NAN HÀNH ĐẠO VÀ DỊ HÀNH ĐẠO (1)
Bồ tát Long Thọ phân ra nan hành đạo và dị hành đạo. Bồ tát Long Thọ
trong tác phẩm Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, có một phẩm là Dị Hành Phẩm. Trong đó, nổi
tiếng nhất của Ngài chính là đem Phật pháp một đời, chia làm Nan dị nhị đạo, dễ
thực hành và đạo khó thực hành. Mục đích là giúp cho chúng ta tự lựa chọn, bỏ
cái khó mà chọn cái dễ.
Bồ tát Long Thọ xuất hiện vào 700 năm, sau khi Phật Thích Ca nhập diệt.
Ngài sinh trưởng trong một gia đình Bà La Môn ở Thiên Trúc. Từ nhỏ ngài đã bộc
lộ thiên tư thông tuệ, nên với những học vấn
thế gian như văn học, y học, đạo
thuật, thiên văn, địa lý, môn nào Ngài cũng am tường. Ban đầu vì chưa được tiếp
xúc với Phật pháp, hơn nữa ở Ấn Độ ngoại đạo rất thịnh hành, nên Ngài học được
loại thuật ẩn thân, rồi cùng với ba người bạn lén vào cung vua, vui đùa với các
mỹ nữ, chẳng bao lâu vụ việc bị bại lộ, bọn họ bị nhà vua cho người mai phục và
bắt được. Những người bạn đều mất mạng, nhờ vậy mà Ngài ngộ ra dục là gốc của
khổ, nên đã tìm đến Phật pháp xuất gia.
Sau khi xuất gia, chỉ trong khoảng 90 ngày, Ngài đã thông suốt ba tạng Kinh
điển Tiểu thừa. Không bao lâu sau pháp Đại thừa cũng hoàn toàn thông đạt, và
nhanh chóng được đại biện tài. Danh xưng của Ngài cũng khá đặc biệt, gắn với
câu nói: “Thỉ sinh thọ hạ, do Long thành đạo”. Mẫu thân sinh Ngài ở dưới gốc
cây, sau đó nhân duyên đắc đạo là nhờ Bồ tát Đại Long đưa xuống Long cung.
Kinh điển Phật pháp không những lưu hành ở thế gian, mà còn được bảo tồn
nơi Long cung và trên trời. Giống như Tàng Kinh các trong tự viện, nhưng còn
phong phú hơn ở thế gian rất nhiều. Bồ tát Đại Long đưa ngài Long Thọ đến Long
cung, Ngài nhìn lướt qua, thấy Kinh điển ở đây nhiều mênh mông, không thấy bờ
mé, tựa hồ như biển rộng, khiến Ngài vô cùng thán phục. Kinh Hoa Nghiêm, chính là bộ Kinh được Bồ tát
Long Thọ đem từ Long cung về. Kinh Hoa Nghiêm có ba bản, Quảng bản, Trung bản
và Lược bản. Quảng bản và Trung bản có nhiều tập, người đời không thể xem nổi.
Bồ tát Long Thọ đành lấy Lược bản, đó chính là bộ Kinh Hoa Nghiêm chúng ta được
thấy hiện nay.
Bồ tát Long Thọ thâm nhập giáo lý Đại thừa, đắc Vô sanh pháp nhẫn. Sau
đó, Bồ tát Đại Long tiển Ngài về lại đất liền, từ đó Ngài bắt đầu hoằng pháp.
Nhưng vua Nam Thiên Trúc, lúc ấy tin thờ ngoại đạo, huỷ báng Phật pháp. Bồ tát
Long Thọ hưởng ứng lệnh nhập ngũ, làm gương cho binh lính, anh dũng thiện chiến,
quốc vương liền chú ý đến Ngài, và hỏi:
Người là ai?: Tôi là người trí bậc nhất.
Quốc vương giật mình hỏi: Người trí bậc nhất sao? Vậy người có biết lúc này trên trời đang làm
gì không?
Ngài đáp: Chư thiên và A Tu La đang đánh nhau.
Sao người biết? Chư thiên và A Tu La đang đánh nhau?
Ngài trả lời: Nếu bệ hạ không tin, thì hãy nhìn xem. Lập tức, quốc vương
liền nhìn thấy, tứ chi và binh khí của A Tu La từ trên trời rơi xuống. Từ đó
ông ta mới tín phục, chấp nhận sự giáo hoá của Bồ tát.
Bồ tát Long Thọ là một vị Đại đức tài ba, được tôn xưng là Tổ sư của tám
tông phái, đức Thích Ca thứ hai. Không những ở tông Tịnh Độ, mà ở Trung Quốc cả
tám tông phái lớn của Phật giáo Đại thừa đều suy tôn Ngài là Tổ sư.
Tuy Bồ tát Long Thọ hoằng dương cả tám tông, nhưng căn cứ vào dự ký của
Phật Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Lăng Già, Bồ tát Long Thọ quy hướng về thế giới
Cực lạc.
Trong thế gian hiển dương
Pháp Đại thừa Vô thượng
Đắc Sơ hoan hỷ địa
Vãng sanh cõi Cực lạc
Bồ tát Long Thọ hiện đời chứng đắc Hoan Hỷ Địa là Sơ địa, cũng gọi là Bất
thối chuyển địa, Bồ tát chứng nhập địa này, có thể phân thân đến trăm ngàn cõi
nước Phật, trí tuệ, đức hạnh chẳng thể nghĩ bàn. Một vị Bồ tát như vậy, Ngài lại
chọn thế giới Cực lạc làm chỗ quy túc cuối cùng. Chẳng phải chỉ có Bồ tát Long
Thọ, mà Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Văn Thù, cũng đều như thế. Hàng thập địa Bồ tát
cũng đều chọn thế giới Cực lạc là Tịnh Độ để vãng sanh.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét