ĐỨC TIN
Kinh Lăng Nghiêm nói
dạy: “Tin là gốc đạo, là mẹ đẻ các công đức, tin có thể nuôi dưỡng các căn
lành, tin có thể thành tựu quả Bồ Đề.” Duy
thức nói : “ Tin như hạt thanh châu, có khả năng làm nước đục hoá trong. Vì
thế, muôn việc lành phát sanh, tin luôn luôn đi tiền đạo ”.
Giáo
môn dạy “ Người tin nhân quả, ưa phước lạc, tin mười thiện là diệu nhơn mà cũng
là lạc quả của nhân thiên. ”.
Tổ
môn dạy người “Tin mỗi người xưa nay là Phật, có tự tánh thiên chơn, mỗi người
đều có đủ, không muốn nhờ ai, tự mình có đủ, vì bởi thủ xả nên chẳng thấy được”.
Ngài
Vĩnh Gia nói: “Tin mà không hiểu thì thêm lớn vô minh, hiểu mà không tin thêm
lớn tà kiến. Nếu như có cả tin lẫn hiểu chắc chắn sẽ vào Đạo”.
&&&
Muốn
đi ngàn dặm, bước đầu phải đúng hướng, bước đầu đã lầm, ngàn dặm cũng lầm theo.
Người vào nước vô vi, lòng tin ban đầu đã mất, muôn việc thiện đều lui. Sai một
ly đi một dặm.
Kinh Lăng Nghiêm gọi là Chơn tâm, vì nó lìa tất
cả hư vọng, linh minh tịch chiếu, gọi là tâm, nên gọi là Chơn tâm.
Bồ Tát giới gọi là Tâm
Địa, vì nó sanh ra các pháp lành. Kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề vì cùng thể giác.
Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp giới, vì nó dung nhiếp thấu suốt. Kinh Kim Cang gọi
là Như Lai. Vì nó không từ đâu đến. Tâm kinh gọi là Niết Bàn, vì là chỗ về tất
cả Thánh. Kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như vì Chơn thường không biến đổi.
Kinh Tịnh Danh gọi là Pháp thân vì để Báo thân và Hoá thân y chỉ. Khởi Tín Luận
gọi là Chơn Như, vì không sanh không diệt, Kinh Niết Bàn gọi là Phật tánh ,vì
luôn luôn giác tỉnh, luôn luôn sáng suốt. Kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì, vì
lưu xuất các công đức.Kinh Thắng Pháp gọi Như Lai Tạng vì ẩn chứa dụng. Kinh
Liễu nghĩa gọi Viên Giác vì phá chỗ tối tăm, soi sáng tất cả chỗ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét