Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

SỰ HÒA HỢP CỦA HAI YẾU TỐ HÒA BÌNH

SỰ HÒA HỢP CỦA HAI YẾU TỐ HÒA BÌNH TỪ BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG LÀ CỨU CÁNH HÒA BÌNH.

   Nhân tố nội nhân ngoại duyên, xuất thế và nhập thế đều quan trọng, là tinh thần của phật giáo Đại thừa, với mục đích thành tựu hòa bình cứu cánh, trang nghiêm cõi Tịnh độ. Nếu như chỉ chú trọng đến ngoại duyên hòa bình trong ước lệ, thì sự hòa bình đó không rốt ráo, không triệt để. Nếu như chú trọng nội nhân hòa bình, không chú ý đến ngoại duyên, tức đem sự hòa bình đến mọi người thì quan niệm hòa bình đó mang tính hạn hẹp. Nền hòa bình thật sự phải được xây dựng trên cơ sở nội nhân và ngoại duyên mới có thể giải tỏa được chiến tranh của thế gian, vì tâm đã hòa bình thì nó là nhân tố để dẫn đến xã hội, và ngay cả thế giới hòa bình.. Đây chính là tinh thần của Phật giáo Đại thừa.
Người học Phật cần phải hiểu rằng, thế gian pháp và Phật pháp là hai pháp giống nhau. Sự hòa bình của thế gian và tâm địa xuất thế gian đều đặt trên cơ sở tịnh hóa, làm trong sạch tâm hiếu chiến, đầy hận thù. Lòng hiếu chiến không hòa bình, tuy là cá tính của mỗi chúng sinh, được biểu hiện qua sự tham đắm chấp trước về lãnh vực kinh tế, văn hóa chính trị… nó chính là nhân tố dẫn đến cạnh tranh chiến tranh cho xã hội. Trong nội tâm của mỗi người tràn đầy lòng vị kỷ, cố chấp, thành kiến và ngu si thì làm gì có xã hội hòa bình, như vậy là sự liên đới giữa cá thể và tập thể, giữa tâm hòa hiếu từ cá nhân đến sự hòa bình từ xã hội.
  Quan điểm của Phật giáo Đại thừa là không những tịnh hóa ( giáo dục ) từng cá nhân mà còn phải tịnh hóa mọi người và ngay cả quốc độ.
  Tinh thần Bồ tát đạo của Phật giáo Đại thừa là tinh thần thực thi tinh thần hòa bình cho tất cả mọi người. Mang lại hìa bình cho mọi người,có nghĩa là mang lại sự hòa bình và an lạc cho chính mình, làm lợi ích cho mọi người cũng là làm lợi ích cho chính mình. Đây là tinh thần tự lợi lợi tha, lợi tha tức là tự lợi của Phật giáo Đại thừa.
   Người Phật tử chân chính là người mong cầu sự chân chính hòa bình, muốn có nền hòa bình chân chính cần phải có tâm hòa bình, tâm hòa bình là tâm không tham lam sân hận và ngu si. Sự hòa bình bằng những ước lệ bên ngoài là sự hòa bình trong giả tạm. Do vậy, nếu như chúng ta muốn có nền hòa bình không thể dùng vũ lực, kinh tế hay bất cứ lý do không chính đáng nào làm cơ sở cho nền hòa bình./.
             ( Bài trên trích từ những bài nói chuyện của Hòa Thượng Ấn Thuận – trong quyển Phật giáo và cuộc sống-  Người dịch  Thích Hạnh Bình )
                               ---------]---------

SỰ HÒA HỢP CỦA HAI YẾU TỐ HÒA BÌNH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét