ở.
Ở Ta bà chúng ta đang ở, là cõi đầy bất an và nguy hiểm. Đối với bản thân con người thì bệnh hoạn, tai nạn luôn chực chờ. Đối với tâm lí thì mê mờ không sáng suốt, đối với đạo thì nhiều thầy tà bạn ác. Đối với xã hội thì chiến tranh luôn rình rập, cơm ăn áo mặc thì khốn khổ tìm cầu mới có. Đối với thời tiết thì mưa, gió thất thường, nắng hạn, bảo lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh.Nói chung thì ép ngặt xã hội con người thì nhiều điều nhiễu nhương. Khó tu, khó học, khó bảo toàn, khó chứng, khó thành. Vì thế nên cầu vãng sanh là nơi an toàn và nhiều thuận lợi, nhiều thắng Ta bà phải tu nhiều kiếp cũng chưa thành.
                                                  ***
  Hỏi: Tụng kinh có lợi ích gì?
    Đáp: Tụng kinh cũng như niệm Phật, sự lợi ích rất lớn lao không thể nghĩ bàn. Khi đọc tụng lời Phật dạy, tâm ta luôn tập được đức tính thanh tịnh, sáng suốt của Phật. Tự nhiên mỗi ngày ta được gần Phật một bước. Tụng niệm đến lúc thuần thục thì giữa ta và Phật không còn ngăn cách nhau nữa. Tâm ta tức tâm Phật. tâm Phật tức tâm ta. Đó là cứu cánh của sự tụng niệm.
    Lại tụng kinh là để hiểu rõ nghĩa lí của lời Phật dạy. Khi hiểu rõ nghĩa lí lời Phật dạy ta đem nghĩa lí ấy áp dụng vào cuộc sống, khiến cho cuộc đời ta thay đổi theo chiều hướng cao đẹp, thành người tốt trong xã hội, đem nhiều lợi ích cho tự thân và tha nhân.
                                                   ***
    Hỏi: Vì sao ta phải ăn chay? Ăn chay có lợi ích gì?
    Đáp: Người tu theo đạo Phật đều ăn chay. Ăn chay là thể hiện lòng từ bi thuận tập tánh hiền thiện. Ăn chay là trực tiếp hay gián tiếp giữ giới sát sanh. Ăn chay tránh được quả báo do sát sanh gây ra. Ăn chay giúp ta tránh những bệnh tật và góp phần làm cho môi trường trong sạch.
Ăn chay là phương Pháp giúp ta trợ duyên giữ giới và tinh thần tốt nhất. Vì ăn chay tạo cho ta dòng máu lạnh. Vì thế, tâm lí trở nên hiền hòa, đinh tĩnh dễ tu tập. Còn ăn mặn tạo dòng máu nóng. Tính tình hung bạo nóng nảy, khó tu, khó giữ giới.
Ăn cay rất có lợi ích, giúp cho cơ thể ít bệnh tật, giúp tâm trí giảm bớt phiền não, hóa giải nghiệp nhân quá khứ, không tạo nghiệp ác mai sau, dễ tu mau thành.
Ăn chay không phải là pháp đặc thù của đạo Phật. Mà thế gian cũng như các tôn giáo khác đều cùng đề xướng ăn chay và ca ngợi ăn chay là phương pháp bảo vệ sức khỏe và môi trường tốt nhất. Vì thế nên dù là đạo Phật hay không cũng đều nên ăn chay.
˜]
 Hỏi:    CẦU SIÊU VÀ VÃNG SANH
Do hoàn cảnh cuộc sống và gia duyên ràng buộc nên tôi không tu tập được nhiều nhưng lúc lâm chung chỉ cần tỉnh giác niệm Phật thì có được vãng sanh không?
Người không tu pháp môn niệm Phật thì có vãng sanh về Tây phương cực lạc không? Nếu không thì họ sanh về đâu?
Tôi thường thấy có các gia đình có người thân mất thì đến kỳ tuần chung thất họ tổ chức lễ kỳ siêu cho người thân rất trọng thể. Xin hỏi có thể tổ chức lễ cúng dường, bố thí để cầu siêu trong các tuần thất trước mà không đợi đến kỳ chung thất được không? Có nên đợi đến chung thất không?
Đáp: Lúc sắp lâm chung mà tỉnh giác niệm danh hiệu Phật A di Đà cầu vãng sanh. Tất nhiên sẽ được vãng sanh. Tuy nhiên để có được thành quả này là điều không đơn giản, công phu niệm Phật phải đạt đến nhất tâm bất loạn. Phải luôn tu niệm Phật lúc còn mạnh khỏe  có thể nói cả đời.   Thứ đến cận tử nghiệp sẽ phát huy sức mạnh cùng với sự đau đớn về thể xác và sự mê mờ của tâm thức làm cho những công phu cạn cợt không thể giữ vững được chánh niệm. Do đó đến lúc gần lâm chung mới ra sức niệm Phật là điều mạo hiểm, một trăm người chưa chắc có một hai người thành công. Nếu hành giả muốn thành công thì niệm Phật lúc còn khỏe còn mạnh, lúc chưa có bệnh. Sự tu tập sẽ có công năng mạnh hơn nhiều hơn. Và cũng là cách để tích lũy công phu để hổ trợ cho giờ phút lâm chung được tĩnh giác niệm Phật vãng sanh. Sự thành tựu vãng sanh được thiết lập trên nền tảng tín thâm, nguyện thiết và hành chuyên. Phải tin tưởng tuyệt đối vào nguyện lực của Phật A Di Đà, cảnh giới tịnh độ, sự vãng sanh. Lập chí nguyện vãng sanh một cách tha thiết, thành khẫn và kiên cố. Nổ lực hành trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà thật tinh cần chuyên nhất. Cho đến không gián đoạn, phải thực hành đầy đủ ba món tư lương  : tín-nguyện-Hạnh mới có khả năng thành tựu vãng sanh.
      Nếu nhận thức đơn thuần rằng, chỉ cần công phu bình thường, sơ sài. Nhưng khi lâm chung thì tinh tấn một chút là được vãng sanh. Điều này không thể xảy ra, ngay cả những người suốt đời tu tập cũng vẫn cần sự hộ niệm và trợ tiến. Bởi vì năng lực trợ niệm sẽ giúp cho họ duy trì chánh niệm vào danh hiệu Phật vững vàng hơn trước bảo tố của cận tử nghiệp.
      Đối với các hành giả phát tâm niệm danh hiệu Phât A Di Đà cầu vãng sanh tịnh độ. Nếu tinh tấn tu học công phu niệm Phật sâu dày thì chắc chắn được vãng sanh. Tùy theo năng lực tu tập của mỗi người mà vãng sanh vào  một trong chín phẩm của Tây phương cực lạc, cảnh giới y báo của Phật A Di Đà.
    Riêng đối với những hành giả chọn những Pháp môn tu tập khác, như tu thiền chẳng hạn. Mục đích chính của những vị này là đoạn trừ phiền não và thành tựu giải thoát. Lẽ tất nhiên nếu đã hoàn toàn giải thoát, thành tựu Niết bàn thì không còn liên hệ đến tái sanh nữa. Ngoại trừ vị ấy phát nguyện tái sanh hành Bồ tát đạo, cứu độ chúng sanh.
     Trong trường hợp chưa đạt được giải thoát Niết bàn. Trong đời này thì họ sẽ tái sanh vào một cảnh giới tương ứng với thiện nghiệp của họ. Và tất yếu với thiện nghiệp tu tập trong đời này họ sẽ tái sanh vào cảnh giới tốt đẹp, phước báo thù thắng. Nơi các cảnh giới ấy tạo thêm thắng duyên cho họ tu tập đến giải thoát hoàn toàn.
      Theo quan điểm của Phật Giáo Bắc truyền, con người sau khi chết, thân trung ấn tồn tại tối đa bốn chín ngày( 7 thất ). Đến chung thất, tuần thất cuối cùng thân trung ấn sẽ tái sanh vào một cảnh giới nào đó tương ứng với nghiệp lực. Vì vậy, tuần chung thất thường được tổ chức trọng thể nhằm cầu siêu và hồi hướng phước báo cho hương linh có thêm tư lương để sanh về cõi lành.
     Tuy nhiên, không nhất thiết phải đợi đến chung thất. Vì thân trung ấm sẽ tái sanh vào bất cứ vào thời điểm nào trong bảy tuần nếu nhân duyên hội đủ. Do đó, nếu gia đình có chủ ý làm các điều phước thiện như cúng dường, bố thí để hồi hướng cho hương linh thì thực hiện càng sớm càng tốt.
     Trong khi chờ kết nghiệp để tái sanh hương linh rất mong mỏi gia đình tu tạo phước đức để hồi hướng cho họ. Nếu được ân hưởng phước báo và nguyện lực khi chưa tái sanh. Sẽ có tác động rất tích cực đến xu hướng cảnh giới tái sanh. Còn nếu đã tái sanh rồi, hương linh vẫn được phước báo từ sự trợ duyên của thân nhân. Nhưng không thể thay đổi cảnh giới đã thọ sanh. Vì Vậy, nếu điều kiện cho phép thì thân nhân nên nhanh chóng tổ chức cầu siêu và hồi hướng phước báo cho hương linh, mà không nhất thiết phải đợi đến tuần chung thất.

                                   *****

HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét