Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

HÀNH THẬP THIỆN LÀ BƯỚC ĐẦU CHO HẠNH BỒ TÁT

HÀNH THẬP THIỆN LÀ BƯỚC ĐẦU CHO HẠNH BỒ TÁT

 Người tin và hiểu Phật pháp là người lấy sự hành trì thập thiện làm điểm khởi đầu cho việc thực hành hạnh Bồ tát. Không ít người không hiểu rõ ý nghĩa và công hạnh của Bồ tát, từ đó lý giải mang tính ý kiến cá nhân và tùy tiện.
 Bồ tát là tiếng dịch âm, tiếng Phạn là Boddhi –sattva.  “ Bồ đề  ” có nghĩa lầ giác ngộ; Tát đỏa ( sattva )  có nghãi là chúng sanh. Do đó ý nghĩa của Bồ tát là chúng sanh cầu được giác ngộ.
Quá trình tu tập của Bồ tát có nhiều giai đoạn và trình độ khác nhau. Có nhiều người khi đề cập đến Bồ tát liền nghĩ đến Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Địa Tạng v.v kỳ thật, ý nghĩa của Bồ tát không giới hạn chỉ các vị Đại Bồ tát này, mà bất cứ ai muốn phát tâm  muốn thành Phật đề gọi là Bồ tát. 
Sự khác nhau giữa Phật và Bồ tát là Phật là người đã giác ngộ hoàn toàn, đạt đến cảnh giới giải thoát giác ngộ cao nhất, như người học trò đã tốt nghiệp; Còn Bồ Tát là người đang trên con đường đi đến giải thoát. Như học sinh chưa tốt nghiệp, đang trong khóa trình học tập. Con đường học tập này có nhiều cấp khác nhau, từ lớp vỡ lòng cho đến tiểu học, trung học, đại học, cao học và tiến sĩ, đều gọi là học sinh, sự khác nhau của học sinh chỉ là sự khác nhau về cấp học.
Khái niệm về Bồ tát cũng được hiểu như vậy, có người vừa mới phát tâm, cùng với người phàm phu giống nhau, chỉ khác nhau ở chổ người nầy lập chí nguyện thành Phật mà thôi. Sự tích lũy của sự giác ngộ và công đức dần dần sẽ như Ngài Văn Thù, Quan Âm, Địa Tạng…. không nên có ý nghĩ rằng Bồ tát quá cao thâm mà từ bỏ hạnh Bồ tát. Từ công việc học tập từ xã hội, chúng ta cũng có thể hiểu được công việc tu tập Bồ tát hạnh. Sự thành tựu của tất cả các vị Đại Bồ tát đều phát xuất từ lòng phát tâm, thực hành thập thiện, những vị Bồ tát mới vừa phát tâm này cùng với người phàm phu giống nhau, tâm của các ngài cùng với tâm của chúng ta cũng gần giống nhau, rất thiết thật và gần gũi.
     1-Lòng đại bi là tâm của Bồ tát. Tâm của Bồ tát bao gồm tín nguyện và trí tuệ, quan trọng nhất là tâm từ bi. Lòng từ bi là nền tảng để độ chúng sanh. Như vừa thảo luận ở trên, nếu như người tu tập hạnh Bồ tát mà không có lòng từ bi thì không gọi là Bồ tát, và người ấy rơi vào pháp Tiểu thừa,vì điểm trọng tâm của Bồ tát là lòng từ bi cứu độ chúng sanh, xem sự đau khổ của chúng sanh như là sự đau khổ của chính mình, từ đó khởi tâm cứu độ chúng sanh.
     Người thực hành hạnh Bồ tát, tâm niệm luôn luôn lúc nào cũng rộng mở, sẳn sàng cứu độ chúng sanh, khi tâm từ đã khởi không thể thối chuyển, ngược lại tâm lúc nào cũng dũng mãnh tinh tấn hành Bồ tát đạo. Phương pháp tu tập lòng đại bi có rất nhiều, trong Phật pháp có phương pháp gọi là “ tự tha tương dị  ”, có nghĩa là xem việc làm của người giống như là việc của mình, và ngược lại cũng thế. Ví như sự thành tựu của mình xem là sự thành tựu của chúng sanh, và xem sự khổ đau của chúng sanh như là sự khổ đau của chính mình. Nếu làm được như thế thì lòng từ bi của mình càng ngày càng phát triển.
  Ở đây ta tự thử hỏi rằng, mình thương ai nhất ? Thương cha mẹ, vợ chồng, con cháu, quốc gia, dân tộc nhiều hơn hay thương chính mình nhiều hơn ? Theo ta nghĩ mình sẽ thương mình nhiều hơn. Tình thương của mình đối với cha mẹ, vợ chồng, con cháu…chỉ khi nào tình thương đó không làm tổn hại lợi ích của mình, nếu như làm tổn hại thì tình thương đó chắc chắn bị tan vỡ, đây là loài tình thương thông thường của thế nhân.
  Là người học Phật chúng ta không nên phát triển tình thương đó, đem cái “ ái chính mình  ” biến thành  cái “ ái mọi người  ”, tức là không những chỉ có thương chính mình mà còn thương đến tha nhân, đây chính là tình thương của nhà Phật. Nếu chúng ta xem cái nổi khổ đau của người khác như là nổi khổ đau của chính mình thì tâm từ bi tự nhiên xuất hiện, bằng mọi hình thức tâm ấy sẽ cứu giúp chúng sanh. Lòng từ bi sanh khởi, lập đại nguyện độ sanh là công hạnh của Bồ tát. Do vậy, Bồ tát không nhất thiết phải có thần thông, thân tướng trang nghiêm, với thân bình thường của người phàm phu chúng ta cũng có thể thật hành hạnh nguyện của Bồ tát.
    2- Lấy thập thiện làm hạnh Bồ tát: Sự khác biệt giữa Bồ tát và phàm phu là tâm Bồ đề và hạnh Bồ tát. Lấy tâm Bồ đề thực hiện 10 điều lành, là việc làm của Bồ tát mới vừa phát tâm, hay gọi là “ Thập Thiện Bồ tát  ”. Hành 10 điều lành là phương cách tốt nhất để đoạn trừ 10 điều ác. Không giết hại chúng sanh, không lấy trộm của người khác, không tà hạnh, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói những lời làm mất sự hòa hợp, không nói lời ác độc, không tham lam, không sân hận vầ không si mê, đó là 10 hạnh lành dành cho Bồ tát mới vừa phát tâm Bồ đề thực hành.
            10 hanh lành này nó không những chỉ là hạnh của Bồ tát mà còn là con đường để đi đến thành Phật. Bất cứ ai cũng có thể tu tập 10 hạnh lành này, khi đã tu tập thì chắc chắn người ấy sẽ được thành Phật. Đó là lý do tại sao đức Phật dạy, làm người phải hoàn thiện nhân cách, tức là hành trì 5 giới và 10 điiều lành này. Có thể nói 10 điều lành là hạnh chân chánh của nhân loại. Nếu như có đạo đức cao dày, làm trọn 10 hạnh lành này mà thiếu lòng từ tâm, đây cũng chỉ là bậc thánh trong nhân gian, người quân tử ở trong xã hội, chưa phải là mẫu người trọn vẹn trong Phật giáo, vì mục đích tu tập 10 hạnh lành là để giác ngộ và giải thoát và khởi lòng đại bi, lấy lòng đại bi cứu giúp con người và xã hội. Đây chính là ý nghĩa từ con người mà thành Phật.
Chúng ta lấy Phật pháp làm lý tưởng để phát tâm Bồ đề, tu tập 10 hạnh lành là lộ trình cơ bản để thành Phật. Là những người tu tập trong Phật pháp, ngoài những phương pháp chúng ta tu tập hằng ngày như sám hối, phát nguyện, lạy Phật, niệm Phật, còn phải có tâm hộ trì Phật pháp, xem Phật pháp như mạng sống của chính mình. Nếu như Phật pháp bị tổn hại có ảnh hưởng không tốt đến  đời sống cá nhân và xã hội, vì nó là ngọn đuốc cho con người và xã hội, nếu như Phật pháp bị tiêu diệt cũng như chúng ta đi trong ban đêm mà không có ánh sáng./.

                                             ---------]---------

HÀNH THẬP THIỆN LÀ BƯỚC ĐẦU CHO HẠNH BỒ TÁT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét