Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

HỘ NIỆM LÀ GÌ ?


          Hộ niệm là niệm Phật hổ trợ cho người sắp xả bỏ báo thân biết đường về Tây phương Cực Lạc, chứ không phải niệm Phật để cho người dễ chết .
          Hộ niệm là trợ niệm, là cách thức trợ giúp nhắc nhở cho thần thức người bệnh trong lúc lâm chung hoặc vừa lâm chung giữ vững chánh niệm, nhớ lại những việc làm thiện của mình lúc còn mạnh khoẻ, nhớ đến Tam bảo, nhớ những việc thiện đã làm, để tâm hướng đến Phật A Di Đà để niệm chí thành, vững lòng và tha thiết nguyện sanh về Tây phương Cực Lạc để giải thoát sanh tử và được vãng sanh.
          Hộ niệm là phương pháp khích lệ và an ủi động viên tinh thần người bệnh vững tâm để một lòng chuyên tâm về câu niệm Phật mà cầu vãng sanh.
Hộ niệm giúp người bệnh trấn tỉnh tinh thần không lo sợ, không hoan mang lúc sắp xả bỏ báo thân. Hộ niệm là giúp người bệnh sắp lâm chung buông xả mọi duyên để chuyên trì một câu hồng danh Phật A Di Đà.
          Hộ niệm là giúp cho người bệnh luôn luôn được đại lợi ích, đại an lạc. Nếu phần số đã mãn thì được an toàn vãng sanh, tránh được các cạm bẩy hiểm nghèo, không bị lạc vào các đường xấu ác. Nếu phần số chưa hết thì nhờ vào Tín, Nguyện, Hạnh đầy đủ mà được cảm ứng sự gia trì của Phật bệnh tình thuyên giảm, nhiều khi được bình phục sống lâu.
            Quan trọng của việc hộ niệm :
          Vì sao ta cần phải hộ niệm cho người sắp chết ?  Việc hộ niệm cho người sắp lâm chung là việc rất quan trọng và tối cần thiết muôn vạn lần cho một kiếp người sắp ra đi. Có ba điểm chính giúp cho người sắp lâm chung được vãng sanh.
          a/ Sự hộ niệm của người khác giúp cho người bệnh sắp lâm chung niệm Phật được chí thành và đắc lực, vì tâm lý và sức lực của người hấp hối rất yếu cho nên việc hộ niệm giúp sức và động viên tinh thần người sắp lâm chung, nương nhờ sự động viên và lực của đại chúng mà chiến thắng được sự thối tâm.
            b/ Người bệnh cần được động viên, an ủi khích lệ và chỉ bày khẻo léo để phát lòng tin và phát tâm duy nhất cầu vãng sanh. Mình sắp được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà
          c/ Lúc lâm chung tâm lý người bệnh hoan mang lo sợ, nghiệp chướng nặng nề, không đủ sức giữ chánh niệm, ma chướng nhiều, oan gia trái chủ ràng buộc, tất cả những lực lượng này sẽ dồn lại công phá lúc lâm chung, làm cho người sắp ra đi không vượt khỏi chướng ngại. Chính vì thế dù cho có niệm Phật vẫn khó thoát nạn. Nếu có được hộ niệm thì nhờ lực hộ niệm của đại chúng trợ giúp cho họ dễ vượt qua chướng nạn mà dự vào phần vãng sanh.
          Trong một ca hộ niệm cho người sắp lâm chung gồm có những việc như sau :
          1/ Mỗi khi nhận hộ niệm cho một người nào, vị trưởng ban cần phải hội ý với gia đình. Nói những sự lợi ích của việc vãng sanh và những việc cấm kỵ trong hộ niệm.
          2/ Khi hộ niệm vị trưởng ban hoặc thành viên trong ban hộ niệm phải biết khai thị cho người bệnh. Khai thị phải chọn lúc người bệnh không bị cơn bịnh hoành hành và hôn mê, hoặc đang mê ngủ, khai thị trong những lúc này không có tác dụng. Khai thị phải cách nhau một hai tiếng chứ đừng làm liên tục khiến cho người bệnh nhàm chán.
          3/ Ban hộ niệm và gia quyến cùng nhau sám hối thay cho người bệnh.
          4/ Có những bệnh nhân do oan gia báo chướng khiến cho họ phải lo sợ hoặc nói nhỏm, thì ban hộ niệm phải giải oan, giải oán cho họ.
          5/ Ban hộ niệm hướng dẫn gia quyến phóng sanh, làm phước để hồi hướng công đức cho người thân.
          6/ Trong thời gian hộ niệm khuyên gia đình không sát sanh và thực hiện ăn chay
          7/ Ban hộ niệm giải thích những điều cần nên làm và các điều cấm kỵ lúc người thân ra đi, và sau khi chết.
          8/ Ban hộ niệm phải chuẩn bị một số cần thiết khi đi hộ niệm.
          9/ Ban hộ niệm phải trang bị cho mình và các thành viên trong ban phải có một tâm lý tốt, không cầu danh, không cầu lợi, không tự cao ngã mạn, không đưa  điều kiện với gia đình trước và sau hộ niệm
          10/ Những thành viên trong Ban hộ niệm là những vị phát tâm Bồ đề, phải là những vị có tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên pháp môn niệm Phật.
          11/ Ban hộ niệm không nhận thù lao nào và sự đền ơn đáp nghĩa nào từ phía gia đình người bệnh.
          12/ Các thành viên BHN cần phải chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với nhau trong việc hộ niệm.
           Hộ niệm trong thời gian nào , và bao lâu ?
- Khi  người bệnh biết không còn cứu chữa nữa, thì nên mời ban hộ niệm đến để trợ niệm.
- Hộ niệm cho những thành phần nào ? Bất cứ ai có đức tin vào pháp môn niệm Phật và sự hộ niệm thì đều hộ niệm được, không luận trước đó có tu hay không tu. Miển sao lúc sắp mệnh chung vui ưa niệm Phật và phát nguyện cầu sanh Tây phương thì đều hộ niệm được.
- Hộ niệm trong thời gian nào ? Hộ niệm người sắp lâm chung mà còn tỉnh táo nghe biết thì tốt nhất. Nếu không chuẩn bị kịp người bệnh tắt hơi thở sau 3,4 tiếng cũng hộ niệm được.
- Hộ niệm trong thời gian bao lâu thì nghỉ ? Hộ niệm từ khi còn hơi thở cho đến khi tắt hơi sau 12 tiếng hoặc 24 tiềng thì nghỉ. Và khi có mùi tử khí xuất ra thì nghỉ.
- Chuẩn bị một căn phòng cho người bệnh, phòng phải thoáng khí, đủ chổ để cho các vị hộ niệm tham dự. Dọn hết những  đồ đạt không cần thiết.
          - Đặt một bàn Phật, có tượng Phật A Di Đà, đặt ở vị trí làm sao người bệnh có thể nhìn thấy được, không phân biệt phương hướng.
          - Trên bàn Phật luôn có hương hoa.
          - Người đang hấp hối cơ thể vô cùng đau đớn, tinh thần suy sụp nên phải tạo môi trường yên tỉnh để cho họ dễ nhiếp tâm niệm Phật. Vì vậy bạn bè, họ hàng thăm hỏi là việc không cần thiết, chỉ làm cho người bệnh thêm phân tâm mà thôi, nên người nhà cần phải thông báo cho mọi người biết “ đây là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với người bệnh ”. Do đó bà con đến thăm hỏi không được khóc lóc kể lể sầu bi, cũng đừng để sự đau buồn nuối tiếc hiện trên nét mặt, mà cùng đến niệm Phật trợ niệm cho người bệnh. Nên tắt điện thoại di động trong lúc hộ niệm.
          - Nếu người bệnh còn tỉnh táo, nên thay quần áo sạch sẻ, giúp người bệnh nằm, ngồi sao cho thoả mái để dễ nhất tâm niệm Phật.

          - Hiện nay phần đông những người phục vụ nhập liệm, trang trí tang lễ, họ là những người làm công cần để có tiền, họ không hiểu quy tắc hộ niệm, họ thường hay tắm rửa, thay đồ, sửa chân tay người vừa tắt hơi, điều này gây trở ngại cho sự hộ niệm và nguy hiểm chọ người sắp chết, thần thức họ đang còn, mà bị xúc chạm đến thân thể họ, họ dễ sanh tâm sân hận, dễ đoạ vào đường ác. Là thân nhân, là người hộ niệm nên giải thích cho những người làm công việc trợ táng hiểu mà phải đợi ít nhất trên 12 giờ sau khi tắt thơi mới được sửa soạn.

HỘ NIỆM LÀ GÌ ? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét