Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

TIỂU SỬ THIỀN SƯ LIỄU QUÁN

 

TIỂU SỬ THIỀN SƯ LIỄU QUÁN

Thiền sư Liễu Quán họ Lê, huý Thiệt Diệu, người làng Bạch mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sinh ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667). Khi 6 tuổi, ngài mồ côi mẹ, được cha đưa đến chùa Hội Tôn thọ giới với Hoà thượng Tế Viên (thiền sư Trung Hoa), được 7 năm thì Hoà thượng Tế Viên, viên tịch. Ngài ra Thuận Hoá xin học với thiền sư Giác Phong (người Trung Hoa) tại chùa Hàm Long (Báo Quốc). Sau đó một năm, năm Tân Mùi (1691), ngài phải về phụng dưỡng cha già, lấy nghề kiếm củi sinh sống và tu hành. Bốn năm sau thân phụ mất, năm Ất Hợi (1695), ngài trở ra Thuận Hoá thọ giới Sa di với Hoà thượng Thạch Liêm (người Trung Hoa). Năm Đinh Sửu (1697), ngài lại thọ Cụ túc giới với Hoà thượng Từ Lâm (thiền sư Trung Hoa).

Từ năm Kỷ Mão (1699), ngài vân du khắp nơi học pháp, sống cuộc đời đạm bạc tu hành. Đến năm 1702, ngài đến Long Sơn vào bái yết Hoà thượng Tử Dung cầu dạy pháp tham thiền. Hoà thượng Tử Dung dạy ngài tham cứu câu: “Vạn pháp quy nhứt,  nhứt quy hà xứ”. Từ đó, ngài bắt đầu tham thiền nghiên cứu công án, thời gian dài mà chưa tỏ ngộ. Một hôm tình cờ, ngài đọc Truyền Đăng Lục có câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ”thế là ngài tỏ ngộ, phá được công án và được Hoà thượng Tử Dung ấn chứng.

Từ đó ngài tiếp tục trên con đường tu hành, thiền định ở vùng núi Thiên Thai (Huế), giảng pháp ở nhiều đạo tràng, biệt xuất bài kệ 48 chữ (Thiệt Tế Đạo Đạo…) truyền thừa và chính thức khai sinh Thiền Phái Liễu Quán tại Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVIII (18). Thiền sư Liễu Quán là bậc cao tăng đạo hạnh, được triều đình chúa Nguyễn rất mực kính trọng. Từ năm 1708 - 1722, thiền sư Liễu Quán vân du hoằng pháp ở nhiều ngôi chùa, từ Phú Xuân đến Phú Yên như các chùa Thiền Tông, Viên Thông (Phú Xuân), Hội Tôn, Cổ Lâm, Bảo Tịnh (Phú Yên)… Trong thời gian này, thiền sư Liễu Quán giáo hoá được rất nhiều đệ tử, có một số đã được truyền tâm ấn, tiếp nối ngọn đèn pháp của ngài, và đệ tử của ngài tiếp tục hoằng pháp ở nhiều nơi. Có nhiều đệ tử của ngài mở rộng phạm vi hoằng dương Phật pháp vào miền Nam, đến tận vùng Đồng Nai, Gia Định, Mỹ Tho…từ đó dòng thiền Liễu Quán truyền bá khắp Đàng Trong.

Trong thời gian từ 1735 – 1740, Hoà thượng Liễu Quán không vân du hoằng pháp nữa mà trở về trú xứ tại Tổ đình Viên Thông. Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742), Hoà thượng Liễu Quán khai giới đàn tại chùa Viên Thông, đệ tử thụ giới của ngài kể cả xuất gia lẫn tại gia có tới gần 4.000 người. Cuối thu năm đó, sáng ngày 21 tháng 11 âm lịch, Hoà thượng bệnh nhẹ, ông gọi thị giả mang giấy bút tới, viết bài kệ: “Ngoài bảy mươi năm cõi sắc không/ Sắc không không sắc đã dung thông/ Sáng nay vẹn ước, về quê cũ/ Há phải tìm cầu hỏi tổ tông”. Viết bài kệ xong, ông ngồi dùng trà. Đại chúng lên làm lễ, có người than khóc. Ông nói: “Quý vị đừng khóc. Các  Đức Phật thị hiện còn nhập Niết bàn, còn tôi thì đường đi nẽo về đã rõ ràng, không việc gì mà phải khóc”. Mọi người im lặng, Thầy trò nói chuyện hồi lâu, ông hỏi: “Đã đến giờ Mùi chưa?”Mọi người đáp “Phải”. Ông nói: “Sau khi tôi đi, quý vị hãy nghĩ đến vô thường nhanh chóng của cuộc đời mà siêng năng tu tập trí tuệ, chớ quên lời dặn của tôi”. Nói xong, ông nhắm mắt mà tịch trong tư thế ngồi kiết già. Theo bia tháp của Tổ sư Liễu Quán có ghi rõ ngày viên tịch là  22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742). Đến năm 1747, nghĩa là năm năm sau sau khi thiền sư Liễu Quán tịch, chùa Thiền Tôn tạo dựng ở núi Thiên Thai (vào khoảng năm 1708) được chúa Nguyễn Phúc Khoát ban biển ngạch sắc tứ. Chùa Viên Thông được thiền sư Liễu Quán tạo dựng ở chân núi Ngự Bình. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng khính Phật pháp và đạo hạnh của ngài, chúa nhiều lần triệu thỉnh thiền sư vào phủ, nhưng ông một mực từ chối, không muốn lui tới nơi triều đình. Vì vậy, chúa thường tới chùa Viên Thông ở chân núi Ngự Bình để thăm ông và hỏi đạo pháp. Vì lý do đó, ngọn núi kia được gọi là núi Ngự.

Trong Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh), thiền sư Liễu Quán có truyền bài kệ truyền thừa Thiết Tế Đạo đạo. Liên quan đến bài kệ truyền thừa này cũng có nhiều ý kiến và chưa thống nhất về mặt chứ Hán và cách đọc âm Hán Việt -  Ở đây, chúng tôi sử dụng nghiên cứu của  tác giả Nguyễn Quốc Sử và Phan Trương Quốc Trung, bởi chúng tôi nhận thấy, quan điểm của các tác giả đưa ra hợp lý khi nghiên cứu so sánh với nhiều bản dịch, phiên âm của nhiều nhà nghiên cứu trước đây.

Bài kệ chữ Hán: ( , , , , , .

, , , , , .)

Phiên âm: Thiệt tế đại đạo/ Tính hải thanh trừng/ Tâm nguyên quảng nhuận/ Đức bổn từ phong/ Giới định phúc tuệ/ Thể dụng viên thông/ Vĩnh siêu trí quả/ Diễn sướng chính tông/ Hành giải tương ưng/ Đại ngộ chân không.

Tác giả Nguyễn Lang  (HT Nhất Hạnh) trong VN PG sử luận đã dịch bài kệ này như sau: “Đường lớn thực tại/  Biển thể tính trong/ Nguồn tâm thấm khắp/ Gốc đức vun trồng/  Giới định cùng tuệ/ Thể dụng viên thông/  Quả trí siêu việt/ Hiểu thấu nên công/  Truyền giữ lý mầu/ Tuyên dương chính tông/ Hành giải song song/ Đạt ngộ chân không”.

Thiền sư Liễu Quán có công lao rất lớn trong việc truyền bá và chấn hưng Phật giáo thời kỳ này và tạo lập một thiền phái Phật giáo mang bản sắc văn hoá Việt Nam giống như thiền sư Trúc Lâm Yên Tử. Nhận định về công trạng truyền bá và chấn hưng Phật giáo của thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán trong giai đoạn này, tác giả Nguyễn Lang  cho rằng: “Thiền sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một thiền phái linh động, có gốc rễ ở Đàng Trong. Trước ông, Phật giáo Đàng Trong mang  nặng màu sắc Quảng Đông (Trung Hoa). Ông đã Việt hoá phái Lâm Tế, và làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số Phật tử Đàng Trong. Kiến trúc, lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc. Những bài tán lễ như “Cực lạc Từ Hàng” chẳng hạn, đã hoàn toàn mang màu sắc Việt. Bốn đệ tử lớn của ông là Tổ Huấn,  Trạm Quan,  Tế Nhân và Từ Chiếu đã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn, và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp Đàng Trong thế kỷ XVIII (18) đã thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật giáo phục hưng ở thế kỷ thứ XX (20) đã dựa trên cơ sở  của môn phái tên ông.

Như đề cập ở trên, thiền sư Liễu Quán trong giai đoạn từ 1708 - 1722, ngài đi vân du nhiều nơi từ Phú Xuân đến Phú Yên…hoằng pháp và thu nhận rất nhiều đệ tử. Nhóm đệ tử của thiền sư cũng đi nhiều nơi truyền bá Phật pháp, cất chùa, am tu hành theo dấu chân Nam tiến của người Việt. Nơi nào có dấu chân người Việt ở vùng đất mới là nơi đó dần có sự hoằng truyền Phật giáo dòng Liễu Quán. Mặc dù thời kỳ này, Phật giáo Đàng Trong có nhiều phái nhưng dòng thiền Liễu Quán vẫn chiếm ưu thế. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến số lượng trực tiếp của thiền sư Liễu Quán hay đệ tử truyền thừa. Theo tác giả Nguyễn Hiền Đức, Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán có 43 đệ tử nối truyền ngọn đèn pháp của chi phái Liễu Quán, nhưng chỉ có một số vị còn truyền lại cho đến ngày nay. Cụ thể như: thiền sư Tế Mẫn Tổ Huấn, thiền sư Tế Viên Hữu Bùi (Hữu Phỉ/ Giác Viên), thiền sư Tế Dương Bửu Hiển, thiền sư Tế Hiển Bửu Dương,  thiền sư Tế căn Từ Chiếu,  thiền sư Tế Huyền Ứng Am,  thiền sư Tế Ân Lưu Quang,  thiền sư Tế Quảng Phổ Chấn, thiền sư Tế Vĩ Trường Chiếu. Trong quá trình vân du khắp nơi hoằng pháp, các thiền sư truyền thừa tiếp tục thu nhận nhiều tín đồ và lớp tín đồ đời thứ ba tiếp tục váo Nam truyền bá Phật pháp. Quá trình Nam tiến truyền bá Phật pháp, các đệ tử dòng thiền Liễu Quán lập nên nhiều ngôi chùa, góp phần quan trọng làm cho Phật giáo Bắc tông đi sâu vào đời sống tinh thần người dân vùng Tây Nam Bộ gắn với hành trình khẩn hoang, lập làng thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Dấu tích của thiền phái Liễu Quán ở vùng Nam Bộ còn khá nhiều ở các ngôi chùa, tuy vậy, theo thời gian, hiện nay, do nhiều nguyên nhân, những ngôi chùa này không ghi chép đầy đủ về quá trình truyền thừa của thiền phái Liễu Quán cũng như các thiền phái khác, đã dần đến tình trạng, lịch sử của thiền phái Liễu Quán ở các ngôi chùa bị  “khuất lấp”. Trong quá trình nghiên cứu về thiền phái này, chúng tôi phát hiện chùa Kim Cang gắn liền với dòng thiền Liễu Quán, mặc dù hiện nay, lịch sử của ngôi chùa cũng không ghi rõ về vấn đề này.

(Trích: VHPG số 420- 1-5-2024- Chùa Kim Cang trong mối quan hệ với dòng thiền Liễu Quán ở Tây Nam Bộ-  tác giả Nguyễn Trung Hiếu.)

{]{

   Đạo Thích lấy Bi để trị bạo ác, lấy Hỷ để sửa xan tham, đem bình đẳng để tiếp oán thân. Lấy nhẫn nhục để trừ sân hại. Biết người tuy chết mà thần thức vẫn còn, biết rõ hướng đi mới thọ nghiệp chuyển sanh. Thưởng có thiên đường, phạt có địa ngục. Như mẫu nặng đất,  hay khuôn đúc vàng, nếu khuôn mẫu méo, nó sẽ đức ra vật xấu xí, còn khuôn mẫu đàng hoàng sẽ tạo ra vật tốt đẹp. Đâu không phải nói suông mà mọi người tận mắt chứng kiến.

     {]{

TIỂU SỬ THIỀN SƯ LIỄU QUÁN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét