PHƯƠNG PHÁP TU HỌC
Phương diện thực hành: những phương pháp tu
tập nhằm phá bỏ phiền não, tham sân chấp ngã, nhằm đưa đến giác ngộ và giải
thoát, kiếp nhân sinh đau khổ trầm luân, để đạt đến cuộc sống an lạc thể nhập
chân như tự Tánh.
Giáo lý của Phật thâm sâu vi diệu, với
tâm tánh thường tình, bằng trí tuệ thông thường không thể nắm bắt được, mà phải
bằng đức tin sâu lắng, bằng sự tu tập tinh tấn mới thấu đạt được.
Lại còn có những vấn đề chỉ kiến ngộ được
tự tánh, là những vấn đề mà phật nói, chỉ có Phật mới thấu hiểu được.
Khoá trình tu có hai giai đoạn. “Trụ tâm
và hàng phục tâm ”. Trụ tâm là không chấp vào bốn tướng. Tướng nhơn, tướng ngã,
tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Hàng phục tâm. “ Trụ tâm” và “ Hàng phục tâm” là một quá trình thống
nhất, bổ sung cho nhau, kiên định trong suy nghĩ và trong hành động.
Thông thường chúng ta nhận thức sự vật hiện
tượng đều có hai mặt: ( nhị biên) đối lập nhau như: to-nhỏ, đen- trắng,
tốt-xấu, mềm-cứng, yêu-ghét, trọng-khinh...Từ đó phát sinh ra ý niệm phân biệt,
dẫn đến tham sân si( tam độc) gây ra hành vi thiện ác, tạo nghiệp, tái sanh
trong lục đạo luân hồi.
Trụ tâm và Hàng phục tâm theo pháp không.
Vậy Trụ tâm và Hàng phục tâm như thế nào Kinh Kim Cang Bát Nhã dạy: không Trụ
tâm và Hàng phục tâm vào tướng của vạn vật nghĩa là: không phân biệt: ngã-nhân,
tức không phân biệt giữa ta và người khác. Không phân biệt chúng sanh-thọ giả.
Đức Phật dạy: Trụ tâm vào bốn tướng trên
đều là vô thường-vô ngã. Lấy tâm không trụ vào các tướng của vạn vật mà hành xử
Phật dạy: Bồ Tát còn trụ tâm vào các
tướng nhân-ngã. Chúng sanh-thọ giả thì chẳng
phải là Bồ Tát, tức không thể giác ngộ và giải thoát hoàn toàn để đạt đến quả
vị Vô Thượng Bồ đề. Người tu học theo Phật nếu chỉ nghiên cứu theo câu chữ,
theo ý nghĩa của kinh văn thì không nắm bắt được hết nội dung cứu cánh mà cần
phải có niềm tin sâu sắc và phụng hành tinh tấn mới nhận được ý nghĩa thâm sâu
huyền diệu của kinh pháp.
---------—]–---------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét