Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

HỌC ĐẠO PHẢI CÓ TÂM THÀNH KÍNH

HỌC ĐẠO PHẢI CÓ TÂM THÀNH KÍNH         

Học đạo không phân lớn nhỏ, đều phải lấy sự thành kính làm chủ. Đức Như Lai trong bao kiếp xa xưa, muốn khiến chúng sanh đồng thành giác đạo, nếu không gieo duyên, sẽ không do đâu đắc độ. Do vậy Phật bèn hiện đủ mọi sắc thân hiện hình trong sáu nẻo, đủ mọi phương tiện tùy cơ lợi vật, mở ra đủ cả ngàn môn đồng quy một đạo. Kẻ thiện căn chưa gieo, chưa chín muồi, chưa giải thoát, Phật bèn làm cho kẻ ấy gieo, chín muồi, giải thoát. Nên dùng thân nào để độ được, bèn hiện thân ấy để thuyết pháp. Mây bủa cửa Từ, sóng trào biển Hạnh. Lục độ đều tu, Tứ Nhiếp cùng lợi ích trọn khắp. Đấy là bố thí, trong ngoài đều xả, nghĩa là quốc thành, vợ con, đầu mắt, tủy não, tay chân, thịt trên thân đều hoan hủy thí cho. Kinh Pháp Hoa nói: “ Xem trong tam thiên đại thiên thế giới, không có chổ nào chừng bằng hạt cải mà chẳng phải là chỗ Bồ Tát xả thân mạng”.
 Người học đạo thì đối với những gì Phật đã nói đều phải nên tín thuận. Ví  như ăn mật, dù ở chính giũa hay ở xung quanh đều ngọt ngào, kinh Phật nói cũng như thế. Biển cả tuy có chổ cạn chổ sâu, nhưng nước vốn chẳng hai vị:
 Kinh dạy: “Thân người khó được Phật Pháp khó được nghe”. Nếu không có nhân duyên kiếp trước thì danh hiệu của Phật còn chẳng được nghe, huống chi là dược thọ trì, đọc tụng, tu nhân chứng quả ư?
 Tam thế Như lai đều cúng dường Pháp, huống gì hạng phàm phu sát đất, toàn thân đầy nghiệp lực, như tù phạm tội nặng bị giam cầm lâu ngày trong lao ngục, không cách gì thoát ra được. May sao nhờ vào thiện căn đời trước, được xem kinh Phật, như tù nhân nhận được lệnh tha, mừng rở vô ngần. Do vậy, bèn nương theo kinh Pháp vái chào tam giới mãi mãi, thoát khỏi lao ngục sanh tử vĩnh viễn, đích thân chứng tam thân, về thẳng quê nhà Niết Bàn. Vô biên lợi ích đều do nghe kinh bèn đạt được, há có nên dựa theo tri kiến cuồng vọng chẳng giữ lòng kinh sợ, buông tuồng khinh nhờn ư? Nếu khinh nhờn thì không đạt được lợi ích chân thật nơi Phật Pháp.
 Nguyện suốt đời dốc lòng thành kính. Tâm ý nghiêm túc, thân miệng ý thanh tịnh, dứt sanh tâm thô lậu, luôn y theo lời phật dạy mà hành trì. Có như vậy mới không phụ lòng Phật Tổ.

˜]

HỌC ĐẠO PHẢI CÓ TÂM THÀNH KÍNH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét