Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

LÒNG TIN LÀ GỐC VÀO ĐẠO


          Lòng tin là cửa ngõ vào đạo, lòng tin là mẹ đẻ của mọi công đức. Lòng tin là nơi nuôi lớn căn lành, lòng tin có thể vượt qua các ma chướng, lòng tin có thể vào định. Lòng tin có thể thoát biển sanh tử luân hồi, lòng tin có thể thành tựu đạo giác ngộ của Phật.
     Trong ngũ căn lấy tín căn làm đầu, trong ngũ lực cũng lấy tín lực làm đầu, trong thập hạnh cũng lấy tín hạnh làm đầu v.v.. Như vậy cửa yếu vào đạo lấy lòng tin làm cơ sở để thành tựu mọi công đức mọi phật sự v.v  Cho nên trong pháp môn niệm Phật cũng lấy TÍN làm đầu  . . . Tín mới đến hạnh và nguyện là ba yếu tố ba điều kiện tiên quyết để làm tư lương trên con đường về Cực lạc Tây phương . .
      Pháp môn tịnh độ được gọi là pháp môn :
          HỢP THỜI, HỢP CƠ, DỄ TU, DỄ CHỨNG. Thế nào gọi là hợp thời hợp cơ dễ tu dễ chứng ?  có những lý do sau đây :
-                                       Hợp thời : Vận pháp của Phật có ba thời : Chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Chánh pháp có ngàn năm, tượng pháp có ngàn năm còn mạt pháp 10 ngàn năm. Thời chánh pháp tu giới dễ thành công, thời tượng pháp tu định ( tu thiền ) dễ thành công, còn thời mạt pháp tu tịnh dễ thành công. Hôm nay Phật lịch 2555 năm, chánh pháp đã qua, tượng pháp đã đi qua, chúng ta đang ở thời mạt pháp 555 năm rồi. Vì thế nên tu tịnh độ đễ thành công. Vì sao dễ thành ? vì pháp môn có sự tự lực cọng tha lực. Sức tu của chính mình cùng với sự trợ lực của Phật và chư bồ tát nên dễ thành. Ví như ghe thuyền ngoài sức chèo chống của con người có thêm sức gió và sự xuôi nước cho nên ghe thuyên mau đến.
-                                       Hợp cơ : Chúng sanh căn tánh không đồng, có kẻ ngu người trí, kẻ sang người hèn, kẻ ác người thiện, kẻ mạnh người yếu v.v.. mỗi một căn tánh phải có mỗi pháp môn để tu tập mới hợp thì mới có kết quả nếu không thì tu không thành. Cũng vậy con người có nhiều loại bịnh, tùy theo mỗi loại bịnh mà bác sĩ cho uống các thứ thuốc khác nhau không đồng. Chúng sanh đa nghiệp phật nói nhiều pháp môn, có đến 84000 pháp môn để đối trị tâm bịnh chúng sanh. Trong 84000 pháp môn đó lại có pháp môn thông các pháp môn khác đó là pháp môn tịnh độ. Pháp môn bao tùm cả ba căn thượng trung hạ. Là pháp môn không lựa chọn, không bỏ sót một căn cơ nào nên gọi là hợp cơ. Tức là hợp với tất cả căn cơ dù là thấp hay là cao. Dù có cao như các bậc đại Bồ tát như Phổ Hiền, Quan Âm, Thế Chí cũng dùng pháp môn này mà độ sanh. Dù là căn cơ thấp nhất như loài người không biết một chữ cũng tu được, hay người đau bịnh liệt giường nằm một chỗ cũng có thể tu được hay hạng súc sanh như gà ngỗng, két v.v có duyên cũng tu được vì thế nên gọi hợp cơ. Trong khi các pháp môn khác không thể dẫn dắt hết mọi căn cơ như pháp môn tịnh độ được. Pháp môn tịnh độ được dụ như nước, nước mọi loài chúng sanh có sự sống đều dùng được, không phân biệt con người hay sinh vật hoặc cây cối đều có khả năng hấp thụ nước để mà sống. 
     Dễ tu :
     Biến nhất thiết nhơn: Cũng vì thế nên gọi là pháp dễ tu : Trai gái, già trẻ, thông minh, ngu dốt tật bịnh, khỏe mạnh, nhàn rỗi, bận rộn v.v đều tu được .
    Biến nhất thiết xứ :  Bất luận ở đâu tu cũng được. Trong nhà ngoài chợ, chổ sạch chỗ dơ, chỗ thanh tịnh hay không thanh tịnh v.v đều tu được.
   Biến nhất thiết thời : Thời gian nào cũng tu được, sáng trưa chiều tối, ban ngày hay ban đêm lúc nào tu cũng được không đợi ngày giờ năm tháng.
  Biến nhất thiết nghi : Nghi là oai nghi gồm có bốn là đi đứng nằm ngồi. Đi niệm Phật , đứng cũng niệm Phật, ngồi niệm Phật và nằm cũng niệm phật được. Không nhất thiết là phải một tư thế ngồi, tùy theo hoàn cảnh, sức khỏe mà ta có thể niệm Phật. Ví như người bịnh không thể ngồi thì nằm vẫn niệm Phật được, hoặc có việc ta phải đi hay đứng thì ta vẫn niệm Phật được.
   Biến nhất thiết hành :  Niệm lớn, niệm nhỏ hay niệm thầm đều được. Tùy theo sức khỏe hay chổ thanh tịnh hay không thanh tịnh, chổ đông người hay không có người mà ta niệm nhỏ niệm to hay niệm thầm đều được. Niệm có khánh có mõ hay không khánh không mõ đều được. Niệm một mình hay niệm cùng nhiều người cũng được. Niệm 6 chữ Nam mô A Di Đà Phật hay niệm 4 chữ  A Di Đà Phật cũng được thùy theo đạo tràng nào niệm 6 hay niệm 4 . Niệm chậm  hay niệm kéo dài theo nhạc điệu đều được.
  Biến nhất thiết cảnh : Hoàn cảnh nào, tình huống nào niệm Phật cũng được. Vui hay buồn, rảnh rang hay bận rộn, tự do hay mất tự do cũng đều niệm phật được. Thậm chí nóng giận niệm Phật cũng được. Thay vì la rầy sân si để đáp trả cơn bực tức ta niệm Phật lớn tiếng để cho cái giận tức nó thoát ra ngoài tiện hơn là la  mắn chữi bới, khó chịu cho mình và cũng khó chịu cho người khác. Mỗi khi buồn giận khởi lên thay vì nghĩ đến sự bực tức ta lại thay vào đó chuyên tâm niệm Phật.
  Biến nhất thiết pháp : Được gọi là pháp môn hoành siêu tam giới thâu nhiếp ba căn là pháp môn bao trùm các pháp môn. Có nghĩa là pháp môn tịnh độ nó chứa đựng tất cả các pháp môn khác, nào là thiền định, mật, trì giới, tinh tấn v.v.. Ví như khi hành giả niệm Phật đạt được nhất tâm bất loạn thì lúc đó tâm của hành giả ở trong định, trong giới, trong sự tinh tấn . . . cho nên gọi là bao trùm tất cả pháp. Là pháp dụng công ít mà kết quả nhiều.
  Con đường tắt trong con đường tắt : Pháp môn niệm Phật chỉ trong một đời sẽ xong, không cần phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp nhiều năm. Trong kinh Di Đà nói hành giả nào hoặc nam hay nữ niệm phật từ một ngày cho đến 7 ngày được nhất tâm bất loạn thì Phật và Bồ tát sẽ thọ ký bảo lãnh lúc lâm chung không rơi vào đường ác mà Phật và bồ tát sẽ tiếp dẫn về cõi Cực lạc.
    Dễ chứng : Là pháp môn gồm có tự lực và tha lực nên dễ tu dễ thành. Pháp môn có ba bậc chín phẩm không bỏ sót chúng sanh nào nên gọi là dễ . Ngắn nhất 10 niệm lúc lâm chung, dài hơn 7 ngày và bảo đảm nhất là tu trọn trong một đời thì không ai là không thành.

  

LÒNG TIN LÀ GỐC VÀO ĐẠO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét