Bài 12: NIỆM PHẬT
Niệm Phật là tưởng nhớ đến danh hiệu Phật,
tưởng nhớ những tướng đẹp trang nghiêm của Phật, tưởng nhớ những đức tánh Từ
bi, hoan hỷ của Phật. Khi tâm ta tưởng nhớ Phật thì không tưởng điều sai quấy,
không nghĩ đến việc làm thiệt hại ai. Những hành vi độc ác phát hiện nơi thân
và miệng ta đều do ý nghĩ sai lầm gây nên. Có tưởng nhớ Phật ta mới noi gương
Đức Phật, bắt chước những đức tánh Từ bi cao đẹp của Phật, làm những việc lợi
cho mình và người. Có tưởng nhớ Phật, trí ta mới sáng suốt, việc làm của ta mới
quả quyết, tâm ta mới an vui ít phiền não, đỡ đau khổ.
Niệm
Phật có nhiều phương pháp, nhưng phương pháp niệm danh hiệu Phật là dễ dàng và
phổ thông hơn. Niệm danh hiệu "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"
hay Nam
Mô A Di Đà Phật" tuỳ sự phát nguyện của mỗi người. Mỗi ngày ta
ngồi đối trước tượng Phật chừng 5, 10, hoặc 15 phút hay hơn tuỳ ý nguyện của
mình. Nếu khi ốm đau thì nằm niệm danh hiệu Phật, niệm lớn, niệm nhỏ, niệm thầm
hoặc tưởng nhớ đến đức tánh Phật đều
được cả.
Vậy,
niệm Phật là một phương pháp tu hành rất dễ dàng trong bước đầu của người theo
Phật. Niệm Phật sẽ diệt trừ những ý nghĩ sai lầm, tập trung tư tưởng tiến dần
trên đường giải thoát an vui.
-
Ý
nghĩa và sự lợi ích của Niệm Phật
a) Chuyển đổi vọng niệm: Vọng niệm là
những ý niệm sai lạc, không chơn chánh. Người đời không thể sống qua một giờ
phút không có ý niệm.
Những ý niệm của
ngoài đời, phần nhiều do tập khí bất thiện trong nhiều kiếp lưu lại (Bổn hữu chủng tử) hoặc chịu ảnh hưởng
hoàn cảnh xấu xa hiện tại chi phối (Tân
huân chủng tử) nên hầu hết bị mê mờ sai lạc không chơn chánh. Vì hành động
phản ánh trung thành của ý niệm. Do đó gây nên mọi kết quả lỗi lầm đau khổ.
Niệm Phật là cốt để chuyển đổi vọng niệm
thành chánh niệm, là cải tạo căn nguyên sâu xa, gây nên mọi kết quả lỗi lầm và
đau khổ ấy.
b) Cải tạo hoàn cảnh: Hoàn cảnh tốt
hay xấu, đen tối hay sáng tươi đều là những kết quả tạo nên bởi ý niệm. ý niệm
là chủ động chi phối tất cả. Cho nên muốn cải tạo hoàn cảnh, trước phải chú
trọng cải tạo ý niệm.
Niệm Phật là một phương pháp cải tạo ý niệm ô nhiễm tội lỗi
trở thành thanh tịnh thuần thiện và như thế tức là cải tạo được hoàn cảnh trở
thành thiện mỹ.
c) Trừ bỏ phiền não: Là những kết quả
đau khổ gây nên bởi ba nghiệp: Thân
nghiệp (việc làm); Khẩu nghiệp (Lời nói); ý nghiệp (ý nghĩ). Muốn trừ bỏ phiền
não, cần phải niệm Phật. Niệm Phật ba nghiệp sẽ được thanh tịnh, phiền não sẽ
được tiêu trừ.
d- Tăng
trưởng đức hạnh: Đức Phật là một bậc đã dày công tu hành trong nhiều
đời nhiều kiếp nên đức hạnh hoàn toàn. Trong những đức hạnh ấy, có những đức
hạnh căn bản mà mỗi Phật tử cần phải có như Từ bi, Trí tuệ, Tinh tấn, Thanh
tịnh và Hỷ xả v.v...Niệm Phật những đức tánh ấy được phát sanh và tăng trưởng.
e. Gần
gũi đức Phật: Vẫn biết vì lòng
Từ bi độ sanh nên đức Phật không bao giờ xa lánh chúng sanh. Tuy vậy, muốn gần
gũi đức Phật, chúng ta phải biết vâng lời Phật dạy, thực hành lời Phật dạy.
Niệm Phật là luôn luôn nhớ tưởng đức Phật, ghi nhớ lời Phật dạy và thực hành
lời Phật dạy. Do đó chúng ta được gần gũi đức Phật.
g.
Được vãng sanh Tịnh độ: Tịnh
độ là một thế giới thanh tịnh an vui, kết tinh bởi hạnh nguyện của đức Phật A
Di Đà và Tịnh nghiệp của chúng sanh. Được vãng sanh về thế giới ấy, trong kinh
A Di Đà, Đức Phật có phát nguyện "Nếu có chúng sanh nào chí tâm niệm Phật, khi
đến lâm chung sẽ được đức Phật A Di Đà và hàng thánh chúng tiếp dẫn chúng sanh
ấy vãng sanh về cõi Tịnh độ." —
*********