Bài 1: ĐẠO PHẬT
I. Dàn bài
A. Định nghĩa: Đạo Phật
B.
Ai khai sáng ra Đạo Phật?
C.
Giáo lý của Đạo Phật gồm những gì?
D Đạo Phật truyền bá ở nơi nào?
E.
Lợi ích của Đạo Phật:
1. Về phương diện cá
nhân
2. Về phương diện xã
hội
Bài giảng
A. Định nghĩa: Đạo Phật là gì?
Đạo Phật là con đường chân chính mà
đức Phật đã dày công nghiên cứu và thực nghiệm để dẫn dắt chúng sanh sống một
cuộc sống có ý nghĩa an vui trong hiện tại và được giác ngộ trong tương lai.
B.
Ai khai sáng ra Đạo Phật?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người
khai sáng ra đạo Phật. Ngài là vị giáo chủ ở cõi Ta Bà mà ta đang sống ở đây.
Ngài là vị Thái tử con Vua. Nhưng vì nhận thấy cõi đời nhiều đau khổ, nên xuất
gia tìm đạo để giải thoát cho mình và dìu dắt chúng sanh ra khỏi cảnh lầm than
khổ ải.
C. Giáo lý của Đạo Phật gồm những gì?
Giáo lý của Đức Phật bao gồm trong ba
tạng kinh điển là:
1.
Kinh tạng: Hay gọi tắt là Kinh, là
những lời mà đức Phật đã dạy cho đồ chúng khi Ngài còn tại thế.
2.
Luật tạng: Gọi tắt là Luật, là những
lời răn cấm mà đức Phật chế ra cho các đệ tử của Ngài, lấy đó làm khuôn vàng
thước ngọc, để làm các điều lành, tránh các điều dữ và giữ tâm hồn cho được
thanh tịnh.
3.
Luận tạng: Gọi tắt là Luận, là các bộ sách mà các đệ tử của Ngài làm ra, để
bàn giãi rõ ràng nghĩa lý cao siêu trong kinh luật.
D. Đạo
Phật được truyền bá ở nơi nào?
Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, các
đệ tử của Ngài nối tiếp sự nghiệp vĩ đại ấy nên đem đạo của Ngài truyền bá khắp
nơi. Bắt đầu từ Ấn Độ rồi lan dần đến các nước Nam Á châu như Miến Điện, Thái
Lan rồi truyền vào phía bắc Á châu để đi vào Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật
Bản v.v....
Đạo Phật truyền vào phía Nam gọi là
Nam tông hay là Phật giáo Tiểu thừa, nay gọi là Nguyên Thủy Phật giáo. Đạo Phật
truyền vào phương Bắc gọi là Bắc tông hay là Đại thừa Phật giáo. Ngày nay, Phật
giáo được lan truyền khắp cả thế giới.
Đ.
Lợi
ích của Đạo Phật.
1. Về phương diện cá nhân.
Đạo Phật dạy cho chúng ta diệt
trừ dục vọng, trau dồi trí tuệ, mở rộng tình thương trong hiện tại được an vui
và trong tương lai nếu ta liên tục tu hành nhiều đời nhiều kiếp thì sẽ giác ngộ
và thành Phật.
2. Về phương diện xã hội
Nhờ tinh thần từ bi làm cho xã hội,
nhân loại thương yêu nhau hơn. Nhờ ánh sáng trí tuệ làm cho nhân loại bớt si mê
lầm lạc, nhờ tinh thần bình đẳng san bằng những bất công của xã hội, làm cho
cảnh giới Ta bà được an vui sáng sủa hơn.
Bài
học: Đạo Phật là con đường chân
chính do Đức Phật Thích Ca khai sáng ra để dìu dắt chúng sanh sống một cuộc
sống an vui và hạnh phúc.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị giáo chủ
ở cõi Ta bà, Ngài là vị Thái tử nhận thấy cuộc đời nhiều đau khổ, Ngài quyết
chí diệt bỏ những hạnh phúc nhỏ nhoi riêng tư của mình để đi tìm cho nhân loại
một sự an vui vĩnh cữu.
Sau
khi tu hành đắc đạo, Ngài đem đạo truyền bá khắp nơi. Khi Ngài nhập Niết Bàn,
các đệ tử của Ngài nối tiếp sự nghiệp ấy. Nhờ thế, đạo Phật lan dần các nước Á
Châu, rồi khắp hoàn cầu. Hiện nay đạo Phật có rất đông tín đồ. Giáo lý của đạo
Phật gồm ba tạng kinh điển là Kinh tạng- Luật tạng và Luận tạng.
Đạo Phật đem lại lợi ích rất nhiều cho
đời sống cá nhân và xã hội. Nhờ tinh thần từ bi, trí tuệ và bình đẳng làm cho
nhân loại yêu thương nhau, bớt si mê lầm lạc, san bằng được những bất công của
xã hội làm cho nhân loại được yên vui hơn.
Câu
hỏi và trả lời
1.
Đạo Phật là gì?
Đạo Phật là con đường chân chính do đức
Phật khai sáng ra để dìu dắt chúng sanh sống một cuộc sống an vui và hạnh phúc.
2.
Ai khai sáng ra đạo Phật?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khai sáng ra
đạo Phật.
3.
Vì sao Thái Tử Tất Đạt Đa không làm vua mà
đi tìm đạo?
Thái
tử Tất Đạt Đa không làm vua mà đi tìm tìm đạo vì Thái tử thấy cuộc đời có nhiều đau khổ nên Ngài không
làm vua mà đi tìm đạo để dẫn dắt chúng sanh vượt qua khỏi cảnh khổ ấy.
4.
Tam tạng kinh điển là gì?
Tam tạng kinh
điển là Kinh- Luật- Luận
5.
Tại sao gọi là Nam tông và Bắc tông Phật giáo?
Gọi
là Nam tông vì đạo Phật truyền đến các nước theo phía nam gọi là Nam tông và
truyền theo phương Bắc gọi là Bắc tông.
6.
Ích lợi của đạo Phật
Đạo
Phật đem lại rất nhiều lợi ích cho con người vì nhờ lòng từ bi, trí tuệ và bình
đẳng của đức Phật chỉ dạy làm cho nhân loại thương yêu nhau hơn, bớt si mê lầm
lạc và san bằng mọi bất công của xã hội.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét