Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

HỎI ĐÁP : SÁM HỐI, NHÂN QUẢ, VÔ THƯỜNG

Hỏi: Sám hối là gì? Sám hối có giống như lời xin lỗi không , thông thường như người ta thường dùng trong sự giao tiếp không?
Đáp: Chữ sám tiếng Phạn là samma. Hán dịch là hối quá. Kinh nói: Sám giả sám kỳ tiền khiên. Hối quả hối kỳ hậu quá. Nghĩa là: Sám là ăn năn lỗi trước. Hối là chừa bỏ lỗi sau. Sám hối dịch theo tiếng việt là ăn năn chừa lỗi.
Như thế trong chữ sám  hối có hàm nghĩa ăn năn hối hận. Vì những lỗi lầm đã phạm và từ đây về sau nguyện không tái phạm. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ xin chuộc lỗi mà sau này vẫn còn tái phạm thì chưa đúng nghĩa sám hối trong Đạo Phật.
Từ xin lỗi không giống hết nội dung và ý nghĩa của từ sám hối trong đạo Phật, từ xin lỗi đôi khi là lời nói xã giao với người mình đã làm sai quấy, nhưng trong thân tâm có thể chưa thực sự thay đổi sự sai trái của mình đã làm. Xin lỗi ở đời cũng như các tôn giáo phần đông dựa trên hình thức nhiều hơn là nội tâm. Sám hối của đạo Phật phải chuyển đổi tâm và thay đổi hành động thì mới đúng nghĩa sám hối và sau sám hối không tái phạm nữa mới thực sự là sám hối.
Thế gian sám hối chỉ dựa trên hình thức, ví dụ như có sai phạm thì bắt phạt, phạt tiền, phạt tù, phạt đánh đập..v.v. Nhưng sau đó họ lại tái phạm. Còn sám hối theo các tôn giáo là dùng vật tế lễ, dùng sinh vật như trâu bò, heo, ngựa để giết tế lễ, có chổ dùng mạng sống con người, hay máu người, máu súc vật để tạ tội tế lễ..v.v.
Vậy sự sám hối của đạo Phật đem lại sự an lạc thanh thản cho bản thân mà không gây đau khổ cho người và vật. Ngược lại sám hối và xin lỗi của thế gian và các tôn giáo không đem lại an lạc thực sự cho mình cho người và cho chúng sanh.
                                           *****
Hỏi: Bổn phận của người Phật tử tại gia phải làm thế nào mới phù hợp với lời Phật dạy.
Đáp: Người Phật tử tại gia có các bổn phận như sau:
1: Đối với tự thân
2: Đối với gia đình, cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, bạn bè.
3: Đối với xã hội
4: Đối với đạo Pháp
Để đúng nghĩa với danh nghĩa của người con  phật phải làm tròn nhân cách và bổn phận của mình.
Trước hết đối với tự thân là phải giữ đủ 3 quy y, không mê tín dị đoan. Đối với giới đức phải giữ tròn 5 giới. Đối với sự tu học phải luôn luôn trau dồi đức hạnh, tu tâm dưỡng tánh, học hỏi giáo lí, thường tham gia nghe giảng, tu bát quan trai, tham gia các Phật sự, từ thiện xã hội. Người Phật tử phải trau dồi thân tâm được an lạc, thanh tịnh, để làm người tốt trong đời, làm gương cho quần chúng và có cuộc sống giải thoát mai sau. Để thoát khỏi sinh tử luân hồi, tiến dần đến bờ giải thoát trong tương lai.
Đối với gia đình: Phải có bổn phận với cha mẹ thì phải hết lòng hiếu kính, chăm lo cha mẹ miếng ăn chổ ở thích hợp với thời tiết nóng lạnh trong 4 mùa, gánh vác cho cha mẹ những công việc nặng nhọc, giúp cho cha mẹ thư thái an vui tuổi già. Luôn nhớ nghĩ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đã khốn khổ nuôi ta nên người. Khi cha mẹ đau ốm phải kịp thời thuốc than chăm sóc, sớm viếng chiều thăm cha mẹ. Lo cho cha mẹ không nề khó nhọc, không sợ hao tốn. Khi cha mẹ còn khỏe, còn sinh tiền, hướng dẫn cha mẹ tin Tam Bảo, Quy Y Tam bảo, hướng dẫn cha mẹ nghe Pháp, tụng kinh niệm Phật cầu vãng sanh và làm việc phước thiện. Khi cha mẹ quá vãng phải lo tang lễ, tuần tự theo nghi lễ Phật Giáo tránh sát sanh hại vật.
Đối với con cái trong gia đình Phật tử phải khuyên dạy con cái bỏ ác làm lành, khuyên răn con học hành chăm chỉ xa bạn ác gần bạn lành. Hướng dẫn cho con chọn nghề lương thiện cho con tham dự vào công việc gia đình góp công góp sức vào xây dựng gia đình hạnh phúc. Hướng dẫn con tin Phật, quy y, ăn chay làm lành, lánh dữ.
Đối với thân bằng quyến thuộc phải thương yêu, hòa thuận, kính trọng lẫn nhau. Nhẫn nhịn nhau khi có sự nóng giận, tin tưởng lẫn nhau, giúp đở lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn.
Bỗn phận đối với vợ chồng: Phải chung thủy với nhau, kính trọng nhau, phải chia sẽ nhau trong công việc, như chăm sóc con cái, các việc trong nhà. Kinh tế tài sản cùng nhau chia sẽ nhẫn nhịn nhau khi có sự bất hòa, không ăn chơi phung phí mà phải tiết kiệm để làm vốn lo gia đình. Hết lòng chăm sóc cho nhau, an ủi nhau những lúc đau ốm bệnh tật, khó khăn.
Bổn phận đối với bà con thân thích: Luôn khuyên can nhắc nhở bỏ ác làm lành. Hết lòng giúp đở nhau những lúc bệnh hoạn tai nạn khó khăn. Siêng năng lui tới thăm viếng, hoan hỷ cho nhau những lỗi lầm không cố chấp giận hờn.
Bổn phận đói với thầy học đời cũng như thầy học đạo; Phải luôn kính mến thầy như cha mẹ, phải vâng lời thầy chỉ dạy. Phải giúp đở thầy trong những lúc khó khăn hoạn nạn. Phải siêng năng học tập để làm vui lòng thầy. khi còn học hay lúc hết học phải siêng thăm viếng thầy.
Bổn phận thầy đối với trò: Phải cần mẫn dạy dỗ, phải cố gắng làm cho học trò tiến bộ về cả tài năng và đức hạnh. Phải tìm những điều hay lẽ phải, những điều cần yếu giúp học trò in sâu vào tâm trí. Phải giải rõ những điều khó khăn khúc mắc cho học trò, phải có lòng rộng rãi, luôn mong muốn học trò giỏi hơn mình.
Bổn phận Phật tử đối với đạo Pháp: Phải luôn luôn tưởng nhớ Phật như một vị ân nhân, nguyện áp dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống, nguyện đem lời Phật dạy đến với mọi người, mọi nơi, mọi xứ, không từ chối một Phật sự nào, không nề gian lao khốn khổ mà thối tâm.
Luôn để tâm học hỏi giáo lí trong mọi thời mọi lúc, không ngừng nghĩ không tự mãn không lùi bước.
Đối với chư tăng hết lòng thành kính, xem chư tăng là vị thiện hữu tri thức. Cung kính vâng lời các vị minh sư và các thiện hữu. Siêng năng chăm chú nghe lời thầy giảng dạy, thẩm xét rồi như pháp áp dụng tu hành.
Phải cần học hỏi những pháp môn cần yếu với các vị minh sư chỉ dạy cho những pháp cần yếu phù hợp với căn cơ của mình để ngày đêm chuyên tâm tu học.
                                     *****
Hỏi: Thế nào là vô thường?
Đáp: Vô thường nghĩa là không thường, không có sự vật nào mãi mãi, ở yên trong một trạng thái nhất định. Mà luôn luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Các giai đoạn đó gọi là “Thánh trụ hoại không” hay là sanh trụ dị diệt. Tất cả các sự vật tròn vũ trụ từ nhỏ như hạt cát, lớn như trăng sao, đều phải tuân theo 4 giai đoạn ấy cả. Nên gọi là vô thường.
Khoa học đã chứng minh rằng: Trong thân thể ta, các tế bào, thay đổi luôn và trong thời kỳ 7 năm. Là tế bào cũ hoàn toàn thay đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho than người chóng lớn chóng già và chóng chết. Thân năm trước không phỉa thân năm nay, thân ban mai không phải thân buổi chiều, mỗi phút giây trong thân ta đều có sanh và chết.
VÔ THƯỜNG GỒM CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP NHƯ:
+ Thân vô thường - Tâm vô thường
+ Hoàn cảnh vô thường ...v.v......
+ Hoàn cảnh gồm có: Đất, nước, gió, lửa, lạnh, nóng...v..v
                                *****
Hỏi: Vô thường có phải là chân lí tuyệt đối không?
Đáp: Đứng về mặt hiện tượng vật thì hoàn toàn chính xác. Không có sự vật nào thoát khỏi sự chi phối của luật vô thường, vì thế trong kinh nói Vô thường thị thường.
Đứng về mặt bản thể thì vô thường của đạo Phật chỉ là một phương pháp chỉ rõ mặt trái của đời, để bài trừ những sự mê lầm, ngăn chặn người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết tuyệt đối.
Đức Phật cũng như vị lương y tùy theo chứng bệnh mà cho thuốc. Với bệnh chấp thường  thì dùng phương thuốc vô thường để đối trí, khi lành bệnh rồi thì Phật lại cho thứ thuốc bổ khác quí báu hơn là thuyết chơn thường bất biến. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật đã dùng tiếng chuông để chỉ bày cho ngài A Nan phân biệt đâu là “Biến đổi sanh diệt” với cái “Thường còn không thay đổi” đó là tính giác của chúng sanh.
                                          *****
Hỏi: Nhân quả là gì? Nhân quả có những đặc tính nào?
Đáp: Nhân là nguyên nhân. Quả là kết quả. Nhân là mầm là hột. Quả là cây là trái. Nhân là năng lực phát động. Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là 2 trạng thái nối tiếp nhau, tương quan mật thiết với nhau. Nếu không có nhân thì không có quả.
Có 4 đặc tính của luật nhân quả.
1: Nhân nào quả nấy ( Đậu sinh ra đậu )
2: Một nhân không thể sinh ra quả ( Phải có duyên )
3: Trong nhân có quả, trong quả có nhân ( Hột sinh ra cây, cây sinh ra quả, trong quả lại có hột )
4: Sự phát triển nhanh hay chậm từ nhân đến quả phải có duyên can thiệp vào.
Hỏi: Hiểu hết và áp dụng luật nhân quả đem lại cho người phật tử lợi ích gì?
Đáp: Người hiểu luật nhân quả và áp dụng luật nhân quả vào đời sống có những lợi ích như sau:
1: Giúp chúng ta không mê tín dị đoan, không tin tưởng sai lầm vào thần quyền.
2: Hiểu và áp dụng luật nhân quả giúp cho lòng tin kiên cố chân chính tin vào chính mình.
3: Giúp cho chúng ta không chán nãn, không thối chí, không trách móc, không van xin cầu khẫn.
Hỏi: Luật nhân quả là đúng đắn, cân bằng sao lại thấy có người hiền lành lại gặp tai nạn, có người ác độc lại được may mắn.
Đáp: thời gian tiến triển từ nhân đến quả có lúc nhanh, lúc chậm chứ không phải khi nào cũng đồng nhau. Gọi là nhân quả đồng thời và nhân quả khác thời. Có thứ nhân quả xảy ra ngay gọi là nhân quả đồng thời. Như tay đánh xuống mặt trống thì trống van lên liền. Còn nhân quả khác thời là ví như hôm nay trồng lúa thì 3 tháng sau mới thu hoạch.

Vậy nếu có người trong hiện làm việc hung ác mà có cuộc sống an lành là do đời trước tạo nhân hiền thiện nay họ đang hưởng. Lại có những người làm việc hiền thiện mà mà lại gặp những chuyện không may mắn. Là do đời trước họ tạo cái nhân không tốt nay họ  trả quả, còn cái nhân hiền thiện chưa đủ cân bằng hóa giải cái ác trước kia, phải đợi đời sau mới hưởng, mới chịu quả báo xấu. Cũng như có người không làm mà vẫn có ăn là do năm trước họ đã làm rồi, nay họ hưởng và có người làm tất bậc mà không đủ tiêu xài là do đời trước họ ăn chơi không làm nên nay nhận lãnh quả  thiếu thốn. Cũng như người hền từ mà gặp tai nạn là do cái nhân dời trước gây cái nghiệp không tốt. Việc làm hiền từ của người đó qua đời sau mới hưởng. Có người làm ác mà yên vui là do cái nhân đời trước làm thiện, còn cái việc làm ác của họ qua đời sau sẽ trả.

HỎI ĐÁP : SÁM HỐI, NHÂN QUẢ, VÔ THƯỜNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét