Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

GIỮA CÁI SỐNG & CÁI CHẾT


          Sống là chủng bị cho cái chết, mà chết cũng là chủng bị cho cái sống .Thế mà loài  người xem cái chết là một sự khủng khiếp, là một tai họa, là một bi kịch lớn nhất trong loài người. Luật pháp nhiều nước kết tội nặng nhất là tội tử hình. Mạnh Tử xét về tình đời : “  Thương ai thì muốn cho người ấy sống, ghét ai muốn cho người ấy chết ”. Đối với thế thái nhân tình không ai là không bi cảm trước cái chết. Dù muốn dù không, dù sớm hay muộn thì “ Đích đến cuối cùng của mọi sự sống là cái chết ”, “ Mọi khoảnh khắc của cuộc sống là một bước tiến tới cái chết “
          Phật dạy sanh tử là đại sự .  Cho nên chết là một sự thách thức mà con người ai cũng sẽ phải gặp. Chết là một thách thức và là một sự đối phó. Bạn không thể tránh né sự thách thức của cái chết nó đến với bạn mà vấn đề quan trọng ở đây là làm thế nào để đối phó với một tâm lý mạnh mẽ và mang lại kết quả hữu hiệu cho bạn. Cái chết là một sự đe dọa là một sự uy hiếp tâm lý con người. Lúc gần chết cái bản năng sinh tồn của mỗi con người trổi dậy mãnh liệt, cho nên diễn ra tâm lý sợ chết. Dù là kẻ đã từng cướp của giết người không gớm tay cũng run sợ trước giờ hành hình, huống là kẻ bình thường.
          Bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ nói : “ Mọi người sinh ra đều bình đẳng” . Thật ra mỗi người mỗi nghiệp khác nhau làm sao bình đẳng được, mà trái lại mọi người có “ cái chết đều bình đẳng ”, vì mỗi người đều phải chết, khi mỗi người chết đều mang theo một quan tài, bất luận người ấy dù có quyền uy to lớn, địa vị cao sang hay của cải sung túc đều ra đi với hai bàn tay trắng, đây mới là sự bình đẳng chân thật
          Do đó con người phải làm gì để đối mặt với sự thách thức này, làm thế nào để đối phó với cái chết một cách nghiêm túc ?  Mỗi cá nhân đối diện với thách thức này có thái độ đúng đắn và cách đối phó có cao minh hay không thì đây là vấn đề chúng ta cần phải biết chuẩn bị cho mình khi còn khỏe mạnh và minh mẫn.
          Giáo sư Lưu Đại Trung, nhà kinh tế học nổi tiếng tại trường Đại học Cornell, sau khi biết mình mắc chứng bệnh ung thư nên cùng vợ uống thuốc độc tự tử. Lời ước hẹn của hai người : “ Tuy anh và em không sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm nhưng chúng ta nguyện chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm ”. khiến mọi người nghe tin sửng sốt. Khi đối diện với phút giây oan nghiệt giữa sự sống và cái chết, con người không còn hy vọng gì nữa. Người đi kẻ ở lại cảm thấy đau khổ hơn nên cả hai người  đồng ý cùng chọn cách ra đi một lúc như vậy.
          Người học Phật là huân tập cho mình một tâm lý  : “ sống không ham mà chết không lo sợ ”. Chính tâm lý tham sống sợ chết mới gây rắt rối cho mình và mọi người. Vậy các pháp môn  của Phật dạy đều hướng dẫn con người có một cuộc sống bình an và một cái chết tự tại.  Niệm Phật cầu sanh Tây phương là phương pháp giúp cho mọi hành giả hiện tại lạc trú lúc lâm chung chánh niệm vãng sanh. Lại nữa phương pháp hộ niệm giúp cho hành giả không sợ trước cái chết mà vững tâm trước cái chết. Trước giờ phút thay hình đổi dạng không lo không sợ tất nhiên sau đó sẽ đến cái chổ an lạc, không bị mọi khổ đau chi phối là vậy ./.


GIỮA CÁI SỐNG & CÁI CHẾT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét