Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

PHẨM THẬP NIỆM


Trong 40 đề mục tu thiền nguyên thuỷ, phương pháp niệm là một trong các đề tài thiền quán. Trong phẩm thập niệm. Đức Phật dạy : “ Hảy tu hành một pháp, hảy quảng bá một pháp, các người sẽ được thần thông, bỏ các loạn tưởng, nhanh chóng được quả Sa môn, tự thân đạt đến Niết Bàn. Một pháp ấy là gì ?    Đó là   “ niệm Phật ”. Tương tự như vậy, đối với pháp môn niệm Pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm hưu tức ( tức sự tịch tỉnh của Niết bàn ), niệm hơi thở, niệm thân và niệm sự chết.
          Phẩm Quảng Diển : Gồm 10 kinh, giải thích phẩm Thập niệm. Thế nào là tu hành niệm Phật ? Đức Thích Tôn giải thích: “ Nếu có tỳ kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, cột niệm ở trước, chuyên tinh niệm Phật, không  có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không hề rời, niệm tưởng công đức của Như Lai.
          Đoạn kinh trên nêu rõ hai phương pháp niệm Phật cơ bản là : Trì danh niệm Phật và Quán tưởng niệm Phật. Trong phương pháp thứ hai, tức nhớ đến hình tướng và công đức của Như Lai, là quán tưởng như vầy : Thể của Như Lai được thành tựu từ kim cương, đầy đủ 10 lực, 4  vô sở uý, dõng mãnh giữa đại chúng. Gương mặt của Như Lai đoan chánh vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không thể phá hoại, trong sạch không tỳ vết cũng như lưu ly. Tam muội của Như Lai chưa từng giảm sút, đã tỉnh chỉ, vĩnh viển tịch tịnh, không có niệm khác. Các thứ tình kiêu mạng, ngang bướng đã vắng im, ý tham dục, tưởng sân hận, tâm ngu hoặc, mạn kết do dự, tất đều tận trừ. Huệ thân của Như Lai, trí không bờ đáy, không bị chướng ngại. Thân Như Lai được thành tựu từ giải thoát, các cõi đã hết, không còn sanh phần để nói “ Ta sẽ đoạ nơi sanh tử ”. Thân Như Lai đã vượt qua thành trì của tri kiến, biết căn cơ người khác đáng được độ hay không được độ, chết đây sanh kia, xoay vần qua lại trong ngằn mé sanh tử, có người giải thoát, người không giải thoát, Như Lai thảy đều biết tất cả.
          Thế nào là tu hành niệm pháp ?  Pháp của Như Lai nói ra là để trừ các  dục ái, không còn trần lao, tâm khát ái vĩnh viển không khởi lên nữa. Bởi vì “ Phàm chánh pháp là nơi dục lạc mà đạt đến vô dục, lìa các kiết phược và các bệnh của triền cái. Pháp này giống như các loại hương, không có tỳ vết của niệm loạn tưởng. Đó là tu hành niệm Pháp .
          Thế nào là niệm Tăng ? Là nhớ nghỉ “ thánh chúng của Như Lai, thành tựu từ nghiệp lành, chất trực, thuận nghĩa, không có tà nghiệp, trên dưới hoà mục, pháp pháp thành tựu. Thánh chúng của Như Lai thành tựu giới, thành tựu tam muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu tri kiến giải thoát. Thánh chúng của Như Lai, xứng đáng được tuỳ thuận cung kính thừa sự, lễ bái. Sở dĩ, vậy là vì ruộng phước của thế gian. Ở trong chúng này đều cùng là pháp khí, cũng vì tự độ lại độ tha đến đạo ba thừa.
          Thế nào là niệm giới ? Niệm giới có nghĩa là dừng các điều ác. Giới hay thành đạo, khiến người hoan hỷ. Giới là tràng anh lạc đeo thân, hiện những vẽ đẹp.“ Phàm cấm giới giống như bình kiết tường, mọi sở nguyện liền đạt được. Mọi pháp đạo phẩm đều do giới mà thành tựu. Như vậy, tỳ kheo thực hành cấm giới sẽ thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chổ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết bàn, cho nên, này các tỳ kheo, luôn phải tư duy không rời niệm giới liền sẽ được những thứ công đức thiện này.
          Thế nào là niệm Thí ?  Tu tập bố thí thì phải vĩnh viển không có tâm hối hận, không mong đền đáp để được thiện lợi. Bố thí không những chỉ dùng tài vật, mà khi có người hại mình, : “ dùng tay đánh , đao trượng đập, gạch đá ném , ” mình cũng sẽ khởi lòng từ, không nổi sân hận. Đó là vừa pháp thí, vừ    Thế nào là niệm thiên ? Niệm thiên là nhớ nghỉ đến phước lạc của chư thiên cõi trời, thân phóng ánh sáng toả khắp mọi nơi, nên nổ lực tu tập. “ thân, miệng, ý trong sạch không tạo hạnh nhơ, thực hành giới”. để thành tựu thân cõi trời kia.
          Thế nào là hưu tức ? Hưu tức là tâm tưởng  lắng đọng, chí tánh an nhàn, không nóng nảy, tâm hằng chuyên nhất, thích nơi vắng vẻ, thường tìm phương tiện nhập định Tam muội, thường niệm tưởng không ham tranh thắng, giành chổ trước trên. Thường nhớ nghỉ như vậy gọi là tu hành niệm hưu tức.
          Thế nào là niệm hơi thở ? Niệm hơi thở là một phần của niệm thân trong 4 lãnh vực quán niệm “ Tức là khi hơi thở dài, hảy quán biết hơi thở ta hiện đang dài, nếu hơi thở lại ngắn, hảy quán biết hơi thở ta hiện đang ngắn ”.
          Trong sự sống hằng ngày, ta thường để tâm rong ruổi theo ngoại cảnh bên ngoài, đắm chìm trong quên lãng, lâu ngày ta trở nên xa lạ với chính mình. Thực tập quán niệm hơi thở giúp ta ý thức được sự sống đang có mặt, đưa tâm trở về với thân, để tiếp xúc với sự sống trong giờ phút hiện tại, để đưa ta trở về với chính ta.
          Thế nào là niệm thân ?  Niệm thân là quán sát từng bộ phận của cơ thể, “ Từ tóc , lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, mật, gan, phổi, bàng quang, phẩn, tiểu, da dày, dịch vị, nước mắt, đờm dãi, mủ, máu, mỡ, nước miếng, đầu lâu, não, ”. v.v  Quán chiếu như thế để thấy được tự tánh duyên sinh vô ngã của tự thân. Mỗi bộ phận trong cơ thể đều chứa đựng đầy đủ những dữ kiện về tự tánh của vạn hữu vũ trụ. Do đó, hành giả có thể đạt tới cái thấy về tự tánh vũ trụ trong khi quán chiếu về tính duyên sinh của một sợi tóc .
          Thế nào là niệm chết ?  “ Chết là mất ở đây sinh ở kia , qua lại các đường, sinh mạng trôi đi không dừng lại, các căn tan hoại, như khúc gổ mục nát, mạng căn đoạn tuyệt, giòng họ chia lìa, không hình không tiếng, cũng không tướng mạo ”. Như vậy là thực tập về niệm sự chết. Bài tập này giúp hành giả thấy được tính chất vô thường và chắc chắn phải tan hoại của cơ thể./.

                   Biển khổ mênh mông sóng ngập trời
                    Khách trần chèo lái chiếc thuyền chơi
                    Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
                    Cũng chỉ nằm trong bể khổ thôi
                                      d Y c
                   Ta bà khổ, Ta bà lắm khổ
                   Sanh bịnh già, thân khổ biệt ly
                   Thân người đời sống chẳng ra chi

                   Bước chân cõi tạm, khi đi lúc về

PHẨM THẬP NIỆM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét