ĐẠO DỄ HÀNH NHỜ VÀO NGUYỆN LỰC CỦA PHẬT
Ngài Đàm Loan giải thích về đạo dễ hành như sau:
“Đạo dễ hành, nghĩa là nhờ nhân duyên tin tưởng vào đức Phật, nguyện sanh
về Tịnh độ, nương vào nguyện lực của Phật, liền được vãng sanh về cõi nước
thanh tịnh của Ngài. Nhờ Phật lực gia trì, liền được nhập vào hàng Đại thừa
chánh định, chánh định tức là được bất thối chuyển, cũng giống như đi bằng đường
thuỷ, nương sức thuyền nên được khoẻ khoắn”.
Đạo dễ hành do vì nương vào sức của Phật, nên so với 5 điều khó trong đạo
khó hành, thì không còn khó nữa:
1/ Chỉ cần tin Phật, hoàn toàn không dựa vào trí của mình, nên bị cái khó
về trí.
2/ Chỉ cần nguyện sanh Tịnh Độ, liền được điều kiện chính để thành Phật,
tâm nguyện này ai cũng có thể phát được.
3/ Nương vào nguyện lực của Phật, nên không còn cái khó của nhân xấu,
duyên ác, phá hoại.
4/ Được sanh về Tịnh độ liền được bất thoái, nên không còn cái khó của
thiện điên đảo.
5/ Nhờ được Phật lực gia trì nên không còn cái khó của tự lực.
Đối chiếu với những sinh hoạt trong thời hiện đại chúng ta dễ dàng hiểu
được về tha lực. Vì hiện nay chúng ta đang sinh hoạt trong thế giới của tha lực,
đi, đứng, nằm, ngồi, động chân, cất bước đều không rời tha lực. Ví như ta đang
nói chuyện trong một hội trường rộng lớn, nếu chúng ta chỉ dùng hơi sức của
mình để nói chuyện với mọi người trong hội
trường. Thì chỉ vài người ngồi trước mặt nghe thôi. Nhưng nhờ có loa phóng
thanh, nên dù người ngồi xa phía sau hay phía trước, thảy đều nghe cả, đó chính
là tha lực. Khoa học kỷ thuật phát triển, mọi sinh hoạt đều trong thế giới của
tha lực. Phương tiện giao thông, công cụ truyền thông, đều giúp chúng ta mau đến mau đi, nhìn xa thấy
rộng, ta thấy rõ ràng sự tiện lợi của tha lực. Điện thoại, máy bay, xe cộ, thuyền,
tàu nhất nhất đều là nương vào tha lực. Đem những thí dụ này để ta thấy rõ tha
lực trong Phật pháp của chúng ta, có đạo khó hành, có đạo dễ hành, có pháp môn
tự lực, pháp môn tha lực.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét