NGHIỆP LÀ GÌ?
Có nhiều cách hiểu về nghiệp như :
Nghiệp: a/ Nghề nghiệp, như nghề nông,
nghề buôn bán v. v...
Nghiệp: b/ Tài sản, sản nghiệp, cá nhân hay tập thể , tổ
chức.
Nghiệp: c/ Hậu quả phải gánh chịu, những hậu quả phải trả cho
hành vi tạo tác thiện háy ác từ kiếp
trước lưu lại.
Nghiệp căn: nguyên
nhân cội rễ tạo nên nghiệp
Nghiệp báo: sự
nhận quả do nghiệp tạo nên, đồng nghĩa
với việc nghiệp quả, nghiệp báo
Ý nghiệp: ý thức
là yếu tố hàng đầu chủ đạo hành vi tạo nghiệp.
- Trong các pháp tâm
làm chủ - Tâm dẫn đầu tạo đủ mọi duyên
Tâm nhơ tạo nghiệp
chẳng hiền- Như xe lăn bánh khổ liền theo sau.
Nghiệp lực: sức
dẫn dắt của nghiệp, sức mạnh của nghiệp, dẫn thần thức đi thị báo, tái sanh vv...
Theo thuyết Nhân quả và Luân hồi của Phật giáo, mỗi chúng sanh trong kiếp sống
hiện tại tạo tác các hạnh nghiệp thiện hay ác, được lưu trữ trong tạng thức,
tạo thành chủng tử, tạo nên “ nghiệp” của mỗi cá thể chúng sanh. Đến khi thân hoại
mạng chung, phần thân xác tan rã theo đất bụi , phần tâm thức còn lưu lại, tức
tâm lực hay khí phách, được một lực vô hình tức nghiệp lực dẫn dắt để đầu thai
tái sanh vào một kiếp sống khác. Kiếp sống kế tiếp này sẽ diễn ra tốt hay xấu,
khổ đau hay an lạc là do nghiệp thiện hay ác, tức nghiệp báo tạo ra mà mỗi
người phải lãnh thọ.
Nghiệp có ba loại:
a/ Ý
nghiệp: ý thức là yếu tố hàng đầu, chủ đạo hành vi tạo nghiệp.
b/ Thân
nghiệp: những hành vi của thân tạo tác như: cướp bóc, giết người, dâm
dục...
c/ Khẩu
nghiệp: những nghiệp do lời nói gây ra, như mắng chửi, thề thốt, nói lời
độc ác, nói lời không chân thật, nói lời hoa mỹ, nói lời phù phiếm v.v
Biệt
nghiệp: do một người tự tạo, và chỉ một người đó thọ quả báo.
Cộng
nghiệp: do một người khởi tạo nhiều người cùng tham gia, thì tất cả những
người đó đều thọ quả báo.
Tuy là biệt nghiệp nhưng trong mối tương quan tương duyên của
cuộc sống nó ảnh hưởng đến gia đình, xã hội, đời này đời sau nữa, trong biệt nghiệp
ẩn chứa cộng nghiệp. Như một người uống rượu say, không riêng bản thân người đó
nguy hại mà ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội nữa.
Tính chất của nghiệp:
Định nghiệp và bất định nghiệp
Có
một loại nghiệp không thay đổi được gọi là định nghiệp
Có
một loại nghiệp có thể thay đổi được gọi là bất định nghiệp.
Định
nghiệp không mang tính chất trung hoà. Kẻ gây nghiệp ác thì tương lai quả báo
ác, nếu họ có làm việc thiện cứu người thì vẫn phải trả quả báo ác trước cho
xong, thiện báo mới đến sau, chứ không hoán đổi được tức trung hoà.
Các nghiệp nhẹ không do ý thức tạo ra thì
có thể sám hối, sám hối có thể giảm nhẹ.
Nghiệp báo không phải là sự trả thù của quỷ
thần, hay sự trừng phạt của trời phật mà là sự thọ báo công bằng, sòng phẳng
theo luật Nhân Quả.
Nghiệp của mỗi người không phải là điều tiền định của sinh
mạng do một thế lực siêu nhân nào tạo ra
và áp đặt cho ta phải tuân theo và hoàn toàn do chính ta tự tạo nên do những
hành vi tạo nên quả báo thiện ác từ đời
nay hay đời trước.
Cuộc sống hiện tại dù sướng hay khổ, dù
an lạc hay khổ đau. Tất cả cũng đều chi phối bởi vô thường, vô ngã. Điều quan
trọng là chúng ta nên bình tâm thọ nhận nghiệp quả và để tâm chuyển hoá vào
việc tu học kiên trì không thối chuyển. Thực hiện Tứ vô lượng tâm Từ-Bi-Hỷ-Xả
để tạo nghiệp thiện cho kiếp tái sanh tương lai được cao hơn nữa là đạt “ giác
ngộ giải thoát” .
Hiểu được nghiệp báo, nghiệp lực, nghiệp
nhân, nghiệp quả, giúp chúng ta sống tích cực hơn trên việc cải ác tu thiện,
hướng tâm từ bi hỷ xả. Dù hoàn cảnh có éo le không như ý xãy ra đến với ta
trong cuộc sống hiện tại giúp hành giả không bi quan, không khổ luỵ sầu muộn,
không van xin cầu cứu một tha lực thần linh huyền bí nào, không than thân trách
phận, không muốn chạy trốn cuộc đời, không từ chối thân mạng.
Khi được hưởng quả hạnh phúc an lạc hay
sung túc, người ta cũng không vì thế mà si mê đắm chìm bám giữ, mà họ ra sức
hành thiện tích công bồi đức cho kiếp lai sanh.
Kinh văn có câu” Bồ Tát sợ nhân chúng
sanh sợ quả”. Bồ Tát ngăn chặn phòng ngừa việc ác từ đầu chưa phát sanh. Còn
chúng sanh quả khổ trổ ra rồi mới biết ăn năn hối cải
“Dục tri tiền thế nhân. Kim sanh thọ giả
thị, yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị”
Muốn biết cái nhân kiếp trước ta đã tạo
ra như thế nào, thì trông ngay vào sự quả thọ hiện tại. Còn muốn biết quả nhận
lãnh kiếp sau thì trông ngay vào hành vi tạo nhân của ta hiện tại.
Nếu mọi người nhận thức được: nghiệp báo,
nghiệp nhân, luân hồi, nhân quả thì họ sẽ cải thiện được cuộc sống hiện tại và
tương lai. Cao hơn nữa giác ngộ và giải thoát, luân hồi sanh tử. Làm được nhiều
điều lợi ích cho nhiều người ở mọi nơi mọi lúc, biến cuộc sống khổ đau trần
gian thành nhân gian Tịnh độ.
Hai
tư tưởng cực đoan :
Phần
đông người đời có hai quan niệm về việc con người sau khi chết :
Hạng thứ I : Tin rằng sau khi con người
chết rồi thì cái linh hồn tồn tại mãi
mãi. Người chết sinh lại làm người, thú vật chết sinh lại làm thú vật. Lối kiến
chấp này dẫn đến tác hại họ không cần tu thân sửa tánh, không sợ tội ác, không
làm việc lành, không tin nhân quả tội báo. Lối chấp này gọi là “ Thường kiến
ngoại đạo ”.
Hạng thứ II : Quan niệm rằng chết là hết,
là mất hẳn, tắt thở tim ngừng đập là không còn gì tồn tại nữa: “ Thổ lai hoàn
thổ ” thế là xong. Họ thường chạy theo dục vọng thô bạo của bản thân, mặc nhiên
làm điều tội lỗi, không tin nhân quả, đạo đức gì cả. Lại có kẻ khi chán nản
cuộc đời họ nảy sinh ra tâm lý tự tử để trốn tránh đau khổ, trốn sự thất bại,
trốn nợ đời v.v lối chấp này, rất nguy hiểm về đạo lý, trong kinh gọi là lối
chấp “ Đoạn kiến ngoại đạo ”.
---------—]–---------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét