Bài 11. SÁM HỐI
A.
Thế nào là sám hối
B.
Các cách sám hối
1. Sám hối ngoài đời
2. Sám hối của
các ngoại đạo
3. Sám hối trong
đạo Phật
C. Làm thế nào để phát triển hạnh lành, tiêu trừ tội lỗi?
1. Tiêu trừ tội
cũ
2. Phát triển
hạnh lành
D. Sám hối lợi ích như thế nào?
1. Làm cho tâm
tánh trong sạch
2. Phát triển
tánh lành, ngăn ngừa tội lỗi cũ không sanh.
Bài
giảng
A Thế
nào là sám hối?
Sám
là ăn năn lỗi trước. Hối là chừa bỏ lỗi sau. Sám hối có nghĩa là ăn năn những
lỗi lầm ở quá khứ và tự hứa từ giờ phút này trở về sau không tái phạm nữa.
B. Các cách sám hối
1.
Sám
hối ngoài đời: Người thế gian có lỗi với nhau, với ông bà, làng xóm
dùng các phẩm vật để tạ tội và làm công việc đặc biệt để chuộc tội mình.
2. Sám hối trong các ngoại đạo:
Trong các ngoại đạo.
Sám hối người ta dùng máu thú vật, hoặc tự mình ép xác chịu khổ hạnh để tạ tội…
3. Sám hối trong đạo Phật:
Theo tinh thần
Phật giáo thì các hình thức sám hối ngoài thế gian cũng như các ngoại đạo còn
sai lầm nhiều. Vì tội lỗi do tâm phát sanh. Do đó, tội lỗi có tính cách nhỏ
nhặt sâu xa không thể thấy một cách rõ ràng. Tội lỗi từ tâm khởi ra, vậy cũng
phải từ tâm mà sám hối.
C.
Làm thế nào để phát triển hạnh lành và
tiêu trừ tội lỗi cũ.
Tiêu trừ
tội lỗi cũ.
Muốn sám hối cho có hiệu quả, ta phải thành
khẩn chừa bỏ những tội lỗi để phát triển hạnh lành.
Muốn tiêu trừ dục vọng si mê, chúng ta cố gắng phát triển
những hạnh lành, nghĩa là tạo điều kiện cho Từ bi, hỷ xả, bố thí, trì giới,
tinh tấn, nhẫn nhục phát sanh làm cho tính
xấu mỗi ngày mất lần.
D. Lợi
ích: Nếu thực hành đúng đắn phép sám hối của đạo Phật sẽ giúp cho
người Phật tử cũng như không Phật tử được hấp thụ những tính tình trong sạch,
nhẹ hết lỗi lầm và nuôi dưỡng một tinh thần hướng thượng quý báu do sự phát
triển những hạnh lành cao cả. Nhờ vậy đời sống cá nhân xã hội được bình yên.