NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TỬ TỘI
Trước cái
chết, người ta thường nghĩ gì? Điều này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, môi
trường, quan niệm tôn giáo v.v... của con người. Tuy nhiên, thuộc tính của mọi
sinh vật đều là ham cuộc sống và sợ cái chết. Đó là bản năng sinh tồn của muôn
loài. Tuy nhiên, “sinh hữu hạn, tử vô kỳ” không có thể biết chắc chắn hai điều:
Khi nào chết và sẽ chết ra sao? Chỉ trừ những con người mà hoàn cảnh cho phép
được biết cái chết chắc chắn sẽ đến với bản thân mình trong một khoảng thời
gian nào đó. Họ là những tử tội đang chờ ngày thi hành bản án.
Thông thường,
khi lâm vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, người ta thường có khuynh hướng xem
nhẹ cái chết, thậm chí còn mong chết quách cho rồi. Nhưng khi đã ở ngay ranh
giới cuộc sống và cái chết, thì bản năng sinh tồn của mỗi con người thức dậy.
Điều này đã thể hiện rõ qua những người đã tự sát nhưng vì lí do gì đó, mà
thoát khỏi tử thần. Chỉ trừ những trường hợp mất hết lí trí, hầu như không có
ai đủ can đảm tự giết mình lần nữa. Với những phạm nhân được ân giảm tử hình
xuống còn chung thân, họ như được sinh ra lần thứ hai vậy. Một tử tội được ân
giảm, khi nghe đọc quyết định được tha tội chết từ Chủ tịch Hội đồng nhà nước,
đã sụp xuống lạy cán bộ quản giáo, lạy chủ tịch nước, lạy trời đất rồi lăn ra
gần như bất tỉnh. Khi được chuyển đến trại cải tạo anh ta tâm sự: “Thà sống
suốt đời trong ngục tù, nhưng vẫn còn hơn là phải chết”. Như vậy thì cuộc sống
dù gian nan khốn khó, cực nhọc đến mấy vẫn luôn luôn là một thứ ân sủng tối
cao, quý hơn mọi thứ trên đời (người ta chạy giặc hoặc những lúc tai nạn gấp
đến với con người họ không nghĩ gì tiền bạc mà chỉ nghĩ việc thoát thân, thoát
cái chết dù là vàng bạc hay của quý họ cũng phải vứt bỏ. Như ra khơi chìm tàu
dù có khối vàng cũng phải bỏ cho nhẹ thân không bị chìm). Với những người tử
tội, trong những ngày tháng chờ chết, họ bộc lộ tất cả những gì thuộc về bản
chất, tính cách sâu kín nhất của bản thân mình, mỗi người theo một cách riêng
không ai giống ai.
********
Nhà thơ pháp: “Bạn hãy
cảm tạ thượng đế. Vì ngài đã ban cho bạn ân sủng lớn nhất là sự sống”.
Luật pháp quy
định tội nặng nhất của người phạm tội là án tử hình. Theo thủ tục hiện hành,
sau khi toà sơ thẩm tuyên bản án cao nhất là tử hình thì bị cáo có 15 ngày để
kháng án. Trong thời gian thi hành án, là khoảng thời gian mà tử tội thường suy
ngẫm về hành vi và tội lỗi của mình, ân hận tiếc nuối. Nhưng tất cả đều đã
muộn, họ không còn cơ hội thay đổi được gì nữa cả. chính vì vậy điều suy nghĩ
về cái chết trong một thời gian nào đó. Cái đề tài chết là thường xuyên nhất.
Và trước cái chết mỗi người có một cách nhìn, cách phản ứng khác nhau. Có người
đến ngày thi hành án, đã giữ được một sự bình tĩnh, tỉnh táo ở một mức độ nhất
định. Nhưng cũng không ít người lâm vào tình trạng hoảng loạn đến nỗi không thể
đứng vững được nữa.
Việc thi hành
án luôn được thực hiện vào lúc sáng sớm, khoảng 5 giờ. Vì vậy từ 4 giờ sáng trở
đi là thời điểm căng thẳng nhất đối với những tử tội. Nghe tiếng khoá mở lách
cách là tất cả như đứng tim. Trừ những người mới tuyên án. Do đó những người tử
tội đều thức trắng đêm, chờ đến thót tim bước vào khu tử hình.Tuy nhiên, một số
khác qua đêm theo cách riêng của mình. Có nhiều tử tội đêm nào cũng cầu kinh,
thậm chí có người còn oang oang rao giảng về giáo lí. Vì sống trong những giờ
phút được xem là cuối cùng của cuộc đời, nên nhiều người có cách thể hiện sâu
lắng hơn. Có người để lại những câu thơ, tuy không hay nhưng cũng thấm thía bởi
tính chân thật của họ. Có thể thấy rõ những tử tội này, vào những ngày tháng
cuối cùng của cuộc đời, cũng đã hiểu ra rằng mình phải trả giá cho hành
vi tội ác của mình một cách tương xứng, còn tội lỗi với cha mẹ, vợ con thì xin
được tha thứ bởi tất cả đã muộn.
