Cùng hai vòng số “sinh - thành”
Nguyên Lý Tâm Truyền:
Hình như tạo hóa đã từ trung tâm tạo ra sự cân bằng trong
mọi hướng, không kể không gian là một mặt phẳng bất kỳ hay chỉ đơn thuần là một
đường thẳng. Dựa trên quan sát này mà người xưa đã xây dựng lên lý thuyết “Tâm
truyền” mang tính triết học sâu sắc nổi tiếng của Dịch. Dịch là từ “Tâm” đi ra.
Đó cũng là quy luật lan truyền cả vạn vật. Như khi ta ném một hòn đá xuống mặt
nước thì sóng nước lan truyền từ tâm ra xung quanh. Khi ta đánh một tiếng trống
thì tiếng vang cũng nơi mặt trống bị đánh mà lan truyền đi bốn phương. Ngọn đèn
khi được thắp sáng thì ánh sáng cũng từ đó mà lan ra bốn phương. Cái gì ở “Tâm” đều là “Trung” và “Chính”. Vì có “Trung
- Chính” mới gọi là “tâm” mới giữ được cân bằng các hướng. Ví như điểm giữa một đoạn thẳng, tâm của tam giác,
một hình tròn, một hình vuông, hay một bề mặt hay bất kỳ v.v...Vì những lý do
trên mà triết học đề cao cái “tâm” nó gắn với sự “Trung - Chính” như cái đức
của con người cũng lấy sự trung chính làm đầu. Học thuyết phái Khổng Tử sau này
đã dựa vào thuyết học này của Dịch mà xướng lên học thuyết về “Trung Dung” nổi
tiếng làm khuôn phép trong cách sống và phép xử của người “quân tử”.
Mô hình “tâm truyền” là đặc trưng của phương pháp tư duy của người Á
Đông xưa. Họ lấy sự tu dưỡng bản thân làm điều kiện cơ bản để hiểu rõ vạn vật.
Tìm hiểu chính mình qua “Tâm - Chính - Tâm thiện” hay “Hư tâm” (tâm không: Tức
vô tư, không thành kiến, không thiên vị) là điều kiện để tìm hiểu người khác và
hiểu biết vạn vật. Họ đề cao cái “trực giác” của “tâm hư” (không tâm). Trong
văn hóa nghệ thuật cũng thể hiện rõ điều này. Cách viết chữ của người Á Đông
xưa cũng từ phải sang trái, theo các hàng từ trên xuống dưới, (không như ngày
nay, theo phương Tây, đều viết từ trái sang phải và theo hàng ngang). Cả các
họa tiết trang trí cũng thế đều theo chiều ngược kim đồng hồ (như các hoa văn trên
trống đồng Lạc Việt). Còn mô hình “từ ngoài vào trong” là mô hình vặn vào,
thuận chiều kim đồng hồ, thì coi trọng việc quan sát mọi hiện tượng khách quan
bên ngoài để tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật. Mô hình này coi trọng tư
duy thực nghiệm và so sánh, do đó đã có
những thành tựu lớn trong khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, nếu phương pháp
trên dễ rơi vào “chủ quan - duy ý chí” thì phương pháp dưới lại cũng dễ rơi vào
sự phân tích những chi tiết cục bộ, xa rời cái tổng thể hoàn chỉnh của sự vật.
Khó có thể nói phương pháp tư duy này hơn kém các phương pháp tư duy kia. Vì
vậy cả hai phương pháp đơn độc đều dễ dẫn đến những sai lầm. Chúng là một thể
thống nhất được phân cực “âm dương” theo đúng quy luật của tạo hóa. Chúng đối
xứng nhau không thể tách rời. Ngày nay nếu ta liên hệ với thời cuộc, ta sẽ thấy
rất nhiếu sai lầm lớn nhỏ của con người khi thực hiện một chủ trương có tính
cách “duy ý chí” của phương pháp tư duy thứ nhất hay có tính cách “cơ lý đơn thuần” của phương
pháp thứ hai. Rõ ràng những việc làm “duy ý chí” muốn đốt cháy giai đoạn đã dẫn
đến những lãng phí to lớn, nạn tham nhũng khó bề kiểm soát, làm chậm quá trình
đổi mới xã hội, ở tầm cỡ quốc tế, những tính toán có tính cơ lý thiên về sức
mạnh quân sự trong sự nghiệp chống khủng bố toàn cầu đã đẩy đại siêu cường Mỹ
vào thế sa lầy lúng túng và làm cho nạn khủng bố lan ra toàn cầu.
Tóm lại hai phương pháp tư duy trên là
hai mặt đối xứng không thể tách rời của nhau. Lấy phương pháp tư duy này đối
lập với phương pháp tư duy kia sẽ dẫn đến những hậu quả mà cổ nhân gọi là sự
quá khích của “cô âm” hay “độc dương”. Chúng đều là tiền đề của sự hủy diệt.
Khi con người biết kết hợp cả hai mặt đó lại trong phương pháp tư duy, coi
chúng như những quá trình “tương phản nhi bất khả tương vô”, (Trái nhau nhưng
không thể không có nhau), thì khả năng khám phá ra những điều huyền bí trong vũ
trụ và con người vô cùng kỳ diệu. Đó cũng chính là tư tưởng “Thống nhất Đông
Tây” của thế kỷ 21 này, đang có xu hướng ngày một lớn mạnh trong suy nghĩ của
giới học giả trên thế giới hiện nay./.
(Ghi lại
25-01-2008)
b ] a
0 nhận xét:
Đăng nhận xét