Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

TƯ TƯỞNG

 

TƯ TƯỞNG

        Nhân tố chính yếu, đến từ tư tưởng trong tâm chúng ta. Tư tưởng thiện ác, quán nhân duyên trong Đại thừa Phật pháp, nhấn mạnh nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo. Chúng ta đời này sở dĩ phú quý, vì trong quá khứ có tư tưởng bố thí; sở dĩ nghèo cùng, bởi vì trong quá khứ có tư tưởng tham lam, ưa thích tự mình chiếm giữ của cải; sở dĩ trang nghiêm, bởi vì trong quá khứ có tư tưởng nhẫn nại. Vì vậy, tư tưởng của chúng ta ảnh hưởng sâu sắc đến phương hướng của sự sống.

        Dòng chảy sự sống của phàm phu có một điểm rất đặc biệt, chính là nó có một loại “tính đẳng lưu”, có năng lực của tính thói quên. Nếu như chúng ta không học Phật, sự sống của chúng ta không thể nào thay đổi được. Trong kinh có giảng đến rất nhiều người đời trước thích nghĩ gì, thì đời nay vẫn tiếp tục sanh khởi suy nghĩ như vậy. Đời trước mình có tập khí tham lam, đời nay vẫn tham lam. Đời trước họ thích bố thí, đời nay vẫn vậy thích bố thí v.v.. Dòng chảy này có một loại năng lực giống nhau, cho đến một ngày gặp được Phật pháp, sự sống của chúng ta mới có thể thay đổi thực sự.

        Vì vậy, phương pháp duy nhất để thay đổi sự sống, chính là thay đổi tư tưởng chính mình.

        Nhưng sau khi học Phật, những tư tưởng giống nhau của chúng ta trong quá khứ bắt đầu thay đổi, sanh ra một năng lực giác ngộ. Lúc này chân vọng công kích lẫn nhau, có một số việc chúng ta thích làm, có một việc chúng ta nên làm, thích làm gì thì làm. Đó là tập khí quá khứ, nên làm thì là một loại quán chiếu trí tuệ. Nếu như từ “tôi thích” làm gì, nâng cao lên “tôi nên” làm gì, thì sự sống chúng ta bắt đầu có tiến bộ, cho nên , chúng ta buộc phải làm mạnh thêm sức quán chiếu trí tuệ.

        Ta quyết định nói với mình rằng, bây giờ không thích đi lạy Phật, nhưng tôi phát nguyện ép bắt phải lạy Phật. Tu hành chính là không ngừng kháng cự lại những tập khí trong quá khứ, chuyển biến và kháng cự lại tập khí đẳng lưu còn lưu lại trong quá khứ của mình. Quan điểm của Tịnh Độ, chướng ngại lớn nhất với sự vãng sanh của chúng ta là gì?

        Chướng ngại lớn nhất trong tâm của chúng ta là “tham luyến Ta bà”, vì thế bản nguyện của Phật A Di Đà là nhiếp trì tất cả chúng sanh, câu danh hiệu Phật đã nhiếp trì tất cả công đức vào đó. Khiến chúng ta nhớ nghĩ, chúng ta luôn nhớ nghĩ danh hiệu Phật, thì chướng ngại “tham luyến Ta bà” sẽ chấm dứt, ái không nặng thì không sanh Ta bà. Chuyển tư tưởng tham luyến Ta bà thành tư tưởng vui cầu sanh Tịnh Độ. Nếu tư tưởng không thay đổi thì chúng ta niệm Phật không thể vãng sanh. Vì tất cả pháp môn nào cũng đều không thể phủ định đạo lý các pháp nhân duyên sanh, Tịnh Độ cũng không nằm ngoài.

        Nếu không thay đổi tư tưởng, mà được vãng sanh, tức biểu thị các pháp là “tha sanh” xa lìa nhất tâm niệm này, còn có một cái chủ đạo bên ngoài đang khống chế sự sống chúng ta. Điều này giống với tư tưởng của Thượng đế rồi, cảm ứng đạo giao của ngoại đạo là phan duyên bên ngoài, sự sống của chúng ta là người quyết định. Mình sanh lên trời hay đoạ vào địa ngục là do người khác quyết định. Các pháp tha sanh, tín đồ Phật giáo không có tư tưởng như vậy, ngoại đạo mới có như vậy.

        Phật pháp dạy chúng ta các pháp nhân duyên sanh, đây là một điểm nhận thức chung cho tất cả tông phái Phật giáo. Nhân duyên này là gì? Chính là tư tưởng của mình, phải làm sao chuyển đổi tư tưởng của mình ?  Phải sanh ba loại quán chiếu:

- Quán chiếu chân như – quán chiếu công đức danh hiệu- quán chiếu Tịnh Độ trang nghiêm.

        Quán chiếu chơn như, nhớ biết tự tánh vốn thanh tịnh. Quán chiếu công đức danh hiệu, để sanh khởi “tín nguyện”quyết định vãng sanh. Quán chiếu Tịnh Độ trang nghiêm, khởi tâm nhàm chán uế độ ưa thích Tịnh Độ.

         Quán chiếu về uế độ:  Ở đời hết thảy đều chẳng vui, tất cả đều chẳng phải hạnh phúc chân thật. Chúng ta thấy quá trình truy cầu rất vất vã, lúc có được thì lo âu sợ hãi, khi mất thì ưu phiền. Đời người chẳng có chi là hạnh phúc chân thật cả. Bởi vì mỗi niềm vui có được đều hổn tạp rất nhiều chướng ngại.

        Thế giới Cực Lạc thì không giống cõi ta bà, Phật A Di Đà nhìn thấy được vấn đề này, biết chúng sanh mong cầu y phục, thức ăn, không những lãng phí rất nhiều thời gian, mà còn khiến tâm tư rất nhọc nhằn lo lắng khiếp sợ. Cho nên Phật A Di Đà bèn thiết lập  cõi nước của Ngài gọi là “Tự nhiên trên thân”, chúng ta không cần truy cầu, sẽ không sanh chấp trước, nghĩ đến thức ăn thì liền có thức ăn, nghĩ đến y phục liền có y phục .v.v… Như thế, sẽ giảm đi rất nhiều  khởi tâm động  niệm. Đây gọi là y thực tự nhiên.

        Thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà chu cấp đồ ăn thức uống, chỗ ở đầy đủ cho chúng ta, khiến cho thân tâm  có rất nhiều an lạc, những loại an lạc này sẽ không làm mình sanh ra phiền não, mà một loại an lạc tịch tĩnh.

        Ở thế gian, nếu chúng ta muốn khoái lạc thì liền phóng dật, muốn tìm cầu khoái lạc thì phải từ bỏ giải thoát. Muốn giải thoát thì phải giảm thiểu ăn uống, ngủ nghỉ, từ bỏ khoái lạc. Bởi vì chúng ta chạy theo khoái lạc thì nhất định sẽ phóng dật. Một khi chúng ta phóng dật, thì chẳng có cách gì nhiếp thọ sáu căn, chẳng thể nào tu hành được. Chỉ có ở Cực Lạc nơi kết hợp đạo an lạc và đạo giải thoát cùng nhau, có thể khiến cho chúng ta ở trong an lạc mà mỗi niệm có thể niệm Phật, niệm pháp niệm Tăng. Điều này đặc biệt, ở thế giới Ta bà không có làm được.

        Ở Cực Lạc con người thân tâm đều an lạc, có thể an ổn mà tu đạo, đây gọi là thân tâm an lạc, nghĩa là thế giới thân tâm không có chướng ngại về sanh, già, bệnh, chết, mà ở trong tâm luôn duy trì được một loại an lạc ổn định.

        Thế giới Cực lạc không có ba đường ác, chỗ ở đều do bảy báu tạo thành, thường phóng quang minh, y thực tự nhiên, thân tâm an lạc.

TƯ TƯỞNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét