Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

PHẢI ĐOẠN TRỪ MỌI CĂN NGUỒN SI MÊ


           Người niệm phật đôi khi đối với SỰ, LÝ  của mọi vấn đề mà chưa hiểu rõ ràng, rồi từ đó dẫn sanh tất cả điều mê hoặc khiến cho tâm niệm không yên ổn. Đó là lúc nghiệp si nổi lên phá hoại chánh kiến của mình.
            Chẳng hạn trong khi đang hành trì, thoạt có kẻ nói rằng: “ Phải niệm chừng nào nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh. Nay xét mình khó thực hành đến trình độ ấy, e uổng công phu bấy lâu nay nổ lực, rồi sanh ý tưởng phân vân. Đó là hiện tướng của nghiệp si ”.
           Thật vậy, si mê là nguồn gốc của tất cả phiền não, THAM và SÂN đều do SI mà phát khởi, còn MẠN. NGHI và ÁC KIẾN cũng đều do SI mà ra.
            Như khi khởi niệm “ Sự hành trì của ta, sự siêng năng của ta, thì chưa chắc có người nào đã bằng được. Đó là NGÃ MẠN phiền não ”.
           Lúc niệm Phật bổng sanh ra ý nghỉ : “ Cõi Cực Lạc trang nghiêm như vậy, còn mình thì nghiệp dầy phước mõng, làm sao mà vãng sanh được ?. Đó là NGHI phiền não.”.
            ÁC KIẾN là sự thấy hiểu cố chấp xấu ác, gồm có 5 điều: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến, và Giới kiến thủ .
           Như đang tu trì, chợt nghỉ rằng : “ Thể chất mình ốm yếu, hôm nay lại làm việc nhiều chắc là mõi nhọc, vậy nếu niệm Phật lâu hơn nữa e phải lâm bệnh”. Đó là THÂN KIẾN.   Hoặc nghỉ rằng: “ Chết rồi thì như đèn tắt, nếu có đời trước sao mình lại không nhớ ? Tốt hơn là nên tu tiên để được sống lâu không chết”. Đây là ĐOẠN KIẾN. và THƯỜNG KIẾN trong biên kiến.  Hoặc suy tưởng  rằng : “ Tại sao có người làm lành lại chết yểu, mà lại chết một cách dữ dằn, còn kẻ làm ác thì lại sống lâu, mà chết rất yên ổn tốt đẹp ? ”. Đây là lối chấp TÀ KIẾN , không thấu suốt nguyên lý NHÂN QUẢ của ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai.
             Có kẻ lại nghỉ rằng: “ Tu theo cách luyện điển của các pháp khác, mới có vài tháng đã thấy có sự lợi ích. Còn nay niệm Phật đã lâu sao không thấy có chuyển biến chi cả.”. Đây là KIẾN THỦ KIẾN, tức là chấp lấy nhận thức sai lạc của mình và không chịu lấy chánh giáo để soi chiếu sự hành trì, cũng như hướng dẫn đời sống của mình.
             Hoặc lại suy nghỉ : “ Bên các đạo khác họ đâu có kiên cử sát sanh mà vẫn cầu về Thiên Đường cũng như mình cầu về Cực Lạc, vậy cần chi phải giữ giới sát ? ”. Đây là GIỚI THỦ KIẾN, tức là sự hiểu biết sai lầm về Giới pháp.

             Tóm lại, thì hình thức của nghiệp SI quả thật quá nhiều. Người quyết tâm niệm Phật cần nhất là phải y theo kinh điển Đại thừa và đặt trọn vẹn lòng tin vào Đức Phật. Đối với đạo lý sâu xa, nếu có điều nào mà mình không biết, nên tìm hỏi nơi bậc thiện tri thức chứ đừng để sự si mê lôi kéo tâm hồn mình, khiến mình đánh mất chủ hướng khi pháp môn niệm Phật là pháp thâm diệu, khó tin và khó hiểu hết.

PHẢI ĐOẠN TRỪ MỌI CĂN NGUỒN SI MÊ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét