Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ KHÔNG BÌNH ĐẲNG

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ KHÔNG BÌNH ĐẲNG

      Sự đấu tranh không luận ở dưới hình thức nào, bằng lời nói hay hành động đều phát xuất từ một sự kiện nào đó, việc này được gọi là “ tranh sự ”, tức là vì một sự kiện nào đó mà dẫn đến tranh đấu. Sự kiện tranh đấu này là do sự phân chia quyền lợi không bình đẳng mà sanh. Chính vì yếu tố này mà đức Phật  quy định tăng đoàn cần phải tuân thủ ba nguyên tắc: Kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng hành và lợi hòa đồng quân. Mục đích của ba nguyên tắc này là muốn cho cộng đồng Tăng già sống trong sự bình đẳng, từ yếu tố bình đẳng hình thành một cộng đồng sống chung với nhau hòa hợp. Nếu như trong cuộc sống không bình đẳng thì khó mà hình thành cuộc sống hòa hợp.
Kiến là tư tưởng; giới là giới điều, là nguyên tắc; Lợi là những điều kiện sinh hoạt về vật chất thuộc về kinh tế. Tất cả những sự tranh cãi, đấu tranh không ngoai ba vấn đề là tư tưởng, pháp chế và kinh tế. Sự phân chia ba yếu tố này không hợp lý không bình đẳng là những yếu tố ngoại tại, vì sự phân chia không bình đẳng ở bên ngoài cho nên tạo thành tâm tư không hòa hợp bên trong. Do vì tâm tư không hòa hợp cho nên tạo thành gia đình cãi vả với nhau, hàng xóm mắng nhiếc tranh tụng lẫn nhau, tổ chức với tổ chức, quốc gia với quốc gia tranh đấu tranh, chém giết, tàn sát lẫn nhau.
Những  nhà duy vật cường điều về những nguyên nhân không bình đẳng từ bên ngoài, nhất là sự không bình đẳng về đời sống kinh tế, cho nên căn cứ vào kinh tế, lấy nó làm thước đo để thiết lập chế độ xã hội. Các nhà duy tâm thì ngược trở lại đặc biệt chú trọng những yếu tố từ trong nội tâm, cho nên cường điệu về giá trị đạo đức, lấy đạo đức làm căn bản để thiết lập chế độ xã hội. Quan điểm của Phật giáo không giống như các nhà duy vật hay duy tâm, ngược lại cho rằng, yếu tố bên ngoài là đời sống kinh tế, yếu tố bên trong là giá trị đạo đức hay nói đúng hơn là tư tưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó không thể tách rời hai yếu tố này để bàn thảo về xã hội. Xã hội được hòa bình hay không được hòa bình yếu tố kinh tế bình đẳng đóng một vai trò rất quan trọng. Yếu tố kinh tế ở bên ngoài không phải là yếu tố tuyệt đối để được hòa bình, nhưng nó là yếu tố tương đối tồn tại một cách khách quan, có mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, vì tư tưởng xuất hiện do sự tương tiếp giữa tâm và cảnh, do vậy những nhân tố từ nội tâm thuộc về tri kiến chịu ảnh hưởng từ những yếu tố ngoại cảnh. Thế thì từ sự suy nghĩ của cá nhân hình thành sự xung đột về tư tưởng, điều đó chắc chắn phải được hình thành giữa hai luồng tư tưởng khác nhau giữa mình và kẻ khác. Kinh tế là những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, những yếu tố hình thành lòng ái, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, từ cá nhân truy cầu về đối tượng vật chất hình thành sự tranh chấp về kinh tế chiếm hữu, điều đó tạo thành sự xung đột giữa sự truy cầu cá nhân mình và người khác.
Pháp luật là nguyên tắc hoạt động giữa mình và người khác, đây là sự biểu hiện mối quan hệ giữa mình và người khác; Nguyên nhân của lòng kiêu mạn đều có mối quan hệ mật thiết với pháp luật. nguyên nhân mà thế gian phát sanh sự tranh giành lẫn nhau, dẫn đến đời sống không hòa bình đều phát xuất từ yếu tố vật chất bên ngoài và nguyên nhân tri kiến ở bên trong. Tóm lại, nguyên nhân của sự bất hòa và không bình đẳng, bao gồm những yếu tố là mối quan hệ giữa tâm và vật, tâm và cảnh, mình và người, biểu thị mối quan hệ giữa mình và người. Trong mối quan hệ giữa mình và người chúng ta bằng cách nào để điều tiết hợp lý giữa tư tưởng, pháp luật và kinh tế.
                                             ---------]---------
IV- THẾ GIAN LẤY YẾU TỐ BÊN NGOÀI LÀM YẾU TỐ CHÍNH CHO SỰ HÒA BÌNH
Đối với vấn đề hòa bình, cần chú ý đến tinh thần xuất thế, có nghĩa là những nhân tố để xây dựng nên hòa bình phải được xây dựng từ trong lòng mỗi người, mỗi người phải có tâm hòa hiếu, sự hòa bình sẽ lâu dài, nếu hòa bình chỉ dựa vào những quy ước bên ngoài, nhưng trong tâm của mỗi người lại không có lòng hòa thuận, sự hòa bình đó mang tính ước lệ, sẽ không vững chắc. Thế nhưng trong lòng có sự hòa hiếu, nhưng không có những quy định cụ thể bằng những ước lệ cụ thể thì sự hòa hiếu cũng khó thực hiện một cách tương đồng, tồn tại lâu dài, do vậy, nền hòa bình phải có hai yếu tố từ bên trong và những ước lệ bên ngoài. Hôm nay, chúng ta từ góc độ phật giáo Đại thừa căn cứ từ tinh thần xuất thế và nhập thế chia làm ba phương diện để thảo luận đến vấn đề hòa bình. 1- Yếu tố hòa bình từ bên ngoài, 2- Yếu tố hòa bình từ bên trong. 3- Yếu tố hòa bình từ bên ngoài và bên trong.
Thông thường nói đến hòa bình là chúng ta thường đề cập đến những yếu tố bên ngoài đưa đến hòa bình. Đồng thời nói đến phạm vi hòa bình là nói đến quốc gia, nhưng sự hòa bình đó muốn được bảo đảm, tất nhiên nó liên hệ đến sự hòa bình thế giới, đó là những quốc gia khác nhau. Ở đây, chúng ta căn cứ tính hòa hợp của Phật giáo thảo luận đến hòa bình.
1-                    Tư tưởng hòa bình:  Trước hết chúng ta cần hiểu rằng, tư tưởng bất bình đẳng là nhân tố phá hoại sự hòa bình, bất cứ là tôn giáo nào, hệ thống triết học nào hay nền chính trị nào, tự cho quan điểm của mình là đúng, không đồng với quan điểm của mình là sai, quan điểm đó cần phải loại trừ tiêu diệt. Đây là quan điểm cực đoan lại vừa độc đoán, nó là nhân tố dẫn đến chia rẽ, mất đoàn kết giữa người với người, giữa người với xã hội, giữa xã hội này với xã hội khác, không phải là nhân tố hòa bình, thế giới đã và đang xảy ra chiến tranh, xét cho cùng nó đều phát xuất từ những tính cực đoan này. Phật pháp cho rằng, mỗi người đều có quan điểm sống riêng, không ai giống với ai cả, vì mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh khác nhau, khi đã có hoàn cảnh sống khác nhau, giáo dục khác nhau thì không thể có quan điểm giống nhau, đây là sự thật, nhưng điều đáng tiếc ít người chấp nhận sự thật này, do đó xã hội đã xảy ra biết bao chiến tranh. Muốn có cuộc sống hòa bình giữa mình với mọi người, giữa mình với xã hội, cần có thái độ tôn trọng quan điểm sống văn hóa của kẻ khác, cần có tấm lòng bao dung và tha thứ. Như vậy, tư tưởng độc đoán, luôn luôn là yếu tố phá hoại sự hòa bình.
2-                Chính trị và luật pháp đặt trên nền tảng hòa bình
     Chính trị là nguyên tắc hợp lý quản lý xã hội. Mỗi người đều có quyền tham gia công tác này. Vì sự an toàn và bình đẳng cho mọi người cho nên cần có pháp luật. Pháp luật nên công khai và bình đẳng, trước pháp luật không nên có sự nhân nhượng hay quyền đặc biệt nào, cũng không nên vì quyền lợi cá nhân mà phá hoại luật pháp. Muốn có sự bình đẳng trong chính trị, cần chú ý đến hai yếu tố: Giáo dục và vật chất. Trước hết là giáo dục. Giáo dục cần được bình đẳng, tức mọi người dân đều có quyền học tập như nhau, người tham gia công tác chính trị phải là người có tài năng và đạo đức, nếu người tham gia công tác làm chính trị mà thiếu khả năng, không tài không đức rất nguy hiểm cho xã hội.
    Thứ hai là vấn đề vật chất, bình đẳng về chính trị, điều đó đồng nghĩa người làm chính trị không bị chi phối bởi vật chất. Ví dụ, việc bầu cử đã lợi dụng vật chất để tuyên truyền, không những tốn hao tiền của mà đôi khi làm mất tính công bằng trong cạnh tranh. Cách tốt nhất trong việc bầu cử, nên cạnh tranh bằng quan điểm trị nước quản lý xã hội, giải quyết vấn đề hơn là nói xấu lẫn nhau, dùng vật chất tuyên truyền. Nếu như dùng vật chất, sự giàu có để tranh giành công tác chính trị, điều dó biểu thị thái độ không bình đẳng, không dân chủ. Sự cạnh tranh về chính trị, sự công kích giữa đảng này đảng kia…Thực tế mà nói, điều này biểu hiện xã hội không bình đẳng không dân chủ.
3-                        Nền kinh tế có xu hướng hòa bình:  Căn cứ tinh thần bình đẳng và hòa hợp, thảo luận đến sự quốc tế hào bình. Từ phương diện tư tưởng, nên lấy tinh thần tự do làm nhịp cầu cảm thông, tuyệt đối không nên sử dụng quyền lực hay kinh tế làm nền tảng xây dựng nền hòa bình. Bất cứ quốc gia hay bất cứ tổ chức quốc tế nào, nếu sử dụng vũ lực hoặc gây sức ép về kinh tế, hay bất cứ một yếu tố bất chính nào khác, có khuynh hướng khuynh đảo lũng đoạn đến một quốc gia khác thì đó không thể gọi là hòa bình. Ngược lại được biểu hiểu là sự phá hoại nền hòa bình, là hành vi tội ác, mang tính chất xâm lược. Giữa các nước với nhau cần có sự bình đẳng, được giao lưu về mặt văn hóa, tư tưởng…Người có ý đồ khuynh đảo văn hóa tư tưởng của một quốc gia khác, cần phải cấm tuyệt sự giao lưu; Những người có ác tâm trong lãnh vực chính trị, với ý đồ muốn chinh phục thống trị quốc gia khác, cần phải vạch trần ác tâm đó, để dân chúng không rơi vào âm mưu tạ vạy của chúng…Về phương diện chính trị, nên tôn trọng sự dị biệt về phong tục tập quán, văn hóa bất đồng giữa các khu vực khác nhau, không nên căn cứ những điều mà mình thích, lấy đó làm tiêu chuẩn, bắt người khác phải chấp nhận, quốc gia khác phải chấp nhận cái của mình, vì đó là nguyên nhân gây sự xung đột bất hòa… tuyệt đối không nên sử dụng vũ lực kinh tế hay bất cứ âm mưu bất chính nào khác, cưỡng bức quốc gia khác thực thi chính sách không hợp lý,với mục đích đạt đến mục tiêu của mình, điều đó không phải là sự hòa bình mà là sự áp bức, xâm lược. Về phương diện kinh tế, nên cùng nhau hợp tác, chia đều lợi nhuận, các nước tiên tiến không nên lợi dụng bất cứ đặc quyền đặc lợi bất chính nào áp đặt lên nước khác.
     Nếu như chúng ta thực hiện được những nguyên lý này, đó là yếu tố chính đáng để có một quốc gia hay thế giới hòa bình. Một quốc gia một thế giới như thế gọi là cõi Tịnh độ ở nhân gian. Đây cũng là sự bình đẳng, tự do, dân chủ thật sự, hòa bình chân chính.

        ---------]---------

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ KHÔNG BÌNH ĐẲNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét