Bài 10: THỜ - LẠY – CÚNG PHẬT
1.
Ý nghĩa của sự thờ cúng
2.
Vì sao con cháu phải thờ cúng tổ tiên?
-
Vì để tưởng nhớ công lao của ông bà cha mẹ tổ tiên?
-
Sự biết ơn của kẻ hậu sanh
-
Duy trì nền tảng căn bản đạo đức
3.
Đối với các tôn giáo khác thì sự thờ cúng như thế nào?
4.
Thờ, lạy, cúng Phật
5.
Ích lợi của sự thờ cúng.
Bài
giảng:
1. Ý nghĩa của sự thờ cúng.
a.
Vì sao con cháu phải thờ cúng ông bà tổ tiên?
Vì ông bà cha mẹ tổ tiên là
người đã có công lớn đối với con cháu. Công lao của ông bà cha mẹ tổ tiên là
những người có công sanh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ ta, lập nên cơ nghiệp cho ta.
Nói rộng ra, gây rộng uy danh quốc gia dân tộc, các bậc ấy đáng được tôn sùng
của kẻ hậu sanh.
b.
Sự biết ơn của kẻ hậu sanh:
Những bậc có công lớn đối với xóm làng,
quốc gia, xã hội đều phải được tôn sùng và
nguyên nhân chính yếu là biết ơn sâu xa cũng như ý nguyện của kẻ hậu
tiến, noi gương sáng của các vị tiền nhân ấy. Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ tôn
sùng được thể hiện bằng sự thờ cúng. Thiếu những yếu tố này sẽ làm chán nản kẻ
có lòng và khô cạn nguồn hy sinh.
c.
Làm duy trì nền căn bản đạo đức
Sự thờ cúng là một hình thức làm duy trì
nền căn bản đạo đức, phát huy và nêu cao tinh thần, xã hội sẽ tồn tại lâu dài
phát triển và thịnh vượng.
2.
Đối với các tôn giáo thì sự thờ cúng như
thế nào?
Riêng đối với các tôn giáo thì sự thờ cúng cũng không ngoài lý do trên. Vả lại,
còn có tính cách thiết tha hơn và thường trực hơn, vì các giáo chủ là những vị
có công lao đức lớn với nhân loại
3.
Thờ
Phật - Lạy Phậ t- Cúng Phật
a) Thờ
Phật: Đức Phật là bậc đầy đủ có phước đức và trí tuệ. Hơn nữa, ba đức tánh
là Từ bi, Trí tuệ và Dũng mãnh gọi tắt là Bi - Trí - Dũng, đó là ba đức tánh
gương mẫu mà chúng ta cần phải noi theo để được giải thoát. Bởi vậy, ý nghĩa
của sự thờ Phật là muốn luôn được có
trước mặt ta ngọn đèn trí tuệ, hương vị Từ bi, ý chí dũng mảnh của Đức
Phật để làm đuốc soi đường cho chính mình, chứ không phải cầu mong được Phật che
chở, ban phước, hay lợi dụng việc thờ Phật làm bình phong che dấu những điều
bất chính của mình. Là Phật tử chân chính, phải hiểu rõ ý nghiã của việc thờ
Phật như trên. Đặt biệt chú ý đến tính cách đơn giản nhưng không kém phần trang
nghiêm và tinh khiết khi thiết lập bàn thờ Phật. Trong nhà ta có bàn thờ Phật,
từ đó sẽ toả ra khắp gia đình hương vị Từ Bi, ánh sáng trí tuệ và bình đẳng để
mọi người dần dần thấm nhuần trong từng phút sống hằng ngày
b)
Lạy Phật: Là cử chỉ người Phật tử
cúi xuống ôm chân Phật và đặt trán mình lên chân Ngài, là một cử chỉ tỏ lòng
ngưỡng mộ Phật như khi Ngài còn tại thế
và được tiếp nối từ sau khi Phật nhập diệt đến nay. Ý nghĩa của sự lạy
Phật là khiến ta hình dung Phật như Ngài còn tại thế, để chứng giám cho lòng
thành kính thiết tha của mình. Khi ta lạy Phật, thân ta phải hăng hái tề chỉnh,
tâm ta phải hớn hở vui mừng và thành kính khi được lạy Phật như còn tại thế.
Nếu lạy Phật mà lòng còn ngã mạn, cầu danh hoặc lạy Phật một cách cẩu thả thì
đây là một sự giả dối đáng tội. Lạy Phật thì lạy bao nhiêu cũng được nhưng
thông thường ta chỉ lạy ba lạy.
c)
Cúng Phật
Cúng Phật là thắp hương
đèn, bày biện các phẩm vật trên bàn thờ Phật, để biểu lộ lòng nhớ tưởng của chúng ta đối với Ngài .
Sự cúng dường Phật làm ta có cảm
tưởng luôn luôn được gần Phật, được kết duyên lành với Phật để noi gương Phật.
Cúng Phật không đòi hỏi phải bày biện yến tiệc cổ bàn thật linh đình, mà chỉ
cần hương thơm đèn sáng, hương quả tươi tốt, nước trong là đủ.
d. Lợi
ích của việc thờ, lạy, cúng Phật
Sự thờ lạy và cúng Phật
giúp cho đời sống người Phật tử được thấm nhuần ảnh hưởng đức tánh tốt lành của
chư Phật và nhờ đó tránh được mọi sự sa ngã trụy lạc - là những hiểm hoạ thường
rất khó tránh đối với những tâm hồn trống rỗng khi không tin tưởng, không tôn
thờ một vị thiêng liêng cao cả nào. Sự thờ cúng giúp ta hằng ngày tạo nghiệp
lành, sống một đời sống trong lành có đạo đức. Điều kiện thiết yếu để sự thờ
cúng lạy Phật được kết quả tốt là phải phát tâm chân chánh, nghĩa là cúng dường
Tam Bảo một cách chân thành đúng đắn và
đầy tin tưởng.