Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

NGƯỜI HỌC PHẬT KHÔNG THỂ THIẾU NIỀM TIN VÀ SỰ HIỂU BIẾT

NGƯỜI HỌC PHẬT KHÔNG THỂ THIẾU NIỀM TIN VÀ SỰ HIỂU BIẾT

Người học Phật không thể thiếu niềm tin và sự hiểu biết. Có liên quan đến việc này, trong kinh nói có 6 việc.
1- Tam Bảo:  Tam Bảo bao gồm Phật,pháp và Tăng. Theo tinh thần Phật pháp trong tư tưởng của Phật giáo Đại thừa, chư Phật và chư Bồ tát có lòng từ bi vô lượng và trí tuệ cao là những người đáng để cho mọi người tôn kính, vì các ngài là những người có thần lực vô biên, không thể dùng ngôn ngữ của con người diễn tả, các Ngài đã làm những việc mà con người khó có thể làm được. Không những chúng ta chỉ tin phật và Bồ tát mà còn phải tin vào Phật pháp, là những gì mà Ngài đã chứng ngộ, sau này được những đệ tử của Ngài kết tập gọi là Tam tạng: Kinh, Luật và Luận, nó là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta đến bờ giải thoát.
2- Chân lý:  Ở đây gọi là “ chư pháp  ” tức chỉ cho tất cả sự vật, nhưng sự hiểu biết của chúng ta về thế gian pháp này, đều là những pháp không có thật. Tại sao ? Ở đây chúng ta lấy hai điểm để thảo luận. Thứ nhất là mọi vật đều ở trong trạng thái biến hóa, cho đến con người cũng không thoát khỏi quy luật này, do vậy mọi sự mọi vật trong thế gian này không có cái được gọi là vĩnh hằng không chuyển biến cả.. Thứ hai là, mọi vật đều là tánh tương đối, có thiện tức có ác, có sanh tức có chết, có hưng thịnh chắc có suy đồi… cùng một quốc gia vẫn có nhiều đảng phái không giống nhau. Đây là đặc tính tương đối và sự dị biệt của thế gian, tạo thành sự mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau, do vậy thế gian không phải là cứu cánh. Đặc tính của thế gian là biến hóa, do vậy mọi sự mọi vật trong thế gian cũng đều bị biến hóa, con người cũng là một hiện tượng của thế gian, như vậy con người cũng bị biến hóa.
Người chân chính học phật phải chân chánh nhận thức biết rõ thế gian là vô thường biến đổi theo từng sát na, trong cái vô thường biến đổi đó, có một cái chân lý không bị chuyển biến, đó là “ Phật tánh  ”. Nếu chúng ta căn cứ vào đó tu tập thì chắc chắn chúng ta sẽ thể nhập được giác ngộ và giải thoát, từ đó mọi sự khổ đau trong cuộc sống này được giải thoát, chư Phật Bồ tát cũng do đây mà thành tựu.
3- Nhân quả: Người tin hiểu đặc biệt chú trọng học thuyết nhân quả. Nhưng như thế nào gọi là nhân quả được hoàn toàn thanh tịnh, tức là nhân quả lành ? Chúng ta thường cho rằng, không thực hành 5 giới là nhân của bất thiện, và chắc chắn sẽ  phải thọ quả báo ác; Chúng ta cũng thường cho rằng, việc bố thí trì giới, lạy Phật, niệm phật là nhân lành và trong tương lai chúng ta sẽ thọ nhận quả lành.
 Thế nhưng không hẳn như vậy, chúng ta không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà đánh giá cho rằng nó là thiện hay ác, mọi hành vi đều phát xuất từ tâm, như vậy tâm mới là yếu tố chính để quyết định hành vi đó thuộc về thiện hay ác.