Một số tử tù
khác thì đọc kinh. Như vụ án buôn bán heroin làm rung động và dư luận cả nước.
Bởi sự dính líu của các sĩ quan có trách nhiệm phòng chống và bài trừ ma tuý
của ngành công an. Trong đó nỗi bậc nhất là nguyên đại uý Vũ Xuân Trường một
trong tám bị cáo lãnh án mức cao nhất. Từ khi vào tù Xuân Trường luôn tìm cách
tự sát nhưng do sự quản lí giám sát chặt chẽ nên đều bất thành. Sau đó Vũ Xuân
Trường xoay sang việc thường xuyên đọc kinh Phật. Có lẽ nhờ vậy mà tinh thần
bình ổn trở lại.
Đến ngày thi hành án,
thay vì sự hoảng loạn như lúc ban đầu thì Vũ Xuân Trường lại bình tĩnh hơn các
tử tội khác, chỉ suy nghĩ rồi thở dài. Trước đó khi được nói lời cuối cùng Vũ
Xuân Trường đã phát biểu: “Tội của tôi đáng chết nghìn lần, tôi xin tạ tội với
ngành công an và tập thể chiến sĩ công an…”
Có thể nói rằng
chính cách suy nghĩ về nhận thức về những tội ác mình đã phạm phải trước đây.
Cũng như tình huống hiện tại và thực trạng trước mắt là yếu tố quyết định. Cung
cách hành xử của những người tử tội vào những ngày tháng và giờ phút cuối cùng
có khi hoàn toàn trái nghịch với bản chất con người của kẻ tử tội đã thể hiện
trước đó.
Có người lại
viết thư gởi cho thi hành án để chuyến đến cho thân nhân, yêu cầu 2 điều lấy
xác đem thiêu rồi gởi tro vào chùa, để ngày ngày vong hồn được nghe kinh và đến
thắp một nén nhang tại mộ nạn nhân đã chết dưới phát đạn của hắn. Hẳn là kẻ tử
tội này vẫn mong được quay về cửa Phật và được tạ tội ngay cả sau khi đã chết.
Tử tội Huỳnh Vĩnh Lạc
bị tuyên án cao nhất do bắn chết người chồng của bà chủ bán hàng mỹ nghệ đá
quý. Cướp 500 triệu và 33 lượng vàng cũng là một trường hợp tương tự. Đêm đêm
hắn cứ gọi tên mẹ, tên vợ và đứa con 3 tuổi rồi khóc rống lên, đập đầu vào
tường. Nhưng chỉ vài tháng sau một tử tù khác ở xà lim bên cạnh dạy cho bài
kinh ngắn là “Bát Nhã Tâm Kinh” và khuyên hắn cứ kiên trì tụng niệm hàng đêm,
thay vì cứ kêu gào vô ích. Vĩnh Lạc nghe theo và từ đó trở nên trầm tĩnh hơn.
Ngày thi hành án, khi được nói lời cuối cùng, kẻ tử tội đã dõng dạc: “Tội của
tôi đáng chết gấp trăm lần. Tôi chỉ mong được gia đình và nạn nhân tha thứ. Ly
kỳ hơn nữa là trong lá thư gởi cho gia đình, Vĩnh Lạc xin mẹ và vợ của hắn đến
tận nhà nạn nhân. Yêu cầu duy nhất của hắn là nhờ gia đình năn nỉ cho bằng được
người vợ của nạn nhân đến tận ngôi chùa để hủ đựng hài cốt đã thiêu của hắn,
thắp một nén hương và tuyên bố sẵn sàng tha thứ cho hắn. Trước những giọt nước
mắt của người mẹ và vợ của kẻ giết chồng mình và thấy rằng dù sao thì chồng
cũng không thể sống lại được nữa, người đàn bà này đã đồng ý và trước hủ đựng
tro của kẻ thủ ác bà ta nghẹn ngào: “Tôi tha cho cậu. Thôi thì vong linh cậu cứ
siêu thoát đi.....”
TRƯỚC GIỜ RA PHÁP TRƯỜNG
Vào ngày thi
hành án, khoảng 4h30 sáng, các cán bộ quản giáo mở cửa xà lim của tử tù mở ra
làm việc. Sau khi làm vệ sinh cá nhân xong. Kẻ tử tù được đưa xuống hội trường.
Tại đây đã hiện diện đủ tất cả những quan chức, cán bộ có liên hệ như hội đồng
thi hành án. Đại diện công an địa phương, viện kiểm sát, chủ tịch hội đồng thi
hành án sẽ đọc lại bản án bát đơn xin án xá của chủ tịch nước và thi hành án
của hội đồng. Có người thay vì đứng nghiêm chỉnh lại quỵ xuống ói mửa, toàn
thân run lên bần bật chỉ có thể ngồi bệt xuống đất. Dĩ nhiên tình trạng tinh
thần này được thông cảm mọi thủ tục vẫn được thi hành.
Khi xe chở tử
tội đến pháp trường và dẫn đến trụ cột tử hình thường là tội nhân không bước đi
nổi, đội hành quyết phải hai người dìu tử tội đi. Có kẻ gần như đã chết, phải
xốc nách nâng lên lê về phía cột cho đoàn đạo tỳ buộc chặt lại. Tử tội Phước
Tám ngón, giết người không gớm tay, nhưng khi được buộc chặt vào cột cũng tiểu
tiện cả ra quần vì khiếp hãi.
Bản năng sinh tồn của
mọi loài chúng sanh là “ham sống sợ chết”. Chết là một quy luật không ai tránh
khỏi và ai có sinh ra rồi sẽ phải chết, chết già hay chết trẻ ai cũng vậy. Thế
nhưng mọi người ai cũng hiểu ai cũng biết nhưng không ai vui vẻ hay an nhiên
khi biết mình sắp chết. Do đó sự ám ảnh, sự đau khổ về cái chết làm tâm trí con
người hoảng loạn lo âu hơn bao giờ hết. Bởi vậy Phật đã nói cho chúng ta biết
sanh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ và tử cũng khổ. Sanh, lão, bệnh, tử là quy
luật bất di bất dịch của chúng sanh muôn đời muôn kiếp không ai thay đổi, mà
không phải là một lần sanh tử mà là vạn kiếp sanh tử. Vì thế Phật gọi là biển
khổ trầm luân. Tuy là căn bệnh trầm kha chúng sanh vô phương cứu chữa. Nhưng
Phật dạy nếu chúng sanh nào tín sự phụng hành thì ngay trong sự đau khổ ràng
buộc tìm ra con đường an lạc và giải thoát.
Qua các câu chuyện
ngày cuối của tử tù nói trên, chúng ta thấy có nhiều người tử tội đã biết áp
dụng lời Phật dạy trong tình huống bế tắc của cuộc đời, tìm đến với lời kinh
tiếng kệ đã trấn tĩnh dược tâm trạng sợ chết và cảm nhận được sự sai trái tội
lỗi do mình gây ra biết sám hối và biết ăn năn. Dù là chỉ lời nói nhưng đã mở
ra cho họ con đường sáng mà bấy lâu nay họ chìm trong bóng tối.
Qua câu chuyện của
nguyên Đại uý Vũ Xuân Trường trong ngành công an. Thế mà vẫn biết kinh Phật,
biết tụng kinh. Như thế ta thấy sự vi diệu của Phật pháp không phải ở nơi chùa
chiền, thiền viện hay tịnh thất mà nó ngầm chứa trong mọi tầng lớp nhân dân,
mọi nơi, mọi chốn. Khi nào cần ai cũng ứng dụng được cũng có an lạc và giải
thoát.
Tụng kinh niệm Phật
tuy không hiểu hết ý nghĩa lời kinh tiếng kệ nhưng là một phương thuốc thần
diệu cứu khổ tâm và cứu khổ thân. Nếu như những ai biết áp dụng. Trong kinh
nói: “Lòng tin là mẹ đẻ của mọi phước lành và công đức”. Lòng tin dẫn đến mọi
thành công, ước nguyện và an lạc.
**********
Phật độ chúng
sanh có vô lượng pháp môn, song không ngoài 4 phương pháp:
1: Khẩu thuyết
độ
2: Trướng hải độ
(Thân thuyết)
3: Thần thông độ
(Hiện thần thông)
4: Danh hiệu độ
(Nghe danh hiệu được độ)
*****
Ngày ngày niệm
Phật, mà tâm ý lại buông lung phóng túng, dù niệm cho đến khan cổ họng, hết hơi
cũng chẳng được vãng sanh. Xét ra thật là oan uổng không?
“Nếu như thực sự
tu hành không thấy lỗi của thế gian”
Lục Tổ Đàn Kinh
Thọ mạng và giàu
sang là hai thứ quý giá trên đời ai cũng mong cầu. Giàu sang ở đây không phải
là nói đến bạn phải có nhiều tiền, mà giàu sang về cái gì? Đời sống vất chất
sinh hoạt của bạn không thiếu thốn, không cần phải dư thừa chính đó là giàu
sang.
Phú quý về cái
gì? Ở đây không đề cập đến bạn phải làm quan to chức lớn, có địa vị cao mới gọi
là quý, mà phú quý chính ở chỗ bất kể bạn làm gì, nếu mọi người nhìn thấy bạn
mà ai nấy tâm đều hoan hỉ, đều tôn kính gọi là quý. Chúng ta cần phải hiểu ý
nghĩa này, cần phải phát tâm chân chính.
*****
NGƯỜI TA HỌC
Người ta
học nhớ, còn tôi học quên
Người ta
học ngó lên, còn tôi học ngó xuống
Người ta
học nói, còn tôi học làm thinh
Người ta
học văn minh, còn tôi học đạo đức
Người ta khư khư, còn tôi buông
xả.
*********
0 nhận xét:
Đăng nhận xét