Sự bố thí hay trì giới tất nhiên là nhân lành, nhưng nó còn tùy thuộc vào yếu tố suy nghĩ của người đó. Ví như, nếu người đó nghĩ rằng, chúng ta bố thí, trì giới để được người khác khen ngợi, để được hãnh diện …như vậy, việc bố thí trì giới này không phải vì lòng từ bi mà bố thí, không phải vì sự làm trong sạch thân tâm mà giữ giới, mà vì lòng “ tự ngã  ”mà bố thí trì giới. Bất cứ hành vi nào được xuất phát từ lòng tham, sân và si hành vi ấy không được gọi là thiện, không được gọi là nhân lành. Và ngược lại cũng như thế.  Người chân chánh học Phật cần tin và hiểu có một loại nhân quả hoàn toàn thanh tịnh, đó là loại nhân quả được phát xuất từ lòng không tham lam, không sân hận và không si mê, không có tự ngã, xa rời phiền não. Nhân quả như vậy là nhân quả hoàn toàn thanh tịnh, người đệ tử Phật nên thực hành loại nhân quả này.
4-                    Bồ đề:  Nếu chúng ta chỉ tin và hiểu ba điểm vừa nêu trên và dừng lại ở nơi đó, thì công việc học Phật của chúng ta khó thành tựu, cần phải phát tâm Bồ đề. Có rất nhiều người cho rằng, là những người ngu si đần độn, như vậy làm thế nào người ấy có thể phát tâm học Phật và thành phật ư ? Đối với vấn đề này trong Phật pháp có nói, mọi người đều có phật tánh và con người có khả năng để trở thành Phật, thành người giác ngộ. Khẳn định chúng ta có hạt giống Phật, chắc chắn có ngày nào đó đầy đủ nhân duyên hạt giống phật đó sẽ thành tựu, nếu chúng ta đã có sự quyết tâm tu tập thì tại sao không thành tựu, nếu hôm nay không thành thì ngày mai thành, đời này không thành thì đời sau thành, nếu người có lòng tin kiên cố và sự hiểu biết chân chánh tin chắc chắn người ấy sẽ có một ngày hoàn thành mục đích.
    5- Phương tiện:Tất cả mọi người đều có phật tánh và ai ai cũng có khả năng trở thành một bậc giác ngộ, nhưng muốn thành Phật phải trải qua con đường tu học Phật pháp, y cứ vào Phật pháp mà tu học chắc chắn sẽ được thành phật. Như vậy thành Phật là mục đích, Phật pháp là phương tiện, mục đích của phương tiện là thành tựu cứu cánh, không phải phương tiện dừng lại ở phương tiện. Ví như chúng ta tin tưởng trong lòng đất có có nước, chúng ta không nên dừng lại ở niềm tin mà chúng ta cần làm thế nào lấy nước từ dưới lòng đất để  đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của con người.
Cũng vậy giáo pháp của phật là phương tiện để cho mọi người nương vào đó tu tập để được thành Phật, thành một người giác ngộ không còn khổ đau, không phải chúng ta đến đạo Phật để “ tin ” hay “ thờ cúng ”.
 6- Lời dạy của đức Phật: Dẫu rằng mọi người đều có Phật tánh, nhưng làm thế nào để hạt giống đó trở thành Phật ? Sau khi đức Thế Tôn thành Phật dưới cội cây Bồ đề, vì lòng thương chúng sanh Ngài đã đem những điều đã chứng ngộ giảng dạy cho chúng sanh biết. Những lời giảng dạy đó được ghi chép lại thành kinh,luật và luận, ba tạng kinh này đều được gọi là  “ lời dạy của Phật  ”. Người nào có lòng tin tưởng vào ba tạng kinh này, dồn hết tâm ý vào việc học Phật, kết quả của việc học Phật chính là con đường tu tập cho chúng ta.

                                   ---------]---------

NGƯỜI HỌC PHẬT KHÔNG THỂ THIẾU NIỀM TIN VÀ SỰ HIỂU BIẾT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